Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Phục sức của người Xứ Nghệ xưa: Áo cánh và áo dài
 
(22h: 09-06-2012)
Phục sức của người Xứ Nghệ xưa: Áo cánh và áo dàiTrích đoạn trong tập: Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh – Viện nghiên cứu văn hóa dân gian – chủ biên Nguyễn Đổng Chi)
Ảnh sưu tầm Internet
***


Áo cánh: Áo cánh của nữ ở Nghệ Tĩnh ngày xưa có đặc điểm là ngắn cũn cỡn, thường chỉ đến mấp mé eo lưng và bó sát người, có lẽ với tác dụng làm hằn lên những gì đáng yêu của phần trên cơ thể. Hai ống tay rất chặt và có thể nói khó mà luồn bàn tay vào nổi (vào thời cạn đại bắt đầu được xẻ cửa tay và cặp khuy bấm khâu vào cửa tay rất thíc hợp, được nữ giới ưa chuộng) (1).

Mỗi lần lao động, người ta thường không xắn tay áo. Đối với con nhà lao động, áo từ cùi chỏ trở xuống thường bị rách trước, nên thường phải “thay tay”. Vì vậy nói “áo thay tay” là chỉ hạng người nghèo, như câu đối thoại trong ví phường vải:

- Nhà em có mấy con tru cày

Mấy sào ruộng cạn, mà áo thay tay cả đời?

Trả lời:

- Nhà em năm bảy tru cày

Chín mười mẫu ruộng, áo thay tay mặc thường.

Cổ áo hoặc may cổ viền, cổ đứng, nhưng ngày xưa khá phổ biến là kiểu cổ thìa, trông tựa như cổ áo Ghi-lê của âu phục. Dù cổ nào thì hai vạt đằng trước chỉ có vài khuy, hay một vài cặp dải (sau này văn minh hơn là vài cặp khuy bấm). Làm như vậy chủ yếu là để phô bày cái yếm ẩn hiện phía trong và những đường cong nét gợi lờ mờ của cặp vú tuy đã bị cột chặt, không được phép rung rinh dún dẩy như ngày nay với cái xu chiêng lỏng lẻo.

 

Áo dài: Để mặc ngoài, nữ có áo năm thân, như câu ca dao:

Đời xưa chuộng áo năm thân

Đời giừ chuộng kẻ hay mần hay ăn.

Vì màu trắng theo phong tục là màu tang, nên áo dài thường có màu, nhưng cũng chỉ nhuộm nâu bầm và thâm (2)  , ít khi dùng các màu sắc lòe loẹt khác (3). Nếu không phải có tang, thì áo trắng dài thường mặc để làm nổi cái áo lương hoa, hay the thâm mặc thêm phía ngoài. Những câu ví chòng ghẹo các cô gái mặc áo dài trắng, như:

- Tưởng là áo trắng có duyên

Nỏ hay áo trắng không tiền mua nu (4)

Hay:

- Hỡi người bận áo trắng tinh

Không mua nu mà nhuộm để cho mình nhuộm theo.

Khi ấy cô gái trả lời:

- Nhuộm nu đã vội chi mà

Áo trắng tinh vải nhỏ, còn đợi áo lương hoa mặc ngoài.(5)

Ở Xứ Nghệ, áo mớ đôi mớ ba (trong vóc ngoài lương) chỉ là phục sức của tầng lớp giàu sang, mà cũng chỉ mặc vào trường hợp cưới xin, khánh hạ, hay hội hè, lễ nghi, còn áo mớ ba mớ bảy nếu có cũng rất hiếm: không những vì thói tục cần kiệm, giản dị của nhân dân, mà điều kiện khí hậu cũng không cho phép như vậy. Còn như mùa đông thì đã có áo mền, áo kép. Câu ví đối thoại sau đây cho thấy chỉ một yêu cầu của nàng là chiếc áo lương hoa để mặc thành mớ đôi mớ ba đã bị chàng viện dẫn phong tục mà gạt phăng ra:

- Khăn thâm áo vải sự thường

Em xin anh một cái áo tơ lương mặc dày.

