Nguồn:
- Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại Nam nhất thống chí – quyển IV
- Bổ sung tên địa danh mới theo “Từ điển Hà Tĩnh- XB.2000”
Cửa quan và tấn sở
Bảo Thống Lĩnh: ở thôn Xuân Sơn (Kỳ Lạc ngày nay) xã Hà Trung về phía tây đèo Ngang thuộc huyện Kỳ Anh. Dấu vết thành đá và pháo đài cũ vẫn còn. Bản triều năm Minh Mệnh thứ 13 đắp lũy đất, có binh canh giữ.
Tấn cửa Nhượng: ở xã Nhượng Bạn, rộng 24 trượng, thủy triều lên sâu 6 thước, thủy triều xuống sâu 3 thước, xưa gọi là biển Kỳ La, trong có đường nhỏ bằng đá quanh co, phía nam liền với chân động Tượng Tị, phía bắc liền với chân núi Thiên Cầm, chỗ ẩn chỗ hiện, trông như đập đá. Hồi đầu bản triều, quân ta tiến đánh Nghệ An, đốc tướng Nguyễn Hữu Dật đem thủy binh vào cửa Kỳ La đánh tan quân Trịnh, tức là cửa này.
Tấn cửa Khẩu: ở thôn Hải Khẩu, huyện Kỳ Anh rộng 40 trượng, thủy triều lên sâu 9 thước, thủy triều xuống sâu 7 thước, có tấn thủ. Lê Thánh Tông có thơ rằng:
Hà Hoa đáo xử vũ sùng triều
Hoàn hải mang nhiên tứ vọng diêu
Xúc thạch du du vân luyến tụ
Khiêu bình húng húng lãng tùy triều
Thủy Tiên đàm thượng yên hà cổ
Chế Thắng từ trung thảo mộc kiều
Túy ỷ bồng song ngâm hứng phát
Thi hoài khách tứ bội vô liêu.
Nghĩa là:
Hà Hoa vừa đến gặp mưa mai
Biển cả mênh mông bốn mặt khơi
Mến động lửng lơ mây đụng đá
Theo triều cuồn cuộn sóng qua ghềnh
Trên đầm Thủy Tiên mây ráng cổ
Trong đền Chế Thắng cây cối cao
Say dựa cửa bồng ngâm hứng động
Lòng thơ tứ khách thêm vô liêu.
Xét: xã Hoằng Lễ (thuộc đoạn Kỳ Nam đến đèo Ngang) ở phía đông nam huyện Kỳ Anh, xưa có biển Nước Mặn chứa nước ba khe Hoành Sơn, Hạ Bồ và Di Do mà chảy ra biển, nay bị cát đá bồi lấp.
Nhà trạm
Trạm Tĩnh Thần: ở thôn Thần Đầu (Kỳ Phương), huyện Kỳ Anh, phía nam đến trạm Quảng Yên tỉnh Quảng Bình 32 dặm, phía bắc đến trạm Tĩnh Sa 32 dặm.
Trạm Tĩnh Sa: ở xã Sa Xá (Kỳ Thư) huyện Kỳ Anh, phía bắc đến trạm Tĩnh Lạc 33 dặm.
Trạm Tĩnh Lạc: ở thôn Hữu Lạc (Kỳ Bắc), huyện Kỳ Anh, phía bắc đến trạm Tĩnh Khê 36 dặm.
Trạm Tĩnh Khê: ở xã Thạch Khê (Cẩm Hòa và Cẩm Quang ngày nay) huyện Cẩm Xuyên, phía bắc đến trạm Tĩnh Đan 33 dặm.
Trạm Tĩnh Đan: ở xã Đan Chế (Thạc Long và Thạch Sơn ngày nay) huyện Thạch Hà, phía bắc đến tỉnh Nghệ An.
Chợ quán
Chợ Đạo: ở xã Đại Nại, về phía nam đạo thành; lại có chợ Trảo Nha (tục gọi chợ Nghèn); chợ Ngọc Điền (tục gọi chợ Cày); chợ Bạng Châu (tục gọi chợ Nền); chợ Hương Bộc (tục gọi chợ Mới); chợ Kiều Mộc (tục gọi chơ Sơn).
Chợ Chùa: ở xã Hương Cần huyện Cẩm Xuyên; lại có chợ Xuân Lộc, chợ Mỹ Duệ (tục gọi chợ Vực); chợ Vân Phong (tục gọi chợ Hội).
Chợ Dinh Cầu: ở xã Hiệu Thuận (Kỳ Châu) phía đông huyện lỵ Kỳ Anh; lại có chợ Tuần Tượng (tục gọi chợ Voi); chợ Sơn Triều (tụ gọi chợ Triều); chợ Hoàng Lễ (tục gọi chợ Dừa).
Quán Triều: ở thôn Sơn Triều (Kỳ Thọ); quán Hạ thuộc xã Dị Nậu; quán Trại Voi ở thôn Hựu Lạc; quán Hà Trung thuộc xã Hà Trung (tục gọi là quán Ngã Tư); quán Phú Nghĩa (tục gọi quán Hỏa Hiệu): thuộc huyện Kỳ Anh.
Quán Quyền ợ thôn Quyền Đông; quán Am ở thôn Am Thị; quán Hộ thuộc Hà Luật; quán Na giáp Na Trường; quán Kho ở xã Hương Cần: thuộc huyện Cẩm Xuyên.
Quán Nãi ở xã Đại Nại; quán Trung Tiết ở xã Trung Tiết; quán Ba Giang ở xã Phù Việt; quán Ngòi Leo ở xã Cổ Kinh; quán Nghèn ở xã Trảo Nha: thuộc huyện Thạch Hà.
Cầu đò
Bến Đại Nại: tục gọi là bến Nài, ở xã Đại Nại, huyện Thạch Hà về phía nam đạo thành. Lại có bến Trảo Nha (tục gọi bến Nghèn), bến Đông Bàn Thạch (tục gọi bên Dưa); bến Ngọc Điền (tục gọi bến Cày). Các bến kể trên đều có đường quan đi qua.
Bến Hữu Lạc: ở huyện Cẩm Xuyên
Cầu Trảo Nha: tục gọi cầu Nghèn, ở xã Trảo Nha, huyện Thạch Hà (nay thuộc địa phận Can Lộc); lại có cầu Đông Bàn Thạch; Cầu Đan Chế (tục gọi cầu Ngài); Cầu Phù Việt (tục gọi cầu Tấm); cầu Hạ Lỗi; cầu Lũy (tục gọi cầu Cúc); cầu Trung Tiết (tục gọi cầu Bộc).
Cầu Phượng Hoàng: ở xã Phượng Hoàng huyện Cẩm Xuyên. Lại có câu Lai Trung; cầu Vân Phong (tục gọi cầu Vân); cầu Thổ Ngõa; cầu Lạc Xuyên; cầu Quan Duệ.
Cầu Kênh: ở thôn Yên Hạ huyện Kỳ Anh. Lại có cầu Cấp Dẫn (tục gọi cầu Nậu); cầu Hương Đình (tục gọi cầu Hương); cầu Đỗ Chử; cầu Đại Đồng (có hai cầu: một là cầu Thị Trại, một là cầu Thị Lang); cầu Mỹ Lũ (tục gọi là cầu Hà Phong); cầu Biểu Duệ (tục gọi là cầu Bàn Sành); cầu Hưng Nhân, cầu Lại Dị; cầu Quyền Hành; cầu Bỉnh Lê; cầu Phú Lâm; cầu Thần Đầu (tục gọi là cầu Khe Miếu); cầu Nhân Hòa