Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Mời quý vị dạo chơi tỉnh nhà
 
(16h: 19-03-2012)
Mời quý vị dạo chơi tỉnh nhàNguồn tư liệu “Kho tàng vè Xứ Nghệ” sưu tầm và biên soạn của Ninh Viết Giao
Sưu tầm ở Yên Thành – ông Phan Văn Bảng đọc cho ghi
***



Từ địa phương nào chưa hiểu, mời bạn tra cứu từ điển tiếng Nghệ ở đây

 

 

Bây giừ mùa đã giãn rồi

Xin mời quý vị dạo chơi tỉnh nhà:

 

-         Quỳnh Lưu ở đó không xa,

Mời các ngài đến thử.

Lụa sồi không mấy trự,

Cứ may mặc tự nhiên,

Chẳng ai dám hỏi tiền,

May một khi mười bộ,

May một lần trục bộ.

 

-         Xin mới ngài chiếu cố,

Đển Phủ Diễn mà chơi,

Thuyền đánh cá ngoài khơi,

Đang chờ ngài nóng ruột.

Cá đêm về luộc tuốt,

Ăn không hết phơi khô,

Rồi cho đóng trăm bồ,

Chở theo ngài dùng tạm.

Nước mắm ngon thượng hạng,

Thêm ruốc ngọt trổi mùi,

Nếu ngài hẳn chê hôi,

Xin biếu không chục hũ

Xin biếu ngài mươi hũ.

 

- Dọc đường qua cũng thú,

Đất Nghi Lộc không xa,

Ở đó thật lắm cà,

Thấy bóng khách đàng xa

Đã đem cà ra hiến.

Cà huyện Nghi dòn biến

"Cá có cuống" thật nhiều

Ngài dùng độ bao nhiêu?

Thì bảo cho được biết.

Nếu như ngài cần thiết,

Xin sắp sẵn xe bò,

Đủ cà nhỏ, cà to,

Gửi theo ngài một thể.

 

-         Vào Hưng nguyên cũng dễ,

Đường đất chẳng bao xa

Rươi muối để đầy nhà,

Ông mô rồi cũng có,

Bà mô rồi cũng có.

Rươi Hưng Nguyên trắng đỏ,

Nghe nói đến đã thèm,

Ngài nếm thử mà xem,

Ngọt ra đằng sau ót,

Ngọt tận đàng sau ót.

 

-         Ngài muốn dùng tương ngọt,

Xin mời đến Nam Đàn,

Tôi không dám nói gian,

Tương Nam Đán nổi tiếng.

Giừ xin ngài qua viếng

Đất Hồ Liễu mà xem,

Vô kể gái hồng nhan,

Nói năng dòn đặc biệt.

Có đi qua mới biết:

Đàng trước giải lưng điều,

Tôi không dám nói điêu,

Xoè ra như bươm bướm,

Xoè như đôi cánh bướm.

 

-         Nếu mặt trời còn sớm,

Đây có sẵn đò ngang,

Nước sông Lam xanh rờn,

Qua Thanh Chương cũng tiện,

Về Thanh Chương cũng tiện.

Bến chiều: đông hơn kiến,

Đất thanh lịch vui ghê!

Cơm ăn với cá mè

Tiếp thêm dăm đĩa nhút.

Nhút Thanh Chương cũng ngọt,

Kể chẳng mấy đồng tiền,

Xơ mít chất đầy hiên,

Băm một khi tám nống,

Băm một lần mười nống.

 

-         Đất Anh Sơn (1) cũng rộng,

Cuốc bộ bở hơi tai,

Nay cũng muốn mới ngài,

Ghé qua chơi một tỉ.

Phố Đô Lương ầm ĩ,

Mít cũng thật nhiều ghê,

Đi đàng tể, đàng tê,

Đã ngửi nghe mùi mít.

Đưa đóng bè một ít,

Thì đã đến Long Sơn,

Xa nghe tỏ tiếng đồn,

Nước chè Gay vàng rộm,

Nước chợ Gay vàng rộm.

 

-         Nếu ngài có đau ốm,

Muốn dưỡng bệnh ít lâu,

Thì thật chẳng ở đâu,

Bắng đất Yên Thành cả.

Rẻ cả cà, cả cá,

Gạo cốt sức mà xơi,

Ngài ở chẳng mấy hồi,

Đã béo hơn con cút.

 

-         Ngài mạnh rồi sẽ ngược,

Qua ba trọt Động Cầu (2)

Ngô mọc tốt hơn dâu,

Ngô Nghĩa Đàn vàng rộm.

 

-         Nếu ngài chưa khỏi ốm,

Thì xin ngược Quỳ Châu,

Nói không phải khoe đâu

Quế Quỳ Châu tốt nhất,

Quế phủ Quỳ tốt nhất.

Nếu ngài mà lật đật,

Sợ nước độc muốn về,

Thì xin đóng ít bè,

Chở quế về mà uống.

 

-         Khoan khoan, ngài đừng vội xuống,

Nếu ngài còn thể gượng,

Thì xin ngược Con Cuông,

Lấy ít nứa, ít luồng,

Mà về dùng cũng lợi,

Đem về dùng cũng lợi.

 

-         Mười một nơi đã trải,

Còn một đất Tương Dương,

Như chẳng ngại đường trường,

Mới ngài lên một tỉ,

Mời lên chơi một tỉ.

Ở đó lắm xương khỉ,

Đeo ít bộ nấu cao,

Ngài ưng ý o “xao” (3)

Thì cũng đi cho chóng.

