Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Câu đối trào lộng Xứ Nghệ
 
(23h: 15-08-2012)
Trích trong tập “Câu đối Xứ Nghệ -Tập 2” – Hội văn nghệ dân gian Nghệ An
***


Câu trào phúng của cụ tế

Đình Nguyên – Hoàng giáp tiến sĩ Đặng Văn Thụy.

(Quê ở làng Nho Lâm (nay là Diễn Thọ - Diễn Châu – Nghệ An)

 

Câu đối đả kích bọn thầy cúng:

Xôi giả, vạ thật, vạ thật nhiều,xôi có giả đâu

Cú kêu, ma ăn, ma ăn lắm, cú đừng kêu nữa

 

Câu đối khuyên người đừng mải chơi

Bài tổ tôm, Nôm Thúy Kiều, bụi tục thôi đừng mê mẩn mãi

Dạ cám rau, quan tiền sẻ. rừng nho âu cũng đúc rèn nên

 

Câu đối của hai ông cháu:

Một người cháu của cụ Tế thấy ông hay khích họ Cao, lại thấy ông hay chữ, nên đề:

Bà Cao, mẹ Cao, vợ Cao, sao chửi họ Cao lắm thế?

Ông đối lại:

Ông Đặng, cha Đặng, con Đặng, nhờ đâu ta Đặng như vầy?

 

Cháu không được ngoan, ông dư dứ cái gậy như dọa đánh cháu và đọc:

Làng Nho, có đứa nho nhe, Nho không ra trò, nho dốt, nho dở

Nho đây là Nho Trình, cháu nội cụ Tế, cháu đối lại:

Xóm cụ, có thầy đồ cụ, cụ mà chưa đủ, cụ lắc, cụ lơ

(chữ cụ ở đây có còn có nghĩa là cũ, còn chữ đủ phát âm theo tiếng địa phương nghe như dấu nặng)

Cụ Tế bèn ra câu đối khác:

Cụ là đủ, cụ là sợ, cụ đã đủ, cụ nào có sợ

Cháu đáp lại:

Văn là chữ, văn là nghe, văn hay chữ, văn nào có nghe

(Văn chữ Hán, có chữ nhĩ lài tai; cụ là đủ, cụ cũng là sợ

 

Câu đối thời học trò được thầy khen hay của cụ Tế:

Bà Thượng trên Hạ xuống

Tú Hữu có vô không

 

***

Câu đối của Trần Như Đán

Thầy giáo Ô Giang Địch (Hoa Thành, Yên Thành) tính tình ngất ngưởng, đôi khi tự dưng khóc: “tôi thương người kiếp trước”?

Năm ấy, trên 30 tuổi, thầy đố ai “Vịnh” thầy bằng câu đối thầy ưng, thầy sẽ đãi rượu với thịt ngan. Hưởng ứng, Trần Như Đán (Yên Thành) đã có ngay tác phẩm:

- Những mười mấy năm lăn lóc mãi trong ngành, chẳng chết quách cho xong, dù Hợp, dù Châu, dù Nhãn Tháp, Kim, Vân, hay hay dở dở mặc về sau, xương trắng trăm năm lòng vẫn đỏ.

- Ngoài ba mươi tuổi chuầy chòa trên cõi thọ, khéo sống dai chi nữa, nào thơ, nào rượu, nào văn chương, đàn, nhạc, nhớ nhớ thương thương người kiếp trước, da vàng muôn triệu mắt ai xanh.

(Chú thích: Hợp Thành, Châu Thành, Nhãn Tháp. Kim Thành, Vân Tụ là những nơi thầy Địch đã dạy học; thầy có năng khiếu về thơ, nhạc lại hay uống rượu)

***

 

Một số câu đối trào lộng khác lưu truyền trong nhân dân

 

Đi đàng đất thịt trơn như mỡ

Ngồi côộc cơn da rét thấu xương

 

***

Ruồi đỗ mâm xôi đỗ

Kiến bò đĩa thịt bò

 

***

Gà ngẩng cổ mổ kê

Hươu cúi đầu lắt lộc

***

 

Ông quan Kẻ Trảy, đi võng đòn tre

Trúc cổ xuống khe, nằm thở hi hóp

                                                     (Sưu tầm của Thái Kim Đỉnh)

 

Ruộng cu cu chọi chắc, ba gánh lúa cồi

Nhà rặt rặt vắng tanh, vài giàn tre mọt

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Cô Hồng cởi áo là cô Hồng trần (18h: 12-08-2012)
  Chữ Thiên trồi đầu (18h: 11-08-2012)
 Ý nghĩa của chữ “Mần” trong tiếng Nghệ (13h: 16-07-2012)
 Văn tế bố vợ (00h: 22-03-2012)
 Truyện kể về cố Bờ Ao - Kỳ 2 : Phát mả Trạng nguyên (17h: 16-12-2010)
 Trung ương chia cứ chia, bầy tui vận cứ hợp… (22h: 03-05-2011)
 Chuyện kể về cố Bờ Ao (12h: 15-12-2010)
 Văn chương thủ khoa (00h: 25-09-2010)
 Mô có phải ngoại ngữ? (10h: 13-08-2010)
 Truyện dân gian Nghệ An - Hà Tĩnh (10h: 06-07-2010)