Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Ba đoạn tre – muôn quyển sách
 
(23h: 18-09-2011)
Nguồn: Câu đối Xứ Nghệ



Làng nọ có ông đồ nghèo, tài sản chẳng có gì ngoài sách vở, oái oăm thay, nhà ông đồ lại ở đối diện với một tay trọc phú nhà cao cửa rộng, kín cổng cao tường, trước nhà có bụi tre ba nhành tạo dáng sung túc.

Tết đến, nhà cửa trống trơn, nhìn ra ngõ thấy ba nhành tre bên nhà trọc phú, tức cảnh ông đồ đề đôi câu đối dán ngoài cọc rào:

Gia trung vạn quyển thư

Môn ngoại tam can trúc

Dịch nghĩa:

Trong nhà muôn quyển sách

Ngoài cổng ba nhành tre

Có tay xỏ lá thấy thế bèn rỉ tai lão trọc phú: “ – nó muốn chơi xỏ ông đấy, nó muốn khoe với thiên hạ nhà nó nhiều chữ, nghĩa là nó coi ông chẳng ra gì cả.”

Lão trọc phú nghe thế thì lấy làm tức tối, bèn sai đầy tớ chặt phéng bụi tre chỉ còn trơ lại ba đoạn gốc. Ông đồ hiểu sự tình, liền đề thêm vào cuối mỗi vế đối một chữ, thành ra:

Gia trung vạn quyển như trường

Môn ngoại tam can trúc đoản

Dịch nghĩa:

Trong nhà vạn quyển sách dài

Trước cổng ba nhành tre ngắn

Tay thầy dùi lại rỉ tai lão trọc phú: “- Nó biết tỏng ông chặt cụt bụi tre để phá câu đối của nó, nên nó càng cay độc hơn, dám ám chỉ nhà ông rằng nhà chỉ có ba đoạn tre cụt”.

Lão trọc phú càng thêm hậm hực, ra lệnh cho gia nhân đào trốc tận gốc bụi tre bứng bỏ đi. Nhưng lão vẫn không làm cho ông đồ hạ đôi câu đối xuống được, ngược lại ông đồ vẫn điềm nhiên nối thêm hai chữ nữa vào đôi câu đối:

Gia trung vạn quyển như trường hữu

Môn ngoại tam can trúc đoản vô

Dịch nghĩa:

Trong nhà vạn quyển sách dài còn đó

Trước cổng ba nhành tre ngắn mất rồi

Đến nước đó thì tay xỏ lá kia cũng hết cách để dùi, lão trọc phú cũng đành chịu cảnh ấm ức chờ cho mau qua ngày tết, hy vọng ông đồ sẽ sớm cất câu đối đi…

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Cô hàng chè xanh và ba anh học trò (21h: 11-09-2011)
 Câu đối giữa huyện thằng và cô học trò (22h: 31-08-2011)
 Câu đối …hát dặm (22h: 26-08-2011)
 Câu đối điếu các liệt sĩ của Nho Soàn (22h: 17-08-2011)
 Đôi câu đối chỉnh của hai vị Tiến sĩ ở Nam Đàn (21h: 15-08-2011)
 Lãng nhân chơi chữ (14h: 31-03-2011)
 Chuyện giăng hoa của Tú Xương - Sưu tầm (21h: 28-03-2011)
 Chuyện làng chơi chữ - Câu đối khóc vợ, khóc chồng (sưu tầm) (10h: 26-03-2011)
 Chuyện làng chơi chữ - Cô hàng phở goá chồng (12h: 23-03-2011)