Nếu ngài đừng xóng nóng,

Cứ nấn ná ở hoài,

Tôi không dám nói sai,

Miền Tương Dương lắm khái,

Miền Cửa Rào lắm khái.

 

 

========

(1)  Anh Sơn và Đô Lương xưa kia cùng một phù Anh Sơn

(2)  Động Cầu thuộc xã Lang Thành, Yên Thành

(3)  Xao (phu xao) tiếng Thái là là cô gái

 

Ý kiến bạn đọc:
Lưu Công Dũng

     Xin cảm ơn diễn đàn đã đưa đến cho những ai quan tâm đến dân ca Nghệ Tĩnh nói riêng và dan ca Việt Nam nói chung. Tuy nhiên nội dung trong bài còn có chỗ chưa phù hợp với phương ngữ Nghệ Tĩnh. Như: Một tý không phải một tỷ; Địa không phải đĩa; Dừ không phải Giừ; Hụ không phải hũ. Ngoài ra còn một số câu thừ chữ, vì vè thường là 5 chữ chỉ ở câu nhấn mạnh, láy lạicho vui để gây cười thì mới thêm chữ. Như: Quỳnh Lưu đó không xa (bỏ chữ ở), Xin mời ngài qua thử, Lụa sồi không mấy trự, Cứ may mặc tự nhiên, Chẳng ai dám hỏi tiền, May một khi mười bộ, May một lần mười bốn bộ,... Phố Đô Lương ầm ị, Gai, mít thật nhiều ghê, Đi đằng tể đằng tê, Đã nghe mùi gai, mít (Quả Gai là quả Dứa),,,,Ngài ở chẳng mấy hồi, Béo như con lợn ỉn,,,(lợn ỉn thì hợp hơn vì ngày xưa chắc gì đã có chim cút như bây giờ) Mạo muội góp ý mong được chia sẻ. Cảm ơn các anh chị nhiều! Kính

Phlanhoa hồi đáp:

Chào bạn Lưu Công Dũng. 

Trước hết xin cám ơn bạn đã góp ý cho vidamdodua.com. Sau thì xin trả lời bạn như sau:

- Đây là trang web chỉ của một cá nhân Phlanhoa;

- Hai là, bài này Phlanhoa ghi rõ nguồn trích đăng, nghĩa là bài vè in sẵn trong cuốn sách "Kho tàng vè Nghệ Tĩnh". Bạn thông cảm, sưu tầm phải mang tính chính xác từ nguồn tài liệu trích dẫn, không được phép sửa chữa. Tác giả Ninh Viết Giao cũng chỉ là người cất công lặn lội đi tìm và ghi chép lại, không phải người sáng tác;

- Ba là, một số từ địa phương bạn góp ý chưa hoàn toàn đúng? 

Ví dụ:

 + Từ điển tiếng Nghệ ghi chép là "giừ", chứ không phải "dừ" như bạn nghĩ

 + Dù là tiếng Nghệ, nhưng đọc "ầm ĩ" thành "ầm ỉ" thì có chứ  rất hiếm địa phương đọc là ầm ị,

 + Việc thừa "trự"  trong câu vè thì: cơ bản nội dung của dặm và dặm vè  là thơ ngũ ngôn (năm chữ), nhưng nó còn là bài hát, nên phụ thuộc vào nhịp hát, ở nhịp láy lại, câu chữ thường được đệm thêm một hai chữ tuỳ theo bài dặm vè. Gần như bài nào cũng có câu bị thừa chữ bạn à. Không kể tiếng đệm vẫn có câu thừa chữ. Bạn có thể tìm hiểu khi nghe các bài dặm vè của các địa phương.

 + Và một điểm nữa, trong khi hát, nói, người Nghệ không phải lúc nào cũng dùng từ địa phương 100%, nói và viết nhiều khi cũng khác nhau! Đó là chưa nói đến vùng miền, cũng là Nghệ Tĩnh đó cả, nhưng có những từ, vùng này nói khác vùng kia. Ví dụ từ "không", Bên tê bờ bắc sông Lam vẫn phát âm là "không", nhưng bên ni bờ sông Lam, Hà Tĩnh phát âm là "khôông"; hay như "cái đầu", Thanh Chương nói là "cái trốc", những Hà Tĩnh gọi là "cấy trôốc"; ngay như hai chữ "Hà Tĩnh", không ai người Hà Tĩnh viết tên tỉnh mình là "Hà Tịnh", nhưng nói thì cơ bản là "Quê tui ở Hà Tịnh"... 

Mấy điều thưa thốt để bản thấu hiểu. Chúc năm mới an khang!

nguyễn bích lâm

Làm sao có thể tải được bài này về?

Phlanhoa hồi đáp:

Xin lỗi, vidamdodua.com được thiết kế chống copy, nên bạn không thể tải ở trang này,  Đề nghị đúp vào đây  để tải.


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Vè chiêm nghiệm trời nắng (bài 2) (09h: 13-03-2012)
 Dặm vè chiêm nghiệm trời nắng (22h: 12-03-2012)
 Bài ca con nước (22h: 06-03-2012)
 Bài ca về các tiết mưa trong năm ở vùng Nghệ Tĩnh (10h: 04-03-2012)
 Vè chiêm nghiệm về mưa của nhân dân Nghệ An – Hà Tĩnh (21h: 29-02-2012)
 Ca dao tục ngũ dự đoán về mưa bão của các địa phương vùng Nghệ An – Hà Tĩnh (23h: 24-02-2012)