Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Cấu trúc thờ cúng tại nhà thờ họ và nghi thức tổ chức tế lễ - Phần 2
 
(22h: 07-07-2012)
Cấu trúc thờ cúng tại nhà thờ họ và nghi thức tổ chức tế lễ - Phần 2Bài viết của Phlanhoa trả lời bạn đọc Hồ Đình Quý - Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An
***
Nguồn tư liệu tham khảo và sử dụng:
- Gia lễ chỉ nam – Nguyễn Tử Siêu (1950)
- Việc họ - Tân Việt – NXB Văn hóa Dân tộc
- Việt Nam Phong tục sách – Phan Kế Bính
- Phong tục thờ cúng Tổ tiên trong gia đình – Toan Ánh
- An Nam phong tục sách – Mai Vương Đoàn Triển
- Từ điển Việt Nam lễ tục – Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo
- Gia phả dòng họ Nguyễn Trọng – Đức Thọ Hà Tĩnh
- Sách cúng của dòng họ Lê ở Hà Nội
- Một số hướng dẫn, giải thích ý nghĩa của: Bà Trần Thị Thực – con gái cụ đầu huyện Trần Hậu Thàng – làng Chợ Cồ - TP Hà Tĩnh; Bà Võ Thị Duyên – con gái dòng họ Võ Tá – Tiền Bạt – TP Hà Tĩnh; Ông Nguyễn Thất – Lão niên dòng họ Nguyễn Trọng – Đức Thọ, Hà Tĩnh

 

 

 

CẤU TRÚC THỜ CÚNG TẠI NHÀ THỜ HỌ VÀ NGHI THỨC TỔ CHỨC TẾ LỄ - PHẦN 2

Phan Lan Hoa

٭٭٭

Bài viết của Phlanhoa trả lời độc giả Hồ Đình Quý - Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Một số mẫu sớ khấn và văn triệu thỉnh, văn chầu mẫu:

SỚ KHẤN LẠY HOÀNG THIÊN, HẬU THỔ, THỔ CÔNG HÀ BÁ, THÀNH HOÀNG LÀNG

(Phải tiến hành trước thời gian hành lễ tế tổ ít nhất là một chầu hương)

Cung Duy!

Việt Nam Cộng Sản Hoàng Triều

... (Nhâm Thìn)... tuế giám, ... (Đinh Mùi)... nguyệt (tháng), ……Nhật (ngày), …..Khắc (giờ)….

… tỉnh, … huyện, … xã…thôn… tại Từ đường gia tộc….

(Hoặc có thể ghi theo quốc ngữ cũng được: Cộng hòa xã hội…ngày… tháng...năm, thôn....xã...huyện...tỉnh....Việt Nam hoàng triều)

Ba vái!

Kính lạy Việt Nam Hoàng thiên Hậu thổ

Nam vô Tam thế Bụt

Kính lạy các chư vị Việt Tổ, Việt Tiên, Việt Thánh quốc, Việt Thánh mẫu, Việt tiên cô, Việt Tiên mãnh

Kính lạy Thành hoàng bản xứ … (tên làng, xã nơi cư ngụ)

Kính lạy! Thổ công, Hà bá, Long vương thủy tề

Ba lạy!

Tín chủ con là:.. (họ tên)...

Chức danh Tộc trưởng tộc... (Nguyễn Trọng, Bùi Quang, Lê Đình, vv...) , cùng toàn thể hậu duệ cháu con trong họ tộc cúi xin giáng lâm trước án, kính lạy Chư Thiên, Chư Địa, Chư Bụt, Chư Thần, Chư Thánh; Kính lạy Thành hoàng Bản xứ gia ân, cho phép chúng con được mời Tổ tiên của chúng con về địa chỉ … tỉnh, … huyện, … xã…thôn… ngụ tại Từ đường gia tộc… để chứng kiến hậu duệ cháu con hành lễ báo ân công đức nguồn cội.

Lòng thành lễ mọn, hương đăng, hoa quả, trà rượu, thanh chước chi nghi, dâng bày ra trước hương án, kính cẩn lạy dâng, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét cho chúng con được thể theo sở nguyện. Đồng thời cúi xin linh thiêng phù hộ độ trì cho chúng con khởi sự được hanh thông mọi bề, phúc đức an lành, gia đạo vẹn toàn như ý.

Cẩn cáo! (3 lạy)

(Mẫu)

VĂN HIỆU TRIỆU CÁC VỊ LIỆT TÔNG LIỆT TỔ TẠI TỪ ĐƯỜNG

(Tiến hành sớm nhất cũng phải chờ sau khi hương trên Linh điện cháy hết một chầu, thường thì ngày hôm sau con cháu tề tựu đông đủ mới hành lễ)

 

Cung Duy!

Việt Nam Cộng Sản Hoàng Triều

Nhâm Thìn tuế giám, Đinh Mùi nguyệt (tháng), ……Nhật (ngày), …..Khắc (giờ)….

… tỉnh, … huyện, … xã…thôn… tại Từ đường gia tộc….