Nam trả lời:

- Nhà em mấy chục trâu cày

Mấy trăm mẫu ruộng mà mặc dày tơ lương?

Ngày xưa áo dài thường có đặc điểm là dù áo không rách, thậm chí áo mới nhưng phải được thay một chỗ vai (vì thế cho nên thường gọi là áo thay vai, hoặc áo vá vai) mới là xinh. Phong tục này chưa hiểu bắt đầu từ đâu và vì lẽ gì? Có người nói để phân biệt với áo của quan lại quý tộc, các bà mệnh phụ, các công nương vv…nhưng tại sao mặc áo thay vai lại chỉ có nữ chứ không phải nam? Thế rồi đối với nữ giới lâu dần nó trở nên một cái mốt. Mặc áo vá vai là để diện. Vào thời cận đại, nó vẫn còn để tàn tích ở miền Bắc (6). Nhưng đậm hơn là ở Bình Trị Thiên mà cho đên năm 1958 còn được ghi nhận trong bài ký sự (7). Trong lúc từ sông Gianh (Quảng Bình) trở vào vẫn còn phổ biến lối mặc “áo vá vai”, thì cũng từ đó trở ra lại gần như mất biến kiểu mắc này. Thế nhưng kho ví cổ ở đây vẫn còn để lại một vài chứng tích, chẳng hạn: Hỡi người mặc áo thay vai / Thắt lưng lụa đậu, con ai rứa phường?

=========

(1)     Cũng có người cho rằng xưa kia tay áo của nữ may rộng, chỉ đến lúc có khuy bấm họ may chật lại và xẻ cửa tay.

(2)     Lụa sồi nhuộm với nước củ nâu, phơi khô rồi lại nhuộm, càng nhiều lần càng có màu nâu sậm; Cũng như vậy, lụa sồi đem nhuộm bùn nhiều lần thì thành màu thâm đen.

(3)     Thực ra thời đó, màu đỏ, vàng được coi là màu của vua chúa, dân đen không được mặc.

(4)     Nu: Nâu tiếng Hà Tĩnh gọi là nu, củ nu (củ nâu), một loại củ đào trên rừng, có vị chát, dùng để nhuộm vải nâu.

(5)     Áo lương hoa: một loại áo khoác ngoài dùng làm áo cưới, tế lễ

(6)     Cách may áo thay vai của người miền Bắc có kỹ thuật như sau: nửa trên là the thâm, nửa dưới là vải nhỏ sợi nhuộm màu hạt cau, nối ráp nhau bằng kỹ thuật sang sợi rất công phu, hai vạt su may so le chỗ nối ráp cho khỏi thành một đường thẳng cắt ngang lưng (Nhất Thanh – Đất quê lề thói, S.1970)

(7)     Năm 1958, Vương Hồng Sến ra Huế vẫn thấy bà bán chè đậu ngự mặc kiểu áo này mà ông gọi là “vá quàn”. Ông cho vá quàn là áo vá nử thân trên mới tinh, nửa thân dưới hai vạt sau nhục nhục phai màu…

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Ngày 26.3 sẽ khai mạc Lliên hoan dân ca Ví, Giặm Xứ Nghệ (13h: 09-06-2012)
 Phục sức của người Xứ Nghệ xưa – Yếm và dải quấn lưng (22h: 03-06-2012)
 CU ĐƠ HÀ TĨNH (00h: 20-05-2012)
 Tập huấn Dân ca ví dặm xứ Nghệ (10h: 05-04-2012)
 Tổ chức Festival dân ca, ví dặm xứ Nghệ (14h: 16-03-2012)
 Nước lụa Đức La (17h: 30-07-2011)
 Lịch sử tên gọi La Giang – Đức Thọ (22h: 07-07-2011)
 Ra đi nổi tiếng làng Quỳnh (17h: 30-10-2010)
 Làng Phúc Lộc (20h: 12-11-2010)
 LÀNG HƯNG NHÂN (19h: 17-11-2010)