Nguồn:
- Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại Nam nhất thống chí – quyển IV
- Bổ sung tên địa danh mới theo “Từ điển Hà Tĩnh- XB.2000”
NHÂN VẬT
TỪ ĐỜI LÊ ĐẾN ĐỜI NGUYỄN
Trần Viết Thứ. người xã Phất Nạo (Thạch Bình ngày nay) huyện Thạch Hà, đỗ tiến sĩ đời Lê Hồng Đức, làm tế tửu Quốc Tử Giám. Nhà Mạc cướp ngôi, sai người mời, Thứ không chịu khuất mà chết; sau khi nhà Lê trung hưng, truy tặng Thượng thư. Có 5 người con, đều đỗ hương cống, sau dời đến ở huyện Kỳ Anh.
Nguyễn Hoành Từ: người xã Phất Nạo huyện Thạch Hà, đỗ chế khoa đời Lê Gia Thái, là người quả cảm, có cơ mưu tài lược, phụng mệnh sang sứ nhà Mạc, nhà Mạc bắt giữ lại và dụ dỗ thay đổi chí hướng nhưng không chịu khuất, rồi nhân lúc sơ hở trôn về với nhà Lê, làm đến Tả thị lang Lại bộ; sau con cháu là Đình Quế dời đến ở huyện Thụy Nguyên tỉnh Thanh Hoá, nối đời làm tướng võ (xem Thanh Hoá tỉnh chí); Đình Tường dời đến ở xã Hương Duệ huyện Cẩm Xụyên, làm Thái bảo, tước quận công; con Đình Tường là Đình Kỳ làm đến Đô đốc, tước quận công; con út là Đình Phác làm đến Đô đốc đồng tri; cháu là Đình Trụ làm đến Đô đốc tước cẩm quận công; Đình Thực tước Hàn quận công; con Đình Thực là Đình Hoàn tước Hoán quận công, khi chết, được truy tặng Thái tể và phong phúc thần; Đình Thạch tước Tào quận công. Họ Nguyễn này là một vọng tộc ở Nghệ An.
Trần Tĩnh: người xã Ngọc Lũy (nay là Thạch Thượng) huyện Thạch Hà, đỗ tiến sĩ đời Lê Hồng Đức làm đến Ngự sử; cháu là Danh Tô" dời đến xã Ngọc Điền, đỗ hội Nguyên đời Cảnh Hưng, làm đến cấp sự trung; con Danh Tố là Phương Bính có tài hoa học thức, cuối đời Lê không đi thi, lúc quân Tây Sơn kéo ra Bắc, Phương Bính dời nhà đến ở xã Nga Khê huyện Thiên Lộc, mưu tính việc khởi binh. Nguỵ tướng là Thận nghe tiếng, cho người đến triệu nhưng Danh Bính không theo, sau Thận sai người bắt phải đến, đi đến sông Lam, Danh Bính nhảy xuống sông, nhưng người ta cứu chữa cho sống lại. Đến nơi, Thận bắt ép phải lạy, Danh Bính không chịu lạy, cho ăn không chịu ăn. Thận biết không thể nào khuất phục được, bèn ủy rồi cho về; về đến Nga Khê, tụ họp dân chúng đánh Nghệ An, quân kéo đến núi Bân Xá, gặp quân địch, thì tan vỡ. Danh Bính đọc câu thơ: “Báo quốc vô trường sách; Tuỳ thân hữu đoản đao”, nghĩa là: “Không có kế hay để báo nước, sẵn con dao nhỏ đeo bên bèn tự vẫn”. Bản triều năm Tự Đức thứ 12, cho thụy là Trung mẫn, liệt thờ đền Tiết nghĩa đời Lê.
Ngô Cảnh Hựu: người xã Trảo Nha huyện (nay là hai xã Tiến Lộc và xã Đại Lộc huyện Can Lộc) Thạch Hà, tiên tổ làm tướng võ, khi nhà Mạccưe ngôi nhà Lê, bỏ quan về Nam đi theo vua Lê Tran Tông, trận đánh ở Đường Hào có công, được thăng chức Hữu đô đôc Bắc quân, sau lại đánh bại đươc Mạc Đôn Nhượng ở núi Tam Điệp. Sau khi khôi phuc Kinh sư, định công đánh dẹp, Cảnh Hựu được phong Thiếu bảo. Con cháu thì Ngô Phúc Lâm đỗ tiến Sĩ đời Cảnh Hưng làm đến Thiếm đô ngự sử; Đình Hoàn đỗ tạo sĩ đời Cảnh Hưng làm Đô đốc; khi Tây Sơn kéo quân ra Bắc trận đánh ở bến Thuý Ái, Đình Hoàn và hai người con đều chết trận, thiếp là Phan Thị Thuấn được tin cũng trầm mình tự tử (có truyện riêng chép ở sau).