 

Cận di phỉ lệ chi nghi cảm kính cáo vu:

-    Nhất thế Đại Thuỷ Tổ khảo Tiền hương thượng kỳ lão …(cách ghi chức danh như đã có bài hướng dẫn trong chủ đề này)…phủ quân!

-    Nhất thế Thuỷ Tổ tỉ y phu chức…..Nhũ nhân!

-    Nhị thế Tiên Tổ khảo …

-    Nhị thế Tiên Tổ tỉ y phu …

-    Nhị thế tiên cô…

-    Tam thế…

-    Tứ thế …

-    Vv… (Theo danh sách đã lập phải đọc cho hết)

-   Cùng toàn thể các liệt vị Tổ phúc, Tổ kỳ, bất k danh hiệu mà hậu duệ sơ sót chưa có cơ hội nhận biết dung nhan, chưa cập nhật đầy đủ húy danh, cúi xin bỏ quá lỗi lầm, theo thứ tự ngôi vị tọa bàn, mời tất cả cùng về đây sum vầy hưởng thụ.

Hậu duệ là … nay tiếp nhận chức danh Tộc trưởng, cùng toàn thể con cháu trong họ tộc… nhân ngày lành tháng tốt, tề tựu đông đủ trường hương án (cao giọng đọc văn triệu thỉnh):

(mẫu)

VĂN TRIỆU THỈNH TỔ TIÊN LIỆT VỊ 

Tuy từ nẻo cách u minh

Song le sự tử, sự sinh khác nào

Rượu chước ra ba tuần điếu hiến

Ngỏ lòng tin sính tiến trại nghi

Lễ tuy bất túc có gì

Gọi là hằng sản ấy thì hằng tâm.

 Điển xướng hô:

         - Dâng rượu! (người đứng bên cạnh rót ba chén rượu dâng lên ba bàn Thượng – Trung – Hạ)

         - Cúc cung bái (toàn gia quyến lạy một lạy)

         - Dâng trà! (hành lễ như mời rượu)

         - Cúc cung bái (toàn gia quyến lạy một lạy)

 Chủ sự tiếp tục đọc lời hiệu triệu

- Xin thượng bàn đồng lai án tọa!

- Ở trung bàn hội tụ tiên linh!

- Hạ bàn cao tổ đồng thân,

Cùng trong huyết mạch sinh thành mẹ cha

- Anh em thúc bá đồng sinh

- Chị em cô thím chút tình ngày xưa!

- Tử tôn vắn số sớm lìa,

- Cô hồn oan uổng bàn thì ngoài sân! 

Xôi chè rượu thịt sẵn sàng

Trầu cau, muối gạo, tiền vàng, nhiễu lanh

Mời liệt vị TTiên thụ hưởng

Cho trần gian con cháu thỏa lòng

Âm phù dương trợ, thỏa hiệp non sông

Cùng vững bền TTiên nguồn cội

Linh thiêng vạn vạn tuế!  (4 lạy)

 

(bài mẫu)

DIỄN CA CHẦU VĂN CA NGỢI CÔNG ĐỨC TỔ TIÊN

(Đoạn này phải hát chầu văn, hoặc ca cổ, ca ngâm na ná theo làn điệu

dân ca Nghệ Tĩnh: “Phụ tử tình thâm”.

