Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Đạo Hà Tĩnh
 
(15h: 29-09-2011)
Đạo Hà TĩnhNguồn: Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại Nam nhất thống chí – quyển IV



Đông tây cách nhau 55 dặm, nam bắc cách nhau 165 dặm, phía đông đến biển 18 dặm, phía tây đến địa giới huyện Hương Sơn tỉnh Nghệ An 37 dặm, phía nam đến sơn phận Hoành Sơn Quan (đèo Ngang) thuộc huyện Bình Chính tỉnh Quảng Bình 133 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Thiên Lộc (Can Lộc) tỉnh Nghệ An 32 dặm; từ lỵ sở của đạo đi về phía nam vào kinh 437 dặm.

Phân dã

Theo thiên văn, thuộc khu vực sao Dực, sao Chẩn, về tinh thứ sao Thuần vĩ

 

Dựng đặt và diên cách

Xưa là đất Việt Thường thị đời Tần thuộc Tượng Quận; đời Hán thuộc là quận Nhật Nam; đầu đời Đường là Minh Châu và Trí Châu, sau sáp vào huyện Việt Thường, thuộc Châu Hoan (xem Nghệ An tỉnh). Nước ta thời Tiền Lê là châu Thạch Hà; đời Trần là châu Nhật Nam; thời thuộc Minh là Tĩnh Châu; đời Lê gọi là phủ Hà Hoa thuộc xứ Nghệ An, lãnh hai huyện Thạch Hà và Kỳ Anh; bản triều vẫn theo như thế. Năm Minh Mệnh thứ 12, trích lấy hai phủ Đức Thọ, Hà Hoa thuộc tỉnh Nghệ An đặt làm tỉnh Hà Tĩnh ở dưới quyền đô đốc An – Tĩnh; năm thứ 18 đặt thêm huyện Hoa Xuyên (nay là Cẩm Xuyên). Năm Tự Đức thứ 6 bỏ tỉnh, đem phủ Đức Thọ lệ vào tỉnh Nghệ An và đổi phủ Hà Thanh (tức Hà Hoa) làm đạo Hà Tĩnh, đặt một quản đạo kiêm lý huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên, hạt huyện Kỳ Anh và lệ tỉnh Nghệ An; năm thứ 17, đứng riêng làm một đạo, đặt một chánh quản đạo và một phó quản đạo, vẫn ở dưới quyền tổng đốc An Tĩnh, lãnh 3 huyện:

 

Huyện Thạch Hà: Huyện lỵ đóng liền với thành đạo Hà Tĩnh, phía đông đến biển, phía tây đến địa giới huyện Hương Sơn tỉnh Nghệ An, phía nam đến địa giới huyện Cẩm Xuyên, phía bắc đến địa giới huyện Thiên Lộc tỉnh Nghệ An. Đời Tiền Lê là châu Thạch Hà; đời Lý đổi làm huyện; đời Trần là châu Nhật Nam; thời thuộc Minh là đất hai huyện Bàn Thạch và Hà Hoàng thuộc châu Nam Tĩnh, sau sáp huyện Hà Hoàng vào bản châu; đời Lê lại gọi là huyện Thạch Hà, vì cớ trong lòng sông có đá, bản triều vẫn theo như thế, cho lệ vào phủ Hà Thanh. Năm Tự Đức thứ 6, bỏ tri huyện, do đạo kiêm lý. Lãnh 7 tổng, 55 xã thôn trang phường.

 

Huyện Cẩm Xuyên: ở phía nam đạo thành, phía đông đến biển, phía tây đến địa phận huyện Hương Sơn tỉnh Nghệ An, phía nam đến địa giới huyện Kỳ Anh, phía bắc đến địa giới huyện Thạch Hà.; thời thuộc Minh là huyện Kỳ La; đầu đời Lê sáp vào huyệ Kỳ Anh. Bản triều năm Minh Mệnh thứ 18, trích lấy 4 tổng Mỹ Duệ, Vân Tản, Thổ Ngõa và Lạc Xuyên đặt làm huyện Hoa Xuyên lệ vào phủ Hà Thanh; năm Thiệu Trị thứ nhất, đổi tên hiện nay. Năm Tự Đức thứ nhất, bỏ tri huyện do phủ kiêm lý, năm thứ 6 đổi do đạo kiêm lý. Lãnh 4 tổng, 88 xã thôn trang phường vạn. Lỵ sở và trường học của huyện trước ở xã Vân Phong, nay bỏ.

 

Huyện Kỳ Anh: ở phía nam đạo thành, phía đông đến biển, phía tây nam đến sơn phận huyện Bình Chính tỉnh Quảng Bình, phía bắc đến địa giới huyện Cẩm Xuyên. Vốn là đất huyện Hà Hoa đời Trần, thời thuộc Minh là huyện Kỳ La; đời lê là Kỳ Hoa, bản triều năm Thiệu Trị thứ nhất đổi tên hiện nay. Nguyên do phủ Hà Thanh Kiêm lý, năm Tự Đức thứ 6, đổi đặt tri huyện, do đạo thông hạt. Lãnh 4 tổng, 105 xã thôn phường vạn.

 

 

…còn nữa…


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Đạo Hà Tĩnh - phần II: Hình thế, khí hậu, phong tục, thành đạo (16h: 30-09-2011)
 Đạo Hà Tĩnh - Phần 3: Núi non (23h: 05-10-2011)
 Đạo Hà Tĩnh – Phần 4: Sông ngòi (21h: 09-10-2011)
 Đạo Hà Tĩnh – Phần 5: Khe suối (22h: 24-10-2011)
 Đạo Hà Tĩnh – Phần 6: cửa quan tấn sở, cầu đò, quán chợ (22h: 27-10-2011)
 Đạo Hà Tĩnh – Phần 7: Đàn - Miếu - đền - Chùa (22h: 25-11-2011)
 Đạo Hà Tĩnh – Phần 8: Nhân vật lịch sử từ đời Lê đến đời Nguyễn (23h: 26-11-2011)