Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Từ điển tiếng Nghệ An - Hà Tĩnh
 Giai thoại Đồ Nghệ
 Kho tàng truyện dân gian Nghệ An - Hà Tĩnh
 Đó đây quê mình Nghệ - Tĩnh
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Về con cá gỗ của ông đồ Xứ Nghệ
 
(16h: 11-03-2012)
Về con cá gỗ của ông đồ Xứ NghệNguồn tư liệu: Trích trong cuốn “Tìm trong di sản văn hóa Xứ Nghệ”
Tác giả: Đào Tam Tĩnh
Ảnh: sưu tầm Internet


Trong quá trình biên soạn sách “Khoa bảng Nghệ An”, tôi cứ nghĩ mãi về hình ảnh con cá gỗ được gán ghép cho tính cách kiệm ước của Nho sinh và thầy đồ Xứ Nghệ, nhưng càng nghĩ tôi càng tự hào thêm về họ, vì họ đã dám vượt khổ để vươn tới tương lai tốt đẹp, với khát vọng lớn lao, muốn được đổi đời, muốn được cống hiến nhiều cho xã hội qua học tập, rèn luyện ý chí để thành danh trong khoa bảng, quan trường.

Nhân một chuyến điền dã ở Quỳnh Lưu, tôi may mắn được gặp thầy Hồ Hữu Thình, dạy học ở trường cấp ba Quỳnh Lưu III và được thầy đọc cho nghe một vế đối:

Ông đồ Nghệ ngày xưa, con cá gỗ làm nên sự nghiệp”.

Theo chuyện kể dân gian, thì trong có các thầy đồ: thầy đồ Bắc, thầy đồ Nam, thầy đồ Thanh, thầy đồ Quảng…thầy đồ Nghệ được nhân dân nhiều nơi mến mộ hơn cả. Họ hay chữ, tiết tháo, có tình nghĩa và đào tạo được nhiều người thành danh. Không rõ từ lúc nào mà người ta gán cho Ông đồ Xứ Nghệ câu chuyện:

“Thuở lối học chi, hồ, giả, dã còn được trọng dụng. Đầu năm các ông đồ Xứ Nghệ thường đeo khăn gói lên đường, đi khắp bốn phương, tìm nơi truyền bá chữ nghĩa của Thánh hiền. Đường xa, các thầy thường đeo theo mo cơm với con cá…gỗ. Đến buổi ăn, thầy vào cái quán bên đàng để ngồi chờ và xin chút nước mắm. Các gỗ được chạm vẽ tinh vi, lại phết qua lớp sơn mỏng, bỏ vào bát nước mắm, óng ánh như cá rán mỡ, đẹp mắt và ngon miệng. Cơm ăn hết, nước mắm vơi, thầy đồ được tiếng là sang trọng, cá vẫn hoàn …cá!”.

Chuyện con cá gỗ cũng được ghép cho lớp Nho sinh Xứ Nghệ khi vác lều chõng đi thi Hương, thi Hội, vì họ đa số thuộc tầng lớp con nhà nghèo hiếu học, khi đi thi, xa nhà không có nhiều tiền lệ phí phải dè xẻn, tiết kiệm trong ăn uống để dành tiền mua thêm giấy bút học hành, thi cử.

Người Xứ Nghệ đi các nơi thường bị trêu chọc là “Dân cá gỗ” và có người đã nổi khùng vì chuyện này, nhưng đa số lại cảm thấy tự hào vì đó chính là người Nghệ với tính tiết kiệm, trọng nghĩa, trong sạch, cần cù lao động…Bác Hồ thường tự hào kể “Sự tích cá gỗ” của Xứ Nghệ. Sau cách mạng, Bác làm việc ở Bắc bộ phủ và thường cùng cán bộ, nhân viên ăn cơm trưa ở nhà ăn tập thể. Thức ăn chẳng có gì mấy, khi “sang” thì có thêm đĩa cà pháo, dưa muối, cá khô, thỉnh thoảng có món nhút Thanh Chương do bà con Nghệ An gửi ra biếu. Bác thường dặn phải ăn cho hết, đừng để thức ăn thừa trong bát đĩa. Anh em đùa, gọi như thế là “ăn theo tác phong Hồ Chủ Tịch”. Bác thường nói chuyện ngày xưa trong bữa ăn. Có lần Bác hỏi:

-        Các chú có biết cá gì không có xương không?

-        Thưa Bác, đó là cá biển hay cá sông ạ?

Thấy anh em hỏi lại, Bác hơi mỉm cười:

-        Không phải cá sông, mà cũng không phải cá biển.

Mọi người ngạc nhiên. Bác lại cười bảo:

-        Các chú không biết à? Đó là con cá…gỗ

Anh em cùng cười vui vẻ…

Lại trong một dịp sang thăm Nước Cộng hòa dân chủ Đức, Bác đã nói chuyện vơi bạn: “quê tôi có một loài cá không sống dưới nước”. Mọi người ngạc nhiên. Bác cười trả lời: “ - Đó là cá gỗ” và Bác vui vẻ kể chuyện “Sự tích cá gỗ” của Xứ Nghệ cho bạn nước ngoài nghe.