Chim tung cánh nương nhờ có tổ

Dẫu trầm hoàn trăm họa gian lao

Nhớ câu bách điểu quy sào

Trăm khe ngàn suối dồn vào một sông

Ơn tiên tổ vun trồng công đức

Tụ tinh thần vằng vặc ngàn thu

Nhớ câu ẩm thủy nguyên xưa

Ngọn mà không gốc cơ đồ vững sao

Nhớ tổ tiên đời đời hương khói

Cửa họ ta dòng dõi trâm anh

Xót vì hoa sớm lìa cành

Trăm năm tử cũng như sinh một đời

Cốt trời giở số tiên đình tiêu dao

Ơn ai vun xới cho cành nở hoa

Đức sáng rọi sơn hà cẩm tú

Đức sáng cùng vũ trụ bao la

Nhớ nguồn sáng rọi lòng ta

Ơn dòng sữa mẹ công cha ai từng

Thuyền cặp bến nhờ tay người lái

Ơn mở đường dẫn lối từ xưa

Chiết cành bởi tại ông bà

Ai xui gió táp cho hoa lìa cành

Cơ tạo hóa hậu sinh hậu tử

Nắm quyền vi khép mở khôn hay

Nhờ ơn bành tổ cao dày

Nhờ ơn cô tổ vun cây xanh cành

Tuy không được trường sinh vạn tuế

Cũng mở đường thế chế mai sau

Trăm năm một cuộc bể dâu

Tóc xanh rồi cũng bạc đầu không xa

Chim không tổ như nhà không mái

Tưởng ra đường ruột rối từng phen

Hỏi rằng người ở cung tiên

Hay về thủy phủ chơi miền giang tân

Cõi u minh hàn lâm cư sĩ

Dọc trầm trầm cơ mộ thu hương

U hồn nhiễu cảnh dương quan

Tẩu tiên giọt nước mưa sương lạnh lùng

Sầu muôn địa hoa rừng gia thảo

Tưởng phật từ hưởng đạo rước lên

Nay chơi tây trúc tòa sen

Ngự xin chức giá về miền dương gian

Thăm con cháu, xóm làng xưa cũ

Thăm phố phường dòng họ gần xa

Nơi ăn chốn ở trong nhà

Song thời phù hộ thịnh đà mừng vui

Ứng mộng chiêm biết người hiện diện

Thiết lô hương lập điện tại gia

Có không ở tại lòng ta

Không mà vẫn có ấy là phép thân

Chữ sắc dục bao lần tụ tán

Nước bể đông vơi cạn ai hay

Có thì có tự mảy may

Không thì cả thế gian này cũng không

Dầu bạc chảy tiền ròng cũng hết

Thác đi rồi còn biết gì đâu

Muốn nối ta phải bắc cầu

Muốn ăn quả ngọt bảo nhau vun trồng

Nay hoa nhật lấy công ơn đức

Chữ thịnh tình lễ bạc kính dâng

Giãi bày mấy khúc ca văn

Nguyền xin tiên tổ lai lâm phù trì

Hỡi hỡi các thiên tiên vạn vạn tuế!

 

DIỄN CA TẾ CÔ HỒN

(Đọc trước vong điện)

Con lạy Hậu thổ Hoàng Thiên

Con lạy Việt Tổ Việt Tiên linh thần

Con lạy Thổ công, Hà bá, Long Vương

Con lạy Bản cảnh Thành hoàng uy nghiêm

Ngày giỗ Tổ sắc xuân phân

Cầu xin xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà bơ vơ

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm trường lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng che làn heo may

Cô hồn dòng tộc….tập hợp về đây

Trẻ gia trai gái đông tây hợp đoàn

Dù rằng chết uổng chết oan

Chết vì nghiện hút, chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đau,

Chết đâm, chết chém, chết ốm đau, tiền, tình

Chết bom đạn, chết đao binh,

Chết vì chó dại, chết vì sản sinh giống nòi,

Chết vì sét đánh giữa trời…

Nay nghe Tộc trưởng thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Xôi chè, rượu thịt, trầu cau

Tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Âm phù dương trợ phúc lai

An khang thịnh vượng, hòa hài gia trung

Nhớ ngày giỗ Tổ hàng năm

Lại về, Tộc trưởng thành tâm thỉnh mời!

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tộc trưởng thiêu hóa kim ngân

Cùng với áo quần đã được phân chia

Cầu cho siêu độ cõi hư

Từ đây thoát cảnh bơ vơ linh hồn!

Kính cáo tôn thần chứng minh công đức!

Chú ý:

         - Sau mỗi lần xướng xong một nội dung, tờ sớ phải được thiêu hóa ngay mới linh ứng. Không được để sớ đọc năm này rồi để lại năm sau đọc nữa, mà mỗi năm đều phải viết sớ mới.

         - Trước khi cúng cô hồn trong gia tộc, phải có một lễ nhỏ cúng cô hồn ngoài đường gồm âm binh đủ màu, cháo hoa, gạo muối, tiền vàng, để quỷ đói không cướp dật mất phần ăn của vong trong họ nhà mình.

         - Rượu trên điện thờ được rưới lên tàn tro khi thiêu hóa tiền vàng; nước trên điện thờ đem tưới vào gốc cây cổ thụ nhất trong khuôn viên Từ đường với ý nghĩa vun trồng nguồn cội.

 

LỄ TẾ CẦU SIÊU VÀ CẦU AN

         Ý nghĩa:

         - Cầu siêu là cầu cho vong hồn người chết được siêu thoát;

         - Cầu an là cầu cho gia đạo, cháu con đang sống trên dương trần vượt qua được các vận hạn, được tai qua nạn khỏi, phúc lộc vẹn toàn, vạn sự bình an.

         Nghi lễ tổ chức:

         - Thời gian: Làm về đêm, phải lập trai đàn ngoài trời

         - Cỗ tế: Hương, đèn, hoa, ngũ quả, nước lã, 12 đĩa xôi và 12 đọi chè, bánh chưng, bành dày tùy tâm.

