Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Từ điển tiếng Nghệ An - Hà Tĩnh
 Giai thoại Đồ Nghệ
 Kho tàng truyện dân gian Nghệ An - Hà Tĩnh
 Đó đây quê mình Nghệ - Tĩnh
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Phục sức của người Xứ Nghệ xưa – Phục sức của Nam
 
(08h: 23-07-2012)
Trích đoạn trong tập: Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh – Viện nghiên cứu văn hóa dân gian – chủ biên Nguyễn Đổng Chi
***

Đồ mặc nam giới có phần đơn giản hơn của nữ và không được văn học dân gian nói đến nhiều. Quần, áo cánh, áo dài, khăn, khố, đó` là tất cả những gì của nam giới vào hàng trung lưu trở lên, dùng để che thân. Chiếc quần dài thường bằng vải, hoặc lụa màu trắng, quần nâu chỉ mặc ở nhà hay khi lao động. Các cụ già vào tiệc thọ, tiệc yến mới mặc quần lụa điều. Cái quần đặc biệt ở chỗ không may lối giải rút, mà may cạp (gọi là lài) rộng độ nửa khổ vải. Chỉ với cái cạp không thôi cũng có thể vận quần buộc ra trước bụng một cách khá đơn giản, nhưng có nghệ thuật. Các cụ gia cũng thường mặc theo kiểu buông lá tọa mỗi khi cần xắn ống lên cao. Nổi bật nhất vẫn là chiếc thắt lưng (cũng gọi là khố), vì khi cần có thể tạm dùng nó đóng khố được. Khi đi đâu thường buộc ngoài cạp quần, bỏ múi xòe ra phía trước, nhưng không thả xuống sát gấu như của nữ, mà chỉ xuống đến nửa bắp vế, để che phủ phía trước hạ bộ.

Khác với áo cánh nữ, áo cánh nam thường rộng rãi, ống cửa tay cũng rộng. Vạt áo không gặp nhau ở trước bụng như đời sau, mà thường gài về bên phải, có các khuy bằng vải tết, hoặc bằng giải để buộc với nhau. Nếu dựa theo bức tượng Đặng Tiến An, thì có lẽ áo ngày xưa có cổ đứng như sau này. Nó thường màu trắng hoặc nhuộm nâu bầm, hoặc thâm để mặc thường. Đó những cái áo dài đo may bằng vải nâu bầm rất bền, nên mặc được khá lâu, có người gọi là áo chung thân, có người dùng cả mặc cả đắp, như câu Hàn nho phong vị phú “Áo vải thâm nặng trịch, lạnh làm mền, nực làm gối, bốn mùa thay đổi bấy nhiêu”… Mùa hè có áo lương hoặc the thâm, mùa đông có áo kép, áo bông; áo kép thường là áo dài may bằng hai lần vải. Bài vè cổ dưới đây nói đến cách ăn mặc chưng diện chủ yếu là của anh đồ vào những trường hợp khác nhau:

Mở rường ra,

Lấy áo the hoa,

Cha đồ mặc,

Mẹ đồ mặc,

Quần lụa Hạ mới cắt,

Áo lụa Hạ mới may,

Của thầy mẹ mới cho đây,

Khi đi thie đi khóa,

Khi đi làng đi xã,

Đã có áo nu bầm,

Đã có áo kép thâm,

Hãy đang còn lên nước…

                      (TL số 98)

Khăn chít đầu thường bằng vải thâm hoặc xanh sẫm, hoặc bằng lượt nhiều màu tam giang sẫm, khăn thường xếp nếp cẩn thận, chít kiểu chữ nhất hoặc chữ nhân , quấn bốn năm vòng, trong đó có một vòng bọc lấy búi tó phía sau. Các cụ già thường quấn rối. Kiểu khăn thủ rìu cũng ít thấy, nếu có thì trong đám phường buôn và thợ thủ công hơn là nông dân. Nón đ65o đầu là kiểu nón chóp. Người sang thì nón lông, nón dứa, người thường thì nón lá hoặc nón sơn như ao ước của nữ giới trong một đoạn vè sau đây:

Em ngồi em ước một người,

Mặc cái quần lụa Hạ,

Thắt chạc lưng tơ đờn,

Đầu đội nón chóp sơn…

Xưa hơn nữa thì “Học trò đội nón Thượng. Kẻ thanh quý đội nón Xuân Canh (tục gọi là nón Lứ), người đi cày đội nón nhỏ trên tròn, đàn bà cũng đội như thế. Nay (1857) thì ai cũng đội nón chóp, học trò thêm nan tre sơn đen, quai nón bằng lụa trắng có giải thòng xuống) (TL số 51).


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Phục sức của người Xứ Nghệ xưa – Khăn vấn, khăn trù, giày dép và trang sức (23h: 03-07-2012)
 Mây ngàn gió núi Ngàn Trươi (10h: 19-06-2012)
 Phục sức của người Nghệ Tĩnh xưa: - Váy (18h: 14-06-2012)
 Liên hoan CLB dân ca, ví giặm Xứ Nghệ toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2012 (16h: 14-06-2012)
 Phục sức của người Xứ Nghệ xưa: Áo cánh và áo dài (22h: 09-06-2012)
 Ngày 26.3 sẽ khai mạc Lliên hoan dân ca Ví, Giặm Xứ Nghệ (13h: 09-06-2012)
 Phục sức của người Xứ Nghệ xưa – Yếm và dải quấn lưng (22h: 03-06-2012)
 CU ĐƠ HÀ TĨNH (00h: 20-05-2012)
 Tập huấn Dân ca ví dặm xứ Nghệ (10h: 05-04-2012)
 Tổ chức Festival dân ca, ví dặm xứ Nghệ (14h: 16-03-2012)