Mai Đức Bá: người xã Lỗi Thạch, huyện Thạch Hà đỗ tiến sĩ đời Lê cảnh Thống, làm Hiến sát sứ; khi nhà Mạc tiếm ngôi, bỏ quan về làng.
Nguyễn Quan Thạch: người xã Đông Lỗ (trước là Tôn Lỗ - nay là phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh và xã Thạch Đài) huyện Thạch Hà, đỗ tiến sĩ đời Lê cảnh Trị.
Nguyễn Văn Thoan: người xã Chi Châu huyện Thạch Hà, đỗ tiến sĩ khoảng đời Lê Dương Hoà, làm quan đến tự khanh.
Nguyễn Tất Bột: người xã Đông Lỗ, huyện Thạch Hà; ông là Tất Vinh, người huyện Đông Thành, làm quan triều Trần, khi nhà Trần mất, Tất Vinh lánh đến ở xã Đông Lỗ. Tất Bột đỗ tiến sĩ đời lê Quang Thuận làm quan đến tự khanh.
Phan Viên: người xã Đông Bàn (Thạch Liên ngày nay) Thạch huyện Thạch Hà; đỗ tiến sĩ đời Đại Bảo, làm đến tế tử; con là Ưng Toản, đỗ tiến sĩ đời Hồng Đức, cũng làm đến tế tửu.
Nguyễn Hộc: người xã Cổ Kênh (Thạch Kênh ngày nay), đỗ tiến sĩ đời Đại Bảo, làm Hàn Lâm viện.
Nguyễn Tôn Khiêm: người xã Bàn Thạch (xã Quang Lộc – Can Lộc ngày nay), huyện Thạch Hà, đỗ tiến sĩ đời Thái Hoà.
Nguyễn Dương Cốc: người xã Đan Chế (trước là Đan Liên – Thạch Long ngày nay), huyện Thạch Hà, đỗ tiến sĩ đời Đoan Khánh, làm đến Giám sát ngự sử.
Nguyễn Bật: người xã Trảo Nha huyện Thạch Hà đỗ tiến sĩ đời Quan Thiệu, làm đến Giám sát-ngự sử.
Nguyễn Phi Hổ: tiên tổ là người xã Bằng Trình huyện Thụy Nguyên xứ Thanh Hoá, dời đến ở xã Đồng Lưu (trước là Kim Đô – Thạch Lưu ngày nay), huyện Thạch Hà; ông tổ là Phi Sài, có công đánh Mạc, giúp nhà Lê trung hưiig. Hổ đỗ tiến sĩ đời Vĩnh Khánh, làm đến Thiêm dô ngự sử.
Vũ Tá Sắt: người xã Hà Hoàng (Thạch Hạ và Thạch Trung, TP Hà Tĩnh ngày nay) huyện Thạch Hà, đời Cảnh Hưng trấn thủ xứ Sơn Nam, đánh nhau với Nguyễn Hữu cầu, bị trúng đạn lòi con ngươi; Sắt móc lấy con ngươi nuốt luôn vào bụng, rồi lại thúc quân tiên đánh, mọi người đều phục là dũng, nên có câu “gan Thạch Hà”. Lại có người cùng họ là Vũ Tá Kiên đỗ tạo sĩ khoảng đời Bảo Thái, chết theo nạn nước; Tá Liễn, Tá Lý, Tá Quán, Tá Đoan đều có công coi binh trong các đời Vĩnh Hựu, Cảnh Hưng.
Nguyễn Tiến Lâm: người xã Hà Hoàng, cuối đời Lê làm đến chánh đội trưởng, năm Giáp Ngọ Tây Sơn ra Bắc, quan trấn thủ cấp ngựa voi cho Tiến Lâm về quê chiêu mộ người nghĩa dũng, lại sai người em là Đình Tần hiệp sức đánh giặc. Khi quân Tây Sơn từ Thăng Long kéo về, đến giang phận sông Hộ, anh em Tiến Lâm tay cầm đoản đao phục ở chỗ hiểm giết được rất nhiều giặc, giặc phải kiêng lánh; sau đến Hương Sơn dấy binh, đánh nhau với nguỵ đô đốc (người xã Mỹ Duệ huyện cẩm Xuyên, không rõ họ tên) ở đồn Qui Hợp, bị chết trận. Bản triều, năm Gia Long thứ nhất, có chiếu bổ một người con chức cai đội.