         - Dâng sao giải hạn: Hủ tục này không giống với dâng sao giải hạn Kiết Hung như hiện nay. Hủ tục này xưa kia do các thầy cúng trong làng thực hiện, thủ tục như sau:

         - Lập danh sách người có hạn

         - Lập lễ giải hạng cho từng người gồm một ít vàng mã và một tờ thế đàn ông cho đàn ông, tờ thế đàn bà cho đàn bà. Hương đăng hoa quả thanh chước chi nghi. Mỗi gia đình, hoặc mỗi người phải tự lập danh sách gia đình mình, gồm tên, tuổi, hạn sao nào, sắm cho mỗi người một tờ hình nhân thế mạng và một ít tiền vàng, hình nhân thế mạng người nào phải ghi tên người ấy. Đặt hết hình nhân thế mạng cũng như tiền vàng và danh sách đã lập cả gia đình lên một cái khay, đem đến từ đường. Thứ tự bày trước trai đàn ngoài trời. Sau khi hoàn tất phần tế lễ cầu siêu, cầu an, dâng sao giải hạn, thì tộc trưởng (hoặc người chấp sự) sẽ ngồi trên một chiếc chiếu trải trước hương án, lần lượt đưa từng khay một ra trước mặt. Khay của gia đình nào, cháu con hoặc người đại diện của gia đình đó ngồi sau lưng chấp tay chầu lễ. Kết thúc danh sách thì người chấp sự cúng lễ hô to:

         - Gia nhân cúc cung bái!

         Cả nhà cùng lạy ba lạy, sau đó đem hình nhân thế mạng và tiền vàng đi thiêu hóa, coi như gia đình đó đã được giải hạn xong. Tiếp tục đến lân gia đình khác.

         Việc cầu an giải hạn nhiều khi kéo dài dễ mất đến vài ba ngày đêm, tùy vào số lượng người nhiều hay ít của dòng họ đó. Do đó không nhất thiết chấp sự cúng lễ phải là tộc trưởng, mà phải bố trí thay phiên nhau, miễn là áo mũ chỉnh tề, tộc trưởng chỉ chấp sự phần đầu cẩn cáo chung với trời đất mà thôi.

         - Công đức: Sau lễ cầu an, con cháu không nên quên nghĩa cử đóng góp quỹ công đức. Quỹ này dùng để hương khói, lau dọn từ đường quanh năm, cũng như cứu khổ cứu nạn người gặp hoàn cảnh khó khăn trong gia tộc, khen thưởng cháu con thành đạt vv…đây là nghĩa cử cuối cùng gọi là đã vẹn toàn đạo nghĩa.

(mẫu)

VĂN SỚ CẦU SIÊU ĐỘ VONG LINH GIA TIÊN

VÀ CẦU AN HỌ TỘC CHÁU CON DƯƠNG THẾ

(Hành lễ cầu siêu độ, cầu an phải tổ chức ở ngoài trời,

Cỗ chay gồm hương, đăng, hoa, quả, xôi, chè và nước)

         Kính lạy Việt Nam Hoàng thiên Hậu thổ

         Nam vô Tam thế Bụt, Nam vô Thích Ca mâu ni Bụt, Nam vô A di đà Bụt, Nam vô Như lai Cồ Đàm Bụt

         Kính lạy các chư vị Việt Tổ, Việt Tiên, Việt Thánh quốc,  Việt Thánh mẫu,       Việt tiên cô, Việt Tiên mãnh

         Kính lạy Thành hoàng bản xứ … (tên làng, xã nơi cư ngụ)

         Kính lạy! Thổ công, Hà bá, Long vương

Nay tấm lòng cháu con dương thế

Một niệm nguyện cầu

Chúng con tự nghĩ:

Chân linh chư vị sinh nơi trần thế

Trong thủa bình sinh,

tuệ cán chướng sầu,

nghiệp dày phúc mỏng

Sai lầm đã lắm,

ân oán đã nhiều

Kính lễ đức Bụt từ bi

Ra tay báu để dắt dìu,

soi ánh vàng mà tiếp dẫn

Khiến cho:

mọi linh hồn đều được thoát lìa biển khổ,

thẳng tới đài sen

đời đời sinh an dưỡng thảnh thơi,

kiếp kiếp hưởng lạc bang mát mẻ

Lại nguyện sám chủ cho chúng con:

Thân mệnh an khang, tâm thần cởi mở

Nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu trừ

Bốn mùa không hạn ách, nghĩ lo

Tám tiết hưởng vinh hoa phúc thọ

Lòng thành khẩn thiết, văn sớ kính bày

Ngày…tháng…năm…

Sám chủ chúng con thành tâm dâng sớ. 

(Toàn gia tộc lạy 3 lạy.

Nếu họ tộc có tổ chức dâng sao giải hạn,

thì người Chấp sự tiếp tục Sớ khấn lễ dâng sao giải hạn)

Mẫu

VĂN SỚ DÂNG SAO GIẢI HẠN CẦU AN

***

Thành tâm thiết lễ

Giải hạn nhân tinh

Lòng thành cúi lạy

Trung Thiên tỉnh chủ

Bắc cự Tử vi

Kính mong

Hoàng Thiên Hậu Thổ

Giáng trần soi xét

Các vì sao tinh tú chiếu soi

Cầu gia tộc khương tinh thọ tường

Trời - Bụt - Thánh - Mẫu hiền phù hộ cháu con

Nhà nhà đều hạnh phúc đăng long

Lớn nhỏ thảy đều hoan lạc

Nguyện Tinh quân hạn thần chiếu tạc

Giải trừ bệnh tật, tai ương

Dứt tà hung – khiến gặp điều lành

Hô đệ tử lòng thành khấn tấu.

