Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Từ điển tiếng Nghệ An - Hà Tĩnh
 Giai thoại Đồ Nghệ
 Kho tàng truyện dân gian Nghệ An - Hà Tĩnh
 Đó đây quê mình Nghệ - Tĩnh
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Phục sức của người Xứ Nghệ xưa – Phục sức của người lao động (tiếp theo)
 
(23h: 21-08-2012)
Trích đoạn trong tập: Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh – Viện nghiên cứu văn hóa dân gian – chủ biên Nguyễn Đổng Chi
***

Người ta kể chuyện có một bà nọ đi dự đám rước dâu đường xa. Bộ áo chít quần chin bằng hàng đẹp, quần lĩnh áo xuyến bây lâu xếp nếp bầy giờ mới có dịp đưa ra chưng diện. Không may cho bà là đi đường trời tự nhiên nổi bão, gió đánh mạnh vào bộ quần áo cất đã quá lâu không dùng đến, nên rách tơi tả, đến nỗi đám rước dâu ấy phải dừng lại dòng đường cho đương sự phái người vế nhà lấy quần áo khác để thay.

          Đối với nam có quần áo cổ y, áo khá dài, cổ đừng hơi cao, có lẽ cũng từ miền Bắc du nhập. Có câu: Mừng chàng mặcv áo cổ y, đường kim mũi chỉ thậm chi tài tình.

          Chỉ đến đầu thế kỷ, với sự xuất hiện thành thị (ở Xứ Nghệ là thành phố Vinh Bến Thủy và các thị xã, thị trấn) kiểu áo chít quần chin dần dần mới có đất dụng võ. Tuy nhiên từ đó cho đến tận cách mạng tháng tám truyền thống ăn mặcv cũ vẫn có một sức sống dai dẳng.

          Người ta chỉ dám cách tân bộ phận, ví dụ cái áo cánh của nữ lúc này đã bớt cũn cỡn, vì mảng lườn không có ai bảo ai, bắt đầu được che đậy thật kín, ống ty cũng bớt bó sát vào cánh tay, tuy rằngh cửa tay vẫn xẻ để cài bằng khuy bấm. Cuối cùng ống ytay ngày một rộng dần ra để không còn phải xẻ nữa. Chiếc cổ thìa vẫn còn, nhưng đang đi vào xu thế bớt thìa dần dần và đã gần với kiểu cổ tròn. Hai vạt trước của áo cánh đượcv chít từ cổ xuống bụng bằng những hàng khuy bấm, khuy sứ hoặcv vỏ trai (gọi là cúc xà cừ) xin xinh. Đã thế thì chức năngh trang điểm của chiếc yếm thâm trước đây đã có mãnh lực với các chàng trai – sẽ không có lý do tồn tại. Nó chỉ còn làm mỗi một nhiệm vụ là nâng đỡ cặp vú và ép chúng về phía sau, và nhiệm vụ ấy sẽ chờ ngày bàn giao cho cái coóc-xê, rồi xu-chiêng để tự thủ tiêu. Riêng chiếc váy vẫn còn nhiều tiện nghi đối với thói quen của nữ giới ở nông thôn nên nó chưa thực sự lâm vào số phận đào thải. Nhưng dối với nữ học sinh, nữ công chức, nữ cán bộ cách mạng, thì nó chỉ còn là vs65t lưu niệm. Mặc dù thế, điều mà ta không thể không chú ý là phong trào mặc Âu (1928) chỉ đến với Nam mà không hề đến với nữ. Có lẽ vì thế, từ khi nữ giới tân tiến Xứ Nghệ chuyển sang mặc quần đen thì kiểu phục sức này lại trở thành “mối duyên nợ” thắm thiết, chưa biết lúc nào mới lại gỡ ra được.

          Đặc biệt lúc này có sẵn nhiều hàng vải vóc cũng như đồ phục sức trang sức tiện, đẹp mới nhập từ ngoài vào mà hạng trung lưu cũng có thể may sắm (ví dụ gấm vóc, áo sa tanh, nón dứa, nón Ba Đồn, ô lục soạn, guốc mộc quai ngang, giày hạ, giầy “giôn”, dép “xăng đan”…), so với xưa kia chỉ có hạng sang giàu mới quen dùng và mới có thể sắm nổi. Vì vậy trong phục sức đã có những chuyển biến nhất định. Đây là bóng dáng những chàng trai thành thị:

Mừng chàng quần áo mọi màu

Quần hồ lơ trứng sáo, áo trắng phau cánh cò.

Nông thôn:

…Ô lục soạn vác vai

Áo cánh lụa da bài

Khăn tay lý hai ngoai

(TL số 98 – Khuyên mẹ dòng tái giá)

Và bóng dáng các cô nàng thành thị:

Mừng nàng má phấn môi son

Áo màu huyền cánh quạ, tóc xanh non seo gà.

