Trích trong bài “La Giang – Đức Thọ, mấy nét phác họa” - Bút ký tư liệu của Thái Kim Đỉnh
Việt Sơn, ngọn núi kết thúc dãy Thiên Nhẫn và Tùng Lĩnh, ngọn khởi đầu rặng Trà Sơn, như hai cột hoa biểu dựng trước ngõ tây bắc huyện Đức Thọ. Dưới chân hai ngọn núi ấy là “Ngã ba sông nước bốn bề” (thơ Huy Cận), nơi hợp lưu hai dòng Thâm, Phố, rót nước xuống sông La (1). Ngã ba sông, chữ Hán – Việt là “tam soa” dùng lâu ngày mà thành tên riêng. Ngã ba Tam Soa, xưa có đặt sở tuần ty để kiểm soat thuyền bè, nên cỏn gọi là Ngã ba Tuần. Từ đây sông rẽ nước quấn quanhbãi đảo Ngưu Chữ, rồi hợp làm một, lươn vòng cung về đông nam, luôn qua cầu sắt Thọ Tường, lại lượn vòng lên hướng bắc, lẹ làng vào sông Cả - Lam Giang ở Ngã ba Phủ, trước rú Rum – Lam Thành.
Đôi bờ, vùng đất nằm lọt giữa trền đông Thiên Nhận và triền bắc Trà Sơn, từ bờ đông Ngàn Sâu đến bờ nam Ngàn Cả, thời Lê sơ mang tên sông là huyện La Giang. “Lê sơ”, bắt đầu từ năm Mậu thân 1428, khi Bình định vương Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Hậu Lê, chia nước làm 5 đạo , huyện La Giang thuộc châu Nghệ An, đạo Hải Tây. Năm Kỷ sửu (1469), vua Lê Thánh Tông định bản đồ trong nước gồm 12 thừa tuyên, Nghệ An có 8 phủ, phủ Đức Quang quản lĩnh 6 huyện. Trong lời chua của “Việt sử thông giám cương mục” ghi La Sơn là một trong 6 huyện ấy. (sách “Đại Việt địa dư toàn biên” của Nguyễn Văn Siêu chép, năm Hồng Đức (1470 – 1496) đổi La Giang thành La Sơn). Nhưng theo sách “Yên Hội thôn chí” thì thời Lê Trung Hưng, tháng 10 Kỷ dậu (12/1729) Trịnh Giang lên ngôi chúa (Uy Nam Vương) kiêng húy tên La Giang đổi thành La Sơn). Đến đời Nguyễn Minh Mệnh, năm Nhâm Ngọ (1822), cũng do kiêng húy mà đổi phủ Đức Quang thành phủ Đức Thọ, huyện La Giang do phủ thống hạt (tri phủ trực tiếp cai trị, không đặt tri huyện). Sau Cách mạng tháng 8.1945, bỏ tên huyện L2 Sơn, đổi tên phủ Đức Thọ thành huyện Đức Thọ…
Ngược dòng thời gian, theo các tài liệu lịch sử, vùng đất La Giang – La Sơn – Đức Thọ bây giờ, thời xa xưa là đất Việt Thường Thị; dưới thời Bắc thuộc, đời Hán thuộc quận Cửu Chân; đời Ngô (TK III) cắt phần Nam quận Cửu Chân lập quận Cửu Đức thì ở trong huyện Việt Thường quận này; đời Tấn (TK III – đầu TK IV) là huyện Cửu Đức, quận Cửu Đức; đời Lương (TK VI) là huyện Việt Thường thuộc Đức Châu; đời Tùy (TK VI – đầu TK VII) là huyện Cửu Đức, thuộc Hoan Châu. Đời Đường, niên hiệu Vũ Đức thứ 9 (627) đặt ba huyện Yên Viễn, Đàm La, Quang Yên, thuộc Hoan Châu, năm Trinh Quán thứ 13 (640) nhập Quang Yên vào huyện Cửu Đức, Yên Viễn, Đàm La đều bỏ, đến đời Nguyên Hòa (806-821) đặt huyện Cổ La thuộc Hoan Châu. Thời Tự chủ, dưới các triều Ngô, Đinh, Lê, Lý chưa thấy sách nào ghi chép, đến đời Trần sang đời thuộc Minh, sử sách mới chép tên huyện Chi La.
Cứ như các tư liệu trên đây, thì phủ Đức Quang có nguyền gốc từ Cửu Đức, Quang Yên (2). Tên huyện La Giang xưa là Đàm La, Cổ La, Chi La đều từ tên sông La (3). Dù tên gọi từng thời kỳ có thay đổi, nhưng hai từ “Tố Đức” có từ thế kỷ thứ III và “La” có từ năm 627 vẫn tồn tại đến ngày nay.
=========
(1) Theo cách gọi ngày nay thì điểm khởi đầu sông La là ngã ba Tam Soa, còn các sách cổ đều chép sông La nguồn từ Ngàn Sâu (Thâm Nguyên) trong dãy Giăng Màn, đến xã Phúc Lộc (Hương Trạch) thì vòng lên hướng bắc, chảy về ngã ba Tam Soa, hợp lưu với sông Phố, đổ xuống sông Lam. Ở Hương TRạch hiện có thủy / địa danh La Khê (Khe La?). chưa rõ tên sông La có phải từ tên La Khê mà ra hay không?
(2) Một số nhà nghiên cứu cho rằng “Đức” là tiếng Hán – Việt mượn để phiên âm tiếng Nôm “đac” (Mường), “nac” (Nghệ Tĩnh)…có nghĩa là nước, sông nước. Thiên Đức là tên sông có từ đời Lý, vua Tự Đức đồi là Triêm Đức, dân quan gọi là sông Đuống; Nguyệt Đức là sông Cầu; Nhật Đức là sông Thương…nhưng ở vùng Đức Thọ không sông nào có tên là Tố Đức.
(3) Các địa danh này đều gốc từ thủy danh La Giang – sông La. “Đàm” trong Đàm La, nghĩa là mây phủ bầu trời, có thể do xưa là rừng rậm, mây mù nhiều (?) – “cổ” trong Cổ La là chữ phiên âm tiếng “kẻ” – Cổ La, tức Kẻ La, tên đất thế kỷ thứ IX, cũng là tên sông. Sách “Tấn thư địa lý chí” chép: “Hoan Châu đí về phía Nam qua sông Cổ La, hai ngày đến sống Đàn Đống, nước Hoàn Vương”. – “Chi” trong Chi La có nghĩa là nhánh sông. Sông La là một chi Lưu của sông Lam – còn “La Sơn” cũng gốc từ sông La, nhưng là tên đặt khiên cưỡng, vì không có núi La, La Giang cũng không phải là huyện núi.