Cúi mong chư Thiên-chư Địa - chư Thần

chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì

Chúng con:

Chí thiết chí thành chí tâm bái lạy!

         Đọc xong sớ cầu, Chấp sự vái 8 vái về phía tám phương trời bắt đầu từ hướng Càn phía Tây Bắc vái đi theo chiều thuận, 3 lạy trước hương án. Sau đó thì Chấp sự ngồi xuống chiếu và bắt đầu xướng danh từng người theo danh sách đã lập của từng gia đình, khi đọc hết thì đem sớ và đồ lễ đi hỏa thiêu.

 

*****

SỚ KHẤN CỦA PHLANHOA TRONG CÁC SỰ KIỆN

(Ngày Quốc giỗ, giao thừa ngoài trời,

khi viếng các ngôi chùa trên núi Hồng Lĩnh

khi viếng đền thờ và các khu di tích lịch sử, …)

         Cung duy

         Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam

         …, Ngày…tháng…năm…

         Tín chủ con là Phan Lan Hoa

         Ngụ tại địa chỉ…

         Kính lạy Việt Nam Hoàng thiên Hậu thổ

         Nam vô Tam thế Bụt

         Kính lạy các chư vị Việt Tổ, Việt Tiên, Việt Thánh quốc, Việt Thánh mẫu,         Việt tiên cô, Việt Tiên mãnh

         Kính lạy Thành hoàng bản xứ … (tên làng, xã nơi cư ngụ)

         Kính lạy! Đông Trù Tư Mệnh Táo chủ Thần Quân - Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần - Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần (câu này chỉ đọc khi ở nhà mình)


“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục giống nòi cũng khác”
                               (Bình Ngô Đại cáo)
 

Phút thiêng liêng (giao thừa, ngày rằm,...) đã đến

Giữa đất trời sáng tỏa hương đăng

Tấm lòng tiết nghĩa con dân

Cầu cho nước Việt muôn phần: 

“Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ!”
                                                               (Bình Ngô Đại cáo)

Nguyện cho bá quan tướng lĩnh:

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy trí nhân để thay cường bạo.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Một cỗ nhung y chiến thắng,
Nên công oanh liệt ngàn năm
                                   (Bình Ngô Đại cáo)
 

Mong cho dân lành:

“Bốn phương biển cả thanh bình,
Ban chiếu duy tân khắp chốn”

(Bình Ngô Đại cáo)

Dong khơi được bội mùa tôm cá

Ngoài đồng ngô lúa sai bông

Trên rừng muông thú hợp đàn

Đảo xa, đất lành chim đậu 

Nạn cướp bóc tiêu trừ tận gốc

Họa tai ương, bệnh tật không còn

Vợ chồng chung thủy, con cháu chăm ngoan

Trăm họ duy trì việc vun trồng gốc rễ

“Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới”

(Bình Ngô Đại cáo)

Dân an Quốc thịnh, nức tiếng năm châu

Muôn sở nguyện cầu chứng minh công đức! 

Quang linh Thần Tiên nước Việt!

  

***

Nguồn tư liệu tham khảo và sử dụng:

-     Gia lễ chỉ nam – Nguyễn Tử Siêu (1950)

-     Việc họ - Tân Việt – NXB Văn hóa Dân tộc

-     Việt Nam Phong tục sách – Phan Kế Bính

-     Phong tục thờ cúng Tổ tiên trong gia đình – Toan Ánh

-     An Nam phong tục sách – Mai Vương Đoàn Triển

-     Từ điển Việt Nam lễ tục – Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo

-     Gia phả dòng họ Nguyễn Trọng – Đức Thọ Hà Tĩnh

-     Sách cúng của dòng họ Lê ở Hà Nội

-     Một số hướng dẫn, giải thích ý nghĩa của: Bà Trần Thị Thực – con gái cụ đầu huyện Trần Hậu Thàng – làng Chợ Cồ - TP Hà Tĩnh; Bà Võ Thị Duyên – con gái dòng họ Võ Tá – Tiền Bạt – TP Hà Tĩnh; Ông Nguyễn Thất – Lão niên dòng họ Nguyễn Trọng – Đức Thọ, Hà Tĩnh

 

Ý kiến bạn đọc:
Nguyễn thị hiền

Kính chào chị Phan lan hoa, chúc chị năm mới bình an mạnh khỏe và hp. Em xin nhờ chị tư vấn giúp em. Em có dự định chuyển về nhà ở mới trong tháng 5 âm tới . Những cũng không rõ về các thủ tục dại .1. Những việc nén làm khi đến nhà ở mới; 2. Những việc kiêng kỵ khi chuyển nhà mới ; cách lập bát hương nhà mới; em muốn tự mình cúng và cầu an tại nhà mới thì cần làm như thế nào và văn cứng thế nào thì phù hợp. Rất mong chị đanh cho em chút thời gian hướng dẫn em làm những việc này. Rất cảm ơn chị

Phlanhoa phản hồi

Bát hương thì như hướng dẫn trong bài, các việc còn lại:

- Chọn ngày lành tháng tốt hành sự

- Lau dọn nhà sạch sẽ, mua một ít trầm xông nhà để xua đuổi uế khí trong quá trình xây dựng trước khi về ở (có bán tại tiệm thuốc nam, hoặc của hàn bán đồ thờ cúng.