Bác Hồ đã thật sự tự hào là người sinh ra ở Xứ Nghệ “Cá gỗ”. Bác đã tiếp thu những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp trong tính cách người Nghệ và tự rèn luyện mình thành một vị lãnh tụ vĩ đại, đạo đức, tư tưởng trong sáng tuyệt vời, được toàn dân nước Việt Nam noi theo và được cả thế giới trân trọng, công nhận là “anh hung giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của thế giới”.

Tôi khôg rõ con cá gỗ ngày xưa được làm như thế nào? Nhưng hiện tôi sưu tầm được một con cá gỗ tuyệt đẹp. Cá có kích thước: dài 14,5cm; ngang 7,2cm, được khoét tạo thành lòng như một cái thìa múc canh. Chính giữa lòng có một chữ “Lộc” và vòng hoa văn đều được thiếp vàng, nổi rõ lên trên nền đen của cá. Mặt sau của cá có tạo hình lớp lớp hoa văn sóng nước.

Con cá gỗ với chữ “Lộc” trong vòng hoa văn dây lá (cũng là lộc) trên đây sưu tầm trên đất Nghệ, không còn đơn giản là biểu tượng cho tính kiệm ước của người xứ Nghệ, mà nó còn là biểu tượng cho một khát vọng vươn lên trong cuộc sống tốt đẹp của người Xứ Nghệ: “Con cá gỗ làm nên sự nghiệp”.

Ý kiến bạn đọc:
Nguyễn Văn Hùng

     Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2008

     Hoài Thu yêu quý!

     Chú vừa nhận được tin là cháu đã trúng tuyển vào Trường Đại học Hà Tĩnh. Chú gửi tới cháu lời chúc mừng nồng nhiệt! Sau 12 năm miệt mài đèn sách, được sự yêu thương của ông bà, bố mẹ, sự ân cần giảng dạy của thầy - cô giáo, sự cổ vũ của các bạn, cháu đã có một sự nỗ lực hết sức tuyệt vời.

     Kết quả đó, trước hết thuộc về cháu, niềm vui đó sẽ là món quà tinh thần vô giá đối với họ tộc, ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo và các bạn của cháu. Ngày cháu tựu trường, chú không về chung vui được, chú bày tỏ niềm vui khôn xiết ấy qua đôi dòng tâm sự mong muốn cháu tiếp tục cố gắng hơn nữa để gặt hái nhiều thành công trên con đường học vấn. Hoài Thu yêu quý! Chú không có điều kiện bên cháu nhiều nhưng qua mỗi lần về thăm quê, chú đều được nghe thầy cô, anh em, chú bác kể về ý chí vươn lên học giỏi của cháu, điều đó chú hết sức cảm kích. Chú mong rằng, giảng đường Đại học sẽ tiếp tục bổ trợ thêm kiến thức học vấn cho cháu. Rồi đây sự trang bị của tri thức nhân loại, cháu sẽ trưởng thành hơn, đóng góp nhiều thành tích, niềm vui cho gia đình, họ tộc và xã hội. Ước mong của chú, cầu mong của bố mẹ có lẽ cũng giống với suy nghĩ của cháu. Giờ chú muốn kể một câu chuyện cho cháu nghe! Qua câu chuyện đó, chú muốn cháu cùng suy ngẫm và gửi hồi âm cho chú. Trước hết, chú kể chuyện về chú nhé! Cháu có đồng ý như vậy không? Chuyện là thế này nhé:

      Cách đây 6 năm, trước lúc chú lên đường đi học chuyên nghiệp, ông Tùng đã gặp chú và căn dặn chú như sau: “Mình là con nhà nghèo nên con tập trung cho việc học là chính. Xã hội họ giàu sang nên người ta có thể ăn ngon, mặc đẹp, con cứ lấy câu chuyện “Cá gỗ” ra mà thực hiện với mình”. Lúc đó chú không biết “cá gỗ” là gì cả. Ông Tùng giải thích đại ý là sinh viên nghèo đi học thì không có tiền mua thức ăn nhiều nên đến bữa vào bếp ăn thì chỉ mua cơm và xin thêm nước mắm rồi đưa sẵn con cá làm bằng “gỗ” ra “chấm mút”. Nhìn qua người ta cứ nghĩ là mình có cá ăn với cơm. Sau này đi học, chú mới tìm hiểu thực hư câu chuyện này. Chú kể cụ thể hơn để cháu hiểu. Bởi đây là một câu chuyện có thật. Ở huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An có một dòng họ con cháu học giỏi lắm. Đó là dòng họ Hồ. Ngày đó, có một cậu thanh niên trong dòng họ Hồ đã trải qua 3 kỳ thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình. Sau đó chuẩn bị cho kỳ thi để được phong làm Trạng nguyên, cậu ta ra Thăng Long (nay là Hà Nội) để dự thi. Cuộc sống của cậu ta hết sức vất vả vì ở quê ra, hết sức nghèo khổ nhưng cậu ấy luôn luôn cần mẫn học tập. Thời gian đầu, cậu có tiền ăn cơm nhưng sau một thời gian tiền không còn nhiều, cậu để dành cho việc mua bút giấy nên cứ đến bữa trưa, bữa tối cậu đến quán cơm mà ngày thường cậu đã từng ăn đó. Cậu ta mượn cái nồi cơm của chủ quán để về nấu nhưng sau khi mang nồi đến trả cho chủ quán thì nồi được lau chùi sạch sẽ. Nhiều lần như thế, cô con gái của chủ quán nẩy sinh nghi ngờ và bắt đầu theo dõi cậu. Một hôm cô gái này đã theo sau bước chân của cậu và phát hiện, sau khi mượn nồi cơm về, cậu ta “nạo vét” toàn bộ số cơm cháy trong nồi để ăn. Suốt thời gian dài như thế, cậu ta đã tồn tại cuộc sống của mình để theo học từ những “miếng cơm cháy” như thế. Nhìn chàng trai hiền lành, có ý chí học tập mà nhà lại nghèo đói, cô gái này đem lòng thương yêu. Chính vì thế, cứ đến lúc cậu này ra quán mượn nồi về thì cô gái đã chủ động không lấy hết cơm trong nồi mà cố ý dành lại một ít. Nhờ thế mà những “bữa ăn” sau đó của chàng trai được “cải thiện” hơn. Nhưng rồi một thời gian sau, cậu ta lại nghi ngờ là tại sao thời gian này cơm trong nồi không được lấy ra hết và cuối cùng cậu ta biết là mình đã bị lộ nên cậu đã không đến quán mượn nồi nữa. Hai ngày không thấy cậu này đến quán mượn nồi, cô gái kia đã tìm đến nơi ở của cậu và gặp cậu đang bị sếu (xỉu), người toát mồ hôi. Cô gái đã đem chuyện này ra kể với bố mẹ, bố mẹ cô quyết định đưa cậu về nhà nuôi ăn học. Không phụ lòng người tốt, cậu đã thi đỗ Trạng nguyên vào năm thi đó. Nhà vua thấy cậu ta rất thông minh và nhả ý sẽ bố trí chức quan lớn trong Triều cho cậu nhưng với một điều kiện là cậu phải lấy công chúa là con gái của Vua. Nhưng cậu này đã từ chối tấm lòng của nhà Vua và xin phép Vua được về quê làm một chức quan nhỏ để đáp lại ân tình đối với cô gái đã bao năm giúp cậu học thành tài. Và rồi tình người sâu nặng, cậu ta đã lấy cô gái kia làm vợ, họ đã sống với nhau rất hạnh phúc cho đến trọn cuộc đời.

     Ngày nay ở Hà Nội, con cháu của họ có hàng ngàn Giáo sư, tiến sĩ đang ngày đêm lao động, đóng góp công sức, trí tuệ vào dựng xây quê hương, đất nước....

======

Phlanhoa hồi đáp:

     Gửi bạn Nguyễn Văn Hùng!

     Cám ơn bạn đã gửi bức thư tâm huyết đầy cảm động của mình cho vidamdodua.com. Chỉ hơi tiếc một chút, nếu bạn có một chút tư liệu về tên thật cụ thể của vị Hồ Trạng nguyên đó, thì Phlanhoa đã có thể xây dựng bức thư của bạn thành một bài viết mới về cá gỗ mang tính văn hóa lịch sử Xứ Nghệ.

     Chúc bạn và cháu gái vui vẻ, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sông1

 

Tran Thi Hien

La nguoi con Ha Tinh toi tu hao ve mot vung que moc mac don so nhung chan chua tinh thuong tinh doan ket.Duoc tim hieu ve lich su cua xu Nghe toi cang tu hao hon vi tinh chiu thuong chiu kho cua nguoi dan que minh,vuon len trong moi kho khan de co duoc thanh cong nhu ngay hom nay.Hy vong rang chung ta se co gang hon nua de giu gin nen van hoa nay


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Nguyễn Du làm lễ cầu hồn Khuất Nguyên trên bến sông Tương (12h: 18-08-2010)
 Bà Tú Ý (22h: 23-02-2012)
 Con đường chí hướng Nguyễn Thiếp đã sai lệch ở đâu trong tầm nhìn của Cụ Thượng Tiên Điền? (15h: 26-06-2011)
 Nguyễn Công Trứ “ngông” từ khi sinh ra cho tới khi chết (19h: 31-07-2010)
 Giai thoại Phan Điện (23h: 25-10-2010)
 Giai thoại Phan Điện (Tiếp theo) (23h: 26-10-2010)