Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Đạo Hà Tĩnh – Phần 7: Đàn - Miếu - đền - Chùa
 
(22h: 25-11-2011)
Nguồn:
- Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại Nam nhất thống chí – quyển IV
- Bổ sung tên địa danh mới theo “Từ điển Hà Tĩnh- XB.2000”



ĐỀN MIẾU

 

Đàn Xã Tắc: ở xã Trung Tiết về phía bắc đạo thành, dựng từ năm Minh Mệnh thứ 13.

 

Đàn Xã Tắc: ở xã Trung Tiết về phía bắc đạo thành, dựng từ năm Minh Mệnh thứ 14.

 

Đàn Sơn Xuyên: ở xã Trung Tiết, về phíà bắc đạo thành, dựng từ năm Tự Đức thứ 5.

 

Văn Miếu: ở xã Đông Lỗ về phía tây bắc đạo thành, dựng từ năm Minh Mệnh thứ 14. Đền Khải Thánh chưa dựng.

 

Miếu Hội Đồng: ở xã Trung Tiết.

 

Đền Vũ Mục vương: ở dưới ngọn Long Ngâm núi Nam Giới xã Dương Luật huyện Thạch Hà. Thần họ Lê huý là Khôi, con người anh thứ hai của Lê Thái Tổ, làm đến chức Kiểm hiệu tư không bình phương sự, mất đấy, thụy là Vũ Mục (xem phần “Nhân vật: ở Thanh Hoá tỉnh chí).

 

Hai đền Thần Đầu: ở thôn Thần Đầu huyện Kỳ Anh. Thần là người bản thôn; người anh tên là Quảng Chí, người em tên là Quảng Ý (xem phần “Nhân vật”)

 

Đền Chế Thắng phu nhân: ở thôn Hải Khẩu huyện Kỳ Anh. Thần họ Nguyễn, huý là Bích Châu, cung nhân vua Trần Duệ Tông, năm Long Khánh  thứ 4, theo thuyền ngự đi đánh Chiêm Thành, đến cửa biển này, chợt có sóng dữ dội, thuyền ngự sắp đắm, Bích Châu liền liều mình nhảy xuống nước thuyền mới được yên. Sau vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành qua đây, đêm mộng thần xin nhà vua cứu, Thánh Tông bèn sai viêt hịch thả xuống nưc, trách Quảng Lợi Vương không có công trạng; được chốc lát, thì thy thi thể Bích Châu nổi trên mặt nưc, nhan sắc vẫn như sng, nhà vua sai sửa lễ chôn cất và lập đền thờ.

 

Đền Điện quận công: ở thôn Sơn Triều, huyện Kỳ AnhềThần họ Phạm, huý là Hoành, là cháu Thọ quận công người xã Phú Nghĩa, làm quan triều Lê, lãnh trấn Nghệ An, có công đánh giặc, được phong tước Điện quận công, sau khi chết hiển linh ở đây, người thôn lập đền thờ. Tương truyền thần thường hiển linh, cưỡi hổ lên núi.

 

Đền Thọ quận công: ở thôn Hưng Nhân, huyện Kỳ Anh. Thần họ Phạm, không tên, có công giúp nhà Lê đánh nhà Mạc, được phong tưc Thọ quận công.

 

Đền Diên quận công: ồ xã Trung Tiết huyện Thạch Hà. Thần họ Trần huý là Hoa, người bản xã, đời Gia Thái có công đánh nhà Mạc, phong tưc Diên quận công, chết được phong phúc thần.

 

Đền thần Lai Trung: ồ thôn Lai Trung xã Đỗ Cẩu huyện cẩm Xuyên, thờ hai vị thần: một vị họ Lê huý là Tự, đỗ tiến sĩ đời Cảnh Thống, một vị họ phan, không rõ tên, trúng tam trường thời Lê.

 

Đền thần Quyết Nhược: xã Quyết Nhược huyện Cẩm Xuyên. Thần họ Trần, không rõ tên, làm quan đến Hiến sát sứ.

 

Ba đền Quyền Hành: ỏ dưi núi Bạch Thạch thôn Quyền Hành huyện Kỳ Anh, một ngôi thờ Hào quận công Lê Thì Hiến đời Lê, người huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hoá; một ngôi thờ Thái bảo Lê Liêu đời Lê; một ngôi thờ Thiếu bảo Lê Quang Hiểu đời Lê, người xã Hải Châu huyện Ngọc Sơn tỉnh Thanh Họá. Ba vị thần này ,lúc sinh thời đều trấn thủ Nghệ An có công, sau khi chết ngưi địa phương lập đền thờ

 

CHÙA QUÁN

Chùa Cảm Sơn: ở trên núi Cảm Sơn xã Đại Nại, huyện Thạch Hà (xem phần “Sơn xuyên”).

 

Chùa núi Nghèn: ở trên núi xã Trảo Nha huyện Thạch Hà.

 

Chùa Bàn Độ: ở sườn núi Bàn Độ thôn Phú Duyệt huyện Kỳ Anh, phía tả chùa có suối, dài 7,8 trượng trên không có nguồn, dưi sâu không đáy, ngày đêm nước vẫn chảy, rất trong mát.

 

 

Chùa Phú Dn: ở xã Phú Dẫn huyện Kỳ Anh phía trưc chùa núi đá đứng sững, như hình rồng phượng, bên cạnh chùa cò khe, nưc trong mát đáng ưa.

 

Chùa Lý Nhân: trên gồ đất thôn Lý Nhân chùa rất anh linh, thề nguyền thường ứng nghiệm


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Đạo Hà Tĩnh – Phần 8: Nhân vật lịch sử từ đời Lê đến đời Nguyễn (23h: 26-11-2011)