- Đốt xả xui: Kiếm một bếp lò than đặt sẵn ở cửa ra vào, mỗi người khi vào nhà đều phải bước qua bước lại trên lò than, nam 7 lần, nữ 9 lần để xả xui

- Tiếp lửa: Kiếm một đèn dầu, đến giờ hoàng đạo, bật bếp nhà cũ lên thắp lửa vào đèn từ nhà cũ, cầm đèn từ nhà cũ sang nhà mới châm lửa bếp mới cho đỏ, đặt lên siêu nước, đun sôi pha trà mời gia tiên. Đồng thời rút 3 chân hương và một chút tàn trong bát hương nhà cũ đem về châm vào bát hương nhà mới. Bát hương nhà cũ đem bỏ xuống sông nếu không còn ở nữa. Sau khi trà chín, thắp hương khấn Định phúc táo quân xin phép được nhập cư, đồng thời xin phép cho gia tiên nhà mình về ngụ theo cùng. (Tất nhiên nếu nhà cũ cách nhà mới hàng chục cây số thì tiếp lửa là không thể, mang một cái bật lửa cũ từ nhà cũ về nhà mới cũng được). Chú ý, quãng thời gian bước ra khỏi nhà cũ và bước vào nhà mới đều phải nằm trong cung hoàng đạo.

- Sau khi tàn chầu hương cúng táo công thì đem một vài thứ đại diện là vật dụng sinh tồn cuộc sống vào nhà, thường là két bạc, hay hộp đựng sổ đỏ, hay giường ngủ vợ chồng, vv... muốn gì thì muốn cũng không được thiếu gạo, muối và nước lã, coi như đã chuyển nhà, làm cơm cúng mời gia tiên thần linh, xong xuôi thì muốn chuyển đồ đạc về lúc nào tùy thích, quan trọng là giờ bật bếp và thắp hương xin ông công ông táo phải là giờ hoàng đạo.

 

trucduong

Kính gửi: Cô Phlanhoa Cháu có một chút thắc mắc là tại sao các quan đương niên hành khiển các năm lại mang danh hiệu các vị vua của Trung quốc như Tần vương, sở vương, ngụy vương,... Nếu được mong cô giải thích giúp cháu. Cảm ơn Cô!

Phlanhoa phản hồi:

Trong nội dung (gồm nhiều tập) tôi có nói rõ, phong tục tập quán của ta bị pha trộn giữa Phật giáo và phong tục của Trung Quốc. Đăng nội dung là để mọi người tiện bề so sánh sự khác nhau giữa tập tục Ta - Tàu - Phật. Điều đó mâu thuẫn với lời khấn của các Cụ ta.

Danh sách đó là tục của Tàu. Còn của ta thì chỉ khấn chung các quan nhà Trời thôi.

Trần Đình Đồng

em rất chân thành cám ơn chị rất nhiều,chị đã dành chút thời gian giải đáp những vấn đề mà em chưa biết.một lần nữa em xin xảm ơn và chúc chị một năm mới mạnh khỏe,hạnh phúc.

Trần Đình Đồng

Chị Phlanhoa kính mến!

em đã truy cập vào trang thông tin mà chị đã chia sẻ và hướng dẫn về cấu trúc thờ cúng tại nhà thờ họ.em thấy nhiều bài viết rất hay và đúng với phong tục tập quán của người việt. qua đó em hiểu được rất nhiều thêm về ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên sao cho đúng.em rất muốn hiểu thêm và nhờ chị bày giúp em một bài cúng ngoài mộ tổ tiên để rước tổ tiên về từ đường để tế họ hàng năm được không chị?

Phlanhoa phản hồi

Chào em. Chúc năm mới gia tộc ta an khang thịnh vượng.

Cúng rước tổ tiên từ mộ về chỉ xảy ra một lần duy nhất khi lập bài vị và bát hương thờ tự. Còn sau khi đã an vị thì linh hồn được phép ngụ trong từ đường, chỉ cần thắp hương lên tại từ đường và cẩn cáo đúng như hướng dẫn trong bài, thì linh hồn tiên tổ tự về liền không phải rước hàng năm đâu.

Lời bài khấn:

A.   Phần cẩn cáo Việt Thần Tiên để xin bảo trợ

Cung duy!

Làng...xã...huyện....Nghệ An tỉnh, Việt Nam quốc, ngày.....tháng...năm... Con / chúng con là... hậu duệ của gia tộc họ.... nay giữa đất trời nước Nam nhất tâm cẩn cáo:

Kính lạy Việt Nam Hoàng Thiên Hậu Thổ

Kính lạy các chư vị Việt Thần Tiên anh minh nhân từ

Kính lạy linh thần Thổ công – Hà Bá cai quản đất đai long mạch vùng đất này.