“Tóc seo gà” vốn là món được du nhập từ các thành thị miền Bắc vào đây vàco1 lẽ cũng chỉ là cá biệt. Nữ Xứ Nghệ từ xưa không có tập quán chít tóc để seo gà. Như vậy bên cạnh xu hướng “mặc Kinh”, còn có xu hướng “mặc Bắc”. Nhưng nói chung cả hai xu hướng cũng chỉ diễn ra với mức độ vừa phải ở các thành phố, thị trấn và xung quanh các chợ lớn. Đoạn vè sau đây phản ánh một tình hình biến chuyển trong ăn mặc, nhưng chưa phải ở các thành phố, thị trấn và xung quanh các chợ lớn. Đoạn vè sau đây phản ánh một tình hình biến chuyển trong ăn mặc nhưng chưa phải thực sự mạnh tay:

“… Côi thể dạng con người,

Bằng lượng vàng vô giá,

Quai thao thâm nón hạ,

Khăn nhiễu lục thắt lưng,

Mặc áo chít quần chin,

Đôi hoa vàng giấp giới,

Đôi trằm vàng giấp giới,

Khăn chít vành Hà Nội,

Ướm mặc kiểu Thừa Thiên,

Miệng nói đôi đồng tiền,

Rõ mày hoa mắt phượng,

Rõ mày ngài mắt phượng.

(TL số 198)

          Tuy đã mặc áo chít quân chin, tuy khăn đã chít theo kiểu Hà Nội, Yếm đã mặc theo kiểu Huế, nhưng cái nón Thượng quai thao và dải thắt lưng bằng nhiều màu lục còn được bảo lưu, chứnhg tỏ sức mạnh của truyền thống.

          Trong cácv miền núi ở Nghệ Tĩnh, thì hệ Thái có nhiều loại họa tiết trang trí nhất, những họa tiết này có truyền thống lâu đời được trình bày chủ yếu trên các mẫu dệt, thêu của chị em phụ nữ, như các đườnhg nét chạy và viền trên chân váy tà áo các hình cách điệu về cảnh vật, con người, con vật (chân váy), các màu hoa (khăn lúp đầu, tút dết), các họa tiết tổng hợp (chăn đắp cho người chết gọi là băm bạng), các kiểu mẫu họa tiết này là gia truyền của riêng từng nhà do sáng tạo của các phụ nữ kiêm nghệ nhân truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng miệng và bằng thực hành. Qua các thời kỳ sử dụng kiểu mẫu họa tiết truyền thống, các thế hệ sau đã từ nhữngđường nét và màu sắc cơ bản, phát triển ngày càng thêm phong phú để phục vụ cho nhu cầu đời sống theo nhu cầu cần thiết của họ. Các hình đưa vào mẫu dệt, thêu trên chăn cưới, băm bạng, hay gấu váy…đều được cách điệu khá cao như: mặt trời, hươu, nai, hổ, rồng, rắn (có khi là rắn hai đầu) chim bồ câu, các loại bướm và hoa… Các họa tiết trang trí hình học tuy đơn giản nhưng tinh tế. Màu sắc khá độc đáo, hấp dẫn, chỉ dùng các màu chính nguyên chất màu vàng, da cam, lục, lam, chàm, tím. Nếu tách riêng từng màu để cạnh nhau thì thấy chối, nhưng do cách sắp xếp tài tình về màu sắc, nên nhìn chung hài hòa đẹp mắt.

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Phục sức của người Xứ Nghệ xưa – Phục sức của người lao động (23h: 19-08-2012)
 Phục sức của người Xứ Nghệ xưa – Phục sức của Nam (08h: 23-07-2012)
 Phục sức của người Xứ Nghệ xưa – Khăn vấn, khăn trù, giày dép và trang sức (23h: 03-07-2012)
 Mây ngàn gió núi Ngàn Trươi (10h: 19-06-2012)
 Phục sức của người Nghệ Tĩnh xưa: - Váy (18h: 14-06-2012)
 Liên hoan CLB dân ca, ví giặm Xứ Nghệ toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2012 (16h: 14-06-2012)
 Phục sức của người Xứ Nghệ xưa: Áo cánh và áo dài (22h: 09-06-2012)
 Ngày 26.3 sẽ khai mạc Lliên hoan dân ca Ví, Giặm Xứ Nghệ (13h: 09-06-2012)
 Phục sức của người Xứ Nghệ xưa – Yếm và dải quấn lưng (22h: 03-06-2012)
 CU ĐƠ HÀ TĨNH (00h: 20-05-2012)