Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Từ điển tiếng Nghệ An - Hà Tĩnh
 Giai thoại Đồ Nghệ
 Kho tàng truyện dân gian Nghệ An - Hà Tĩnh
 Đó đây quê mình Nghệ - Tĩnh
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Văn tế bố vợ
 
(00h: 22-03-2012)
Kho tàng truyện tiếu lâm dân gian Nghệ Tĩnh
***


Có nhà phú ông nọ, có ba con rể, một tú tài, một khóa sinh và một nông dân. Khi Phú ông chết, bà phú hứa thưởng cho con rể nào viết văn tế bố vợ hay nhất.

Chàng rể tú tài làm một bài văn tế bằng chữ Hán đối nhau chan chát, đầy điển tích. Nhưng khi mới bắt đầu cất giọng đọc “Duy…” (1) liền bị anh nông dân cãi:

-        “Duy” là giữ lại. Bố chết thì phải chôn cất chứ tại sao lại giữ lại?

Chàng rể tú tài đuối lý bèn lặng thinh. Đến lượt chàng rể là khóa sinh, cũng có bài tế bắt đầu bằng chữ “Duy…”, nhưng do thấy chàng rể đầu đọc chữ “Duy” bị bắt bẻ, nên anh ta vội sửa thành “Đi”. Nhưng rốt cuộc vẫn bị chàng rể nông dân bắt bẻ:

-        “Đi” là rời. Bố chết chưa được mồ yên mả ấm sao lại dời đi đâu?

Bẽ mặt, anh rể khóa sinh bực tức bỏ ra ngoài. Anh rể nông dân đắc ý bước vào cất giọng đọc một bài khấn Nôm:

 

Nhớ ông xưa

Mình trần trùng trục, râu dài lê thê

Ăn rồi phát bờ dọn kẹ, đan mủng đan sề,

Ru con ẵm cháu, trồng cà dái dê

Ông đi mô, ông lại chẳng về!

 

Bà vợ nghe chàng rể nông dân kể đúng tình cảnh cũ thì động lòng òa khóc nức nở. Thế là chàng rể nông dân thắng cuộc.

 

=====

(1)      Các bài khấn của người Việt luôn luôn xướng câu “Duy, tuế thứ…” đầu tiên. Nghĩa là : Năm…tháng…ngày…

*************

 

Cậu ơi! Cậu đánh ngũ liên lên cho!

Một anh chàng nghèo bố mẹ mất sớm, ở với người cậu ruột, ngày ngày đi làm thuê kiếm ăn.

Chốn anh làm thuê là nhà một bà góa phụ. Bà này ỡm ờ hứa hẹn nếu anh làm việc siêng năng thì sẽ thưởng. Nhưng rồi đêm đến, bà ta lại xảo quyệt bày trí cho anh nhìn vào và tưởng nhầm nơi ấy giống như hai hàm răng nhọn khủng khiếp, khiến anh kinh hãi.

Khi anh lấy vợ rồi vẫn vậy, anh không dám ngủ chung với vợ vì sợ vợ cũng có “hai hàm răng nhọn khủng khiếp” như của bà chủ. Cho đến khi vợ anh không chịu nổi bèn mách với cậu. Thế là cậu anh đành phải ép uổng ra lệnh. Còn anh vì hiếu nghĩa với cậu nên phải vâng lời.

Cậu anh lấy một cái mõ rồi nghiêm khắc ra lệnh cho anh phải tiến hành từng bước theo tiếng mõ của mình:

Cậu gõ “Cốc!” tiếng mõ thứ nhất và hô to:

-        Trèo lên giường ngay!

“Cốc!” tiếng mõ thứ hai cậu hô:

-        Cởi khố ra này!

Cốc! Cốc!...

Cứ mỗi tiếng “cốc”, anh vừa khóc như mưa như gió vừa cuống quýt y lệnh của cậu. Cho đến tiếng cốc cuối cùng anh khóc rống lên to hơn, nhưng rồi bỗng im bặt vì phát hiện ra không hề có hàm răng nhọn khủng khiếp nào, mà ngược lại, thế là anh dục cậu:

-        Cậu ơi! Cậu đánh ngũ liên lên cho!


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Truyện kể về cố Bờ Ao - Kỳ 2 : Phát mả Trạng nguyên (17h: 16-12-2010)
 Trung ương chia cứ chia, bầy tui vận cứ hợp… (22h: 03-05-2011)
 Chuyện kể về cố Bờ Ao (12h: 15-12-2010)
 Văn chương thủ khoa (00h: 25-09-2010)
 Mô có phải ngoại ngữ? (10h: 13-08-2010)
 Truyện dân gian Nghệ An - Hà Tĩnh (10h: 06-07-2010)