Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Bài ca về các tiết mưa trong năm ở vùng Nghệ Tĩnh
 
(10h: 04-03-2012)
Bài ca về các tiết mưa trong năm ở vùng Nghệ TĩnhKho tàng ca dao tục ngữ Xứ Nghệ - ca dao Yên Thành



- Tháng giêng qua tiết lập xuân
Thì có Vũ Thủy cứ tuần ứng theo;

- Tháng hai là tiết Hoa Triêu (1)

Cũng có mưa xuống tuôn dào cho hoa;

 

- Mưa cho ló tốt tháng ba

Ấy tiết Cốc Vũ lại là không sai;

 

- Tháng tư Tiểu Mãn mưa rai,

Lại thêm mưa mộc mưa mai chín vàng (2);

 

- Tháng năm có tiết Đoan Dương (3)

Ngày ấy mưa xuống lo lường lắm sâu;

 

- Tháng sáu thượng tuần là đầu

Có mưa mới có được mùa về thu;

 Ngày cày kẻ cấy đua nhau

Máu Rồng truyền lại từ lâu đến giừ (4)

 

- Tháng bảy là tháng thu sơ

Mưa  ngâu lác đác hẹn hò sao Ngưu;

 

- Tháng tám là mùa chọi trâu

Mồng mười ngày ấy chẳng hầu chút sai;

 

- Những ngày hăm mốt, hăm hai

Thái Tông, Thái Tổ chẳng sai đâu là;

 

Mồng năm tháng chín rươi ra (5)

Cũng có mưa lớn người ta đã tường;

 

- Mồng chín tháng chín trùng dương (6)

Mưa mà được lớn tục truyền truyện xưa:

Cha con sắm sửa cày bừa

Chăm nghề cày cấy nhờ mưa gặp tuần;

 

- Hai mươi tháng mười đã gần

Lỗ cá mưa lấp hết tuần mưa to (7);

 

- Tháng một, tháng chạp về sau (8)

Thì là mưa tuyết năm đâu cũng về

Một năm kể có mấy kỳ

Người xưa đã dặn vậy thì không sai.

 

======

(1)   Hoa Triêu: tiết mưa hoa vào ngày 12 tháng hai âm lịch

(2)   Mưa Mai: hay còn gọi Mưa Mơ, tiết mưa cho mơ chín bói

(3)   Tiết Đoan Dương: hay còn gọi là tiết Đoan Ngọ vào ngày mùng năm tháng năm. Trong tuần có tiết này mà mưa thì sâu nở nhiều, cần phải đề phòng chống chọi nạn sâu phá hoại mùa màng.

(4)   Mưa Máu Rồng: tiết mưa ở thượng tuần tháng sáu được nhân dân cho là “máu rồng”. Tiết mưa này rất quan trong, có mưa thì mới được mùa vụ thu, nếu thượng tuần tháng sáu không mưa thì dễ  mất mùa như chơi

(5)   & (6)Còn có câu khác: “Hai mươi tháng chín mưa rấp trộ rươi, hai mươi tháng mười mưa rấp trộ cá, là những cơn mưa báo hiệu mùa rươi, mùa cá đã đến

(6)   Còn có câu khác: “Mồng chín tháng chín co mưa/ Cha con đi sớm về trưa mặc lòng/ Mồng chín tháng chín không mưa /  Cha con bán cả cày bừa mà ăn”. Mồng chín tháng chín còn gọi là Tết Trùng Cửu, theo kinh nghiệm của nhân dân, nếu tuần có tết Trùng Cửu mà có mưa thì vụ mùa thắng lợi, còn như mà không mưa thì mất mùa cầm chắc.

(7)   Tháng một, tháng chạp: là tháng mười một, mười hai hàng năm, chứ không phải tháng một đầu năm. Tháng một dương lịch gọi là tháng giêng trong âm lịch. Mưa của các tháng này không có giá trị báo hiệu về lợi ích mùa màng.


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Vè chiêm nghiệm về mưa của nhân dân Nghệ An – Hà Tĩnh (21h: 29-02-2012)
 Ca dao tục ngũ dự đoán về mưa bão của các địa phương vùng Nghệ An – Hà Tĩnh (23h: 24-02-2012)