Lê Tự: người xã Đô Cầu huyện Cẩm Xuyên, đỗ tiến sĩ đời Lê Cảnh Thống, nay làm phúc thần trong xã
Dương Chấp Trung: người xã Lạc Xuyên (trước là Sài Xuyên – nay là xã Cẩm Lạc) huyện cẩm Xuyên, đỗ tiến sĩ đời Thái Hoà làm đến Đại Lý tự khanh.
Biện Oanh: người xã Mỹ Duệ (trước là Hoa Quệ - nay là Cẩm Duệ) huyện Cẩm Xuyên, đỗ tiến sĩ đời Thuận Bình làm đến Giám sát ngự sử.
Lê Phúc Nhạc: người xã Dư Lạc (Cẩm Lạc ngày nay) huyện cẩm Xuyên, đỗ chế khoa đời Gia Thái, làm đến Hữu thị lang Lễ bộ.
Lê Quảng Chí: người thôn Thần Đầu huyện Kỳ Anh, tư chất thông minh, đọc sách chỉ liếc mắt qua cũng hiểu hết nghĩa, năm 25 tuổi đi thi khoa Mậu Tuất, văn bài đáng đỗ trạng nguyên, nhưng vua Thánh Tông thấy diện mạo không được đầy đặn, nên lấy đỗ bảng nhãn. Ông làm quan, bàn luận công việc thường dẫn việc đời xưa đời nay; giảng giải nghĩa lý, vua Lê kính trọng gọi là tiên sinh, làm đến Đông các đại học sĩ. Văn chương của ông làm mực thước cho đương thời, hiệu là Hoành Sơn tiên sinh. Chết truy tặng Thượng thư và phong phúc thần. Em là Quảng Ý, đỗ đồng tiến sĩ đời Cảnh Thông, làm Hàn Lâm viện kiêm lãnh Tứ thành binh mã, tước Bảng quận công, chết được phong phúc thần.
Lê Thát: người thôn Hữu Lễ (xã Kỳ Phong ngày nay) huyện Kỳ Anh Đời Lê Trung Hưng, Thát ứng nghĩa, có công đánh Mạc, làm đến Chưởng phủ sự, Thái phó tước Lan quận công, chết phong phúc thần.
Nguyễn Văn Tuần: người xã Án Đổ (Trước thuộc Tổng Cấp Dẫn) huyện Kỳ Anh. Lúc bản triều trung hưng, Tuần hết lòng tin theo, làm đến Hiệp trấn Bắc Ninh. Con là Văn Vi cũng làm đến Bố chánh Thái Nguyên và Cao Bằng
Trương Quốc Dụng: người xã Phong Phú (Thạch Khê ngày nay) huyện Thạch Hà, đỗ đồng tiến sĩ đời Minh Mệnh; đời Tự Đức làm Thượng thư Hình bộ, sung Thống đốc quân thứ Hải-An, thu phục phủ Bình Giang; giải vây tỉnh Hải Dương, thăng Hiệp biện đại học sĩ. Năm Tự Đức thứ 17 bị chết trong chiến dịch La Khê ở Quảng Yên, tặng Đông các đại học sĩ.
Nguyễn Hoàng Nghĩa: người xã Hà Hoàng huyện Thạch Hà, đỗ đồng tiền sĩ đời Minh Mệnh làm đến Tri phủ.
Nguyễn Thành Doãn: người xã Đồng Môn (Thạch Đồng và Thạch Môn ngày nay), huyện Thạch Hà, đỗ đồng tiến sĩ đời Tự Đức, chưa ra làm quan thì chết.
Lê Đức: người xã Nguỵ Dương huyện Thạch Hà, đỗ tú tài đời Minh Mệnh, có học hạnh, giỏi thơ; năm Tự Đức thứ 4, có lệnh triệu vào Kinh; sau từ tạ xin về. Tníđc tác có Mộng viên thỉ tập.
Dương Văn Phong: người xã Mỹ Duệ huyện Cẩm Xuyên, làm cai đội. Năm Minh Mệnh thứ 14 tòng chinh bị nghịch Nông Văn Vân bắt, cho ăn không chịu ăn, dụ cho làm quan không nhận, giặc bảo dẫn đến thành Cao Bằng để gọi binh sĩ trong thành ra hàng, Văn Phong nhận lời. Khi đến dưới thành, Phong liền hô to rằng: “Binh sĩ trong thành nên cố sức giữ, nay mai viện binh sẽ đến đấy”, giặc nổi giận, bèn xẻo lưỡi cho chết. Năm Tự Đức thứ 10, truy tặng Quản cơ.
Đặng Văn Khải: người xã Đại Nại huyện Thạch Hà, đỗ cử nhân đời Thiệu Trị, làm Viên ngoại lang Hình bộ. Năm Tự Đức thứ 17 tòng chinh, bị giặc giết, tặng Lang trung.