Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Đạo Hà Tĩnh – Phần 4: Sông ngòi
 
(21h: 09-10-2011)
Đạo Hà Tĩnh – Phần 4: Sông ngòiNguồn:
- Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại Nam nhất thống chí – quyển IV
- Bổ sung tên địa danh mới theo “Từ điển Hà Tĩnh-2000”



Sông Nghèn: ở địa phận huyện Thạch Hà. Từ sông Lam chia ra chảy về phía đông nam 50 dặm đến địa phận xã Trảo Nha (Tiến Lộc, Đại Lộc) làm sông Nghèn, lại chảy về phía đông nam 10 dặm đến xã Đông Bàn Thạch (Quang Lộc) thì có một nhánh từ khe các núi Mỹ Đại, Y Lưu và Chương Mỹ ở phía tây chảy đến nhập vào làm thành sông Dừa, lại chảy về phía đông nam 8 dặm đến địa phận xã Ngọc Điền, có hai nhánh, một nhánh từ núi Nhật Lệ chảy về phía bắc đến xã Đông Lỗ (Thạch Linh) hợp lưu với nhánh từ phía tây chảy lại làm thành sông Cày, lại chảy về phía đông nam 10 dặm đến địa phận xã Hoàng Hà (Thạch Tượng & Thạch Sơn) hợp với sông Hộ, rồi chảy ra cửa Sót.

 

Sông Hộ: ở địa phận huyện Cẩm Xuyên, nguồn từ khe núi Chủ Trương chảy về phía đông nam đến địa phận xã Mỹ Duệ, chia làm hai nhánh, một nhánh chảy về đông bắc 20 dặm, đến xã Đại Nại ở phía nam đạo thành làm thành sông Nại, lại chảy về phía bắc qua các xã Trung Tiết (Thạch Quý), Đồng Môn (Thạch Đồng, Thạch Môn) và Phong Phú (Thạch Khê) 19 dặm đến xã Hoàng Hà (Thạch Tượng, Thạch Sơn) hợp với sông Nghèn rồi đổ vào của Sót. Một nhánh chảy về đông nam qua của kênh Na đến thôn Vân Đôn xã Thổ Độ gồm 20 dặm làm sông Hộ; lại chảy về đông nam 10 dặm đến ngã ba kênh thì chia làm hai nhánh, một nhánh chảy về đông đổ ra của Nhượng và một nhánh chảy về phía đông nam hợp với sông Lạc Hạ.

 

Sông Lạc Hạ: ở địa phận thôn Lạc Hạ (Cẩm Trung) về phía nam Cẩm Xuyên, nguồn từ núi Vọng Liễu chảy về phía bắc địa phận thôn Lạc Hạ thì chia làm hai nhánh, một nhánh chảy về phía đông bắc đến xã Hóa Dục (Cẩm Lĩnh) thì vào sông Hộ; một nhánh chảy về phía đông đến địa giới huyện Kỳ Anh thì vào kênh Lạc.

 

Sông Trí: ở địa phận xã Hà Trung (Kỳ Lâm) huyện Kỳ Anh có ba nguồn: một nguồn từ khe núi Mã Yên chảy về phía nam đến cầu Trí thuộc thôn Nhân Lý (Kỳ Hoa) làm sông Trí, chảy qua phía nam huyện thành đến xã Văn La. Một nguồn từ khe núi Mã Yên chảy xuống thôn Sơn Triều (Kỳ Thọ) làm sông Sơn Triều, chảy qua các xã Sơn Hà Trung và Bỉnh Lễ đến xã Văn La thì hai ngọn hợp nhau, gọi là ngã ba Văn La, lại chảy về phía nam đến xã Quyền Hành (Kỳ Trinh). Một nguồn từ đèo Ngang chảy về phía bắc quanh núi Cao Vọng rồi chảy về phía tây qua xã Hương Đình, gọi là sông Hương Đình, lại chảy về phía bắc đến xã Quyền Hành thi hai ngọn hợp lưu với nhau gọi là ngã ba Quyền Hành, rồi chảy ngoặt về phía đông đổ ra của Khẩu.

 

Kênh Lạc: ở địa phận các tổng Cấp Dẫn và Hà Trung về phía đông Kỳ Anh, phía tây giáp sông Lạc Hạ đổ ra cửa Nhượng, phía bắc chảy qua các thôn Hữu Lễ, Tuần Tượng, Yên Hạ, Duy Liệt, Phú Thượng, Vĩnh Ái, Phú Duyệt và Xuân Chữ, phía nam chảy qua các xã thôn Hoàng Giang, Sơn Triều, Sơn Luật và Hà Trung, rồi đổ ra của Khẩu. Kênh này đào từ năm Long Khánh thứ 2 – đời Trần Duệ Tông, bản triều năm Tự Đức thứ 12 lại đào, nay bị cát lấp.

 

Kênh mới Thần Đầu: ở thôn Thần Đầu (Kỳ Phương) về phía nam huyện Kỳ Anh, nước kênh đổ vào sông Trí. Đào từ năm Tự Đức thứ 12, nay bị cát lấp.

 

Sông Lạc Đạo: ở địa phận huyện Cẩm Xuyên, nguồn từ đồng ruộng các xã Nhược Thạch (Cẩm Quang) và Thạch Khê chảy vào, chia thành hai dòng: một dòng chảy qua thôn Hà Xá huyện Thạch Hà đến hai xã Hoàng Hà và Trang Châu rồi chảy vào sông Nải. Một dòng chảy về phía nam, qua thôn Hậu Côn (Cẩm Phúc) làm sông Côn, rồi đổ vào sông Hộ.

 

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Đạo Hà Tĩnh – Phần 5: Khe suối (22h: 24-10-2011)
 Đạo Hà Tĩnh – Phần 6: cửa quan tấn sở, cầu đò, quán chợ (22h: 27-10-2011)
 Đạo Hà Tĩnh – Phần 7: Đàn - Miếu - đền - Chùa (22h: 25-11-2011)
 Đạo Hà Tĩnh – Phần 8: Nhân vật lịch sử từ đời Lê đến đời Nguyễn (23h: 26-11-2011)