Kính lạy Thành hoàng bản cảnh cai quản an ninh trật tự.... (tên làng)... công liêm chính trực.

Nay chúng con có nguyện vọng đón rước linh hồn gia tiên về từ đường để báo hiếu. Cầu xin chư vị Việt Thần Tiên cho phép và cầu xin bảo hộ cho chúng con hành lễ được an lành, vẹn toàn như nguyện ước. Chúng con xin chân thành cảm ơn! (3 lạy)

B. Phần cẩn cáo gia tiên nhà mình: (sau khi cẩn cáo linh thần thì trình bày nguyện vọng chính với tổ tiên)

Kính lạy... Thủy tổ, Tiên tổ gia tộc....

Nay nhân dịp... (đầu xuân, rằm, tết...) Hậu duệ chúng con trên trần gian đứng đây với tâm thành tiết nghĩa, kính cẩn bày tỏ nguyện ước kết nối nguyên lý của đạo âm phù dương trợ. Kính mời chư vị Tiên Tổ gia tộc.... vui lòng cho phép chúng con nghênh rước linh hồn về từ đường để cháu con được cầu nguyện an lành, đặng mong cho linh hồn chư tiên ngày một cao siêu, đủ đầy năng lực phù trợ hậu thế duy trì và phát triển ngày một lớn mạnh về mọi mặt của gia tộc chúng ta. Kính mong Thủy tổ, Tiên tổ chấp thuận. Chúng con xin cảm ơn (3 lạy)

Xong lễ thì rút 3 chân hương và một nhúm đất đem về để làm bát hương.

 

Khổng Vũ Thành

Cháu rất cảm ơn vì cô đã dành chút thời gian giải đáp giúp cháu, và cháu xin được hỏi thêm một số điều. Nếu sau khi thay bài vị họ cháu hóa đi và lấy tro đổ vào bát hương như vậy có được không ạ. Trong nhà thờ họ thì kích cỡ các bát hương có sự khác nhau như thế nào? Bát hương to nhất là bát hương thờ Thủy Tổ hay bát hương thờ Thần linh ,bát hương nhỏ nhất là bát hương bà cô ông mãnh hay là còn bát hương nào nhỏ hơn ạ. Rất cảm ơn cô! Chúc cô sức khỏe nhiều!

Phlanhoa trả lời

- Bà cô ông mãnh của nhà ai thờ tại nhà đó. Nhà thờ họ chỉ thờ những linh hồn không nơi nương tựa của dòng họ, nghĩa là linh hồn không còn người thân trên dương thế, những linh hồn ấy được thờ riêng một miếu bên ngoài từ đường chính (như trong bài đã nói).

- Việc thiêu hóa bài vị lấy tro đổ vào bát hương cũng là một ý kiến không tồi. Nhưng tôi thì tôi vẫn thấy tiếc, vì nó mang ý nghĩa duy trì lịch sử, nó là dấu tích tiên tổ, bảo tồn được thì chẳng tốt hơn sao?

- Tập quán người Việt chỉ quy định cao thấp cho vị trí bát hương, không quy định to nhỏ. Trật tự thờ cúng phải là chư thiên -> chư địa -> chư thần -> chư phật (nếu muốn thờ phật) -> chư thánh (hoặc thành hoáng làng) -> thủy tổ -> tiên tổ -> cao, tằng, tổ, khảo -> bà cô ông mãnh thấp nhất.

Bạn cũng cần lưu ý, những bát hương đã duy trì được đến trăm năm lịch sử không nên thay mới, vì nó vốn rất linh thiêng mới có thể tồn tại. Ở quê tôi có câu chuyện về một cái lư hương cổ để trơ trọi trên một nền miếu không có mái hàng trăm năm. Ngày nay, vì kẻ gian nhìn thấy lư cổ có giá trị nên trộm đem bán, nhưng cứ trộm đi được vài tháng lại phải đem về trả chỗ cũ. Mấy chục năm trở lại đây, ít nhất 3 lần kẻ gian lấy trộm cuối cùng phải hoàn lại. Bạn suy nghĩ nhé, chớ có vì hào nhoáng của hiện đại mà đánh mất sự linh nghiệm của tiên tổ.

 

Khổng Vũ Thành

Cháu chào cô! Trong nhà thờ họ cháu có một số bài vị của các vị Tổ nhưng do cách đây hàng trăm năm đến nay đã mờ chữ và mối mọt và cũng khuyết một số cụ. Nay nhân dịp thanh minh họ cháu muốn mở ra sao chép và làm lại, làm bổ xung để rằm tháng 7 tới an vị. Vậy có được không và thủ tục làm như thế nào? Rất mong sự trợ giúp của cô!

Phlanhoa trả lời:

Chỉ cần bạn nghĩ giống như mình sửa chữa đồ vật trong ngôi nhà của người dương thế thôi. Trước tiên là làm lễ xin phép các cụ cho sửa chữa. muốn biết các cụ đồng ý không, nhân dân thường dùng hai đồng tiền đồng, đánh dấu mặt âm dương bằng hai màu trắng đen, để xin. Sau khi khấn rõ nguyện vọng thì vài ba vái rồi tung đồng tiền xuống đĩa, nếu một mặt sấp mặt ngửa là các cụ đồng ý, hai mặt trắng là tạm đồng ý, còn nếu như hai mặt đen thì phải khấn lại. Tung 3 lần mà vẫn hai mặt đen thì tạm thời chưa được các cụ nhất trí, phải lui lại một thời gian rồi xin lại sau.

Bài vị cổ dù xấu đẹp cũng rất linh, bạn nên xử lý mối mọt và cố gắng tu bổ sử dụng lại, trường hợp không tu bổ được nữa thì mới xin làm mới. Cái cũ sau khi xử lý mối mọt, đem đóng bao cho kín cất vào hòm làm kỷ niệm, duy trì dấu tích dòng họ.

 

Thân Quốc Huấn

Tôi là Trưởng tộc nhưng không học Hán văn, cũng không có nhiều hiểu biết về nghi thức cúng tế dòng họ. Nay đọc các bài viết trong website này thấy rất bổ ích. Vậy nên xin được coppy, có được không?

 

Phlanhoa hồi đáp

Gửi các bạn Thân Quốc Huấn, Nguyễn Vinh Quang và Nguyễn Xuân An

Các bạn thông cảm. vidamdodua.com là website cá nhân của Phlanhoa, nên được bên thiết kế web cấu trúc ở dạng không publish, chống copy bài viết. Do đó Phlanhoa không thể đáp ứng yêu cầu copy của các bạn.

Tuy nhiên các bạn có thể sử dụng phím "Print Scrn/SysRq" để chụp lại nội dung và lưu về máy tính của mình. Cách làm như các bước sau: 

1. Ấn vào phím "Print Scrn/SysRq" (góc phải hàng trên cùng bàn phím)

2. Tiếp tục ấn đồng thời hai phím "Ctrl + C"

3. Tiếp tục đúp chuột vào nút Start ở góc trái dưới cùng màn hình và chọn lệnh  Program => chọn Accessories => chọn Paint => một khung cửa số mở ra, bạn đưa con chuột vào đó và bấm đồng thời hai phím "Ctrl + V". Nội dung bài viết sẽ hiển thị trong khung cửa sổ dưới dạng file ảnh. Khi đó bạn có thể lưu lại dưới dạng ảnh hoặc PDF để in ra bình thường.

Chúc thành công.

Nguyễn Xuân An
Tôi thấy bài viết này rất bổ ích cho tôi. Vì vậy xin tác giã cho phép tôi được copy trang này. Tôi xin chân thành cảm ơn tác giả. Nếu được xin tác giả gửi bài viết này vào địa chỉ mail: rongvang8184@gmail.com
mai thị thu hiền
xin in toan bo noi dung ve cach tho cung to tien dong ho
Lê Công Trung

Kính gửi tác giả Phlanhoa- chủ nhân website. Tôi đang sưu tầm các Mẫu Văn khấn Giỗ Tổ tại từ đường.Tôi nghĩ trang website nầy của tác giả rất bổ ích cho tôi.Vì vậy xin tác giả cho phép tôi được copy trang nầy. Tôi xin thành tâm cám ơn tác giả.

Phlanhoa hồi đáp:

Vâng! Phlanhoa đồng ý.

 

Lê Công Trung

Xin đề nghị tác giả Phlanhoa cho phép tôi được copy trang nầy trên "website cuả Phlanhoa". Xin thành tâm cám ơn.

Phlanhoa hồi đáp:

Vâng! Phlanhoa đồng ý.

Bạn xác nhận lại địa chỉ Email, Phlanhoa sẽ gửi bản Word cho bạn.

Chúc vui.


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Cấu trúc thờ cúng tại nhà thờ họ và nghi thức tổ chức tế lễ hàng năm - Phần III & IV (17h: 30-04-2013)
 Thờ cúng Táo Quân ở Việt Nam nên như thế nào cho phù hợp với phong tục tập quán người Việt? (15h: 05-09-2010)
 Sứ mệnh của cây hương trầm và chữ Tâm trong đạo thờ cúng (19h: 02-03-2014)
 Linh hồn (17h: 31-07-2014)
 Bài đọc thêm: CỔ NHÂN VÀ CÁC TỤC LỆ NGÀY XUÂN (06h: 26-12-2020)
 Ý nghĩa những thức bày cỗ cúng truyền thống của người Việt (17h: 21-01-2015)
 Lễ cầu an, cầu siêu, tạ, tảo mộ, động thổ di dời xây cất mồ mả ... (16h: 22-03-2016)
 Có nên bỏ viên thạch anh vào bát hương? (23h: 02-04-2016)
 Tết Đoan Dương có lẽ là ngày khai quốc của tộc người Việt Thường? (11h: 09-06-2015)
 Trùng tang – phép tính và phép giải (20h: 16-11-2012)