Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Hai vị Thành Hoàng đất Vinh
 
(10h: 21-09-2012)
Hai vị Thành Hoàng đất Vinh(Rút trong tập: Tìm trong di sản Văn hóa Xứ Nghệ - Tác giả: Đào Tam Tĩnh – XNB Nghệ An)
***

Tại nhà thờ họ Nguyễn Yên Trường, nay thuộc khối 6, phường Hồng Sơn, thành phố Vinh, hiện còn lưu 5 bản sắc phong và tấm bia đá ghi công hai vị thành hoàng làng Nguyễn Viết Nhung và Nguyễn Viết Phú.

       Nguyễn Viết Nhung là hậu duệ - cháu đời thứ 4 của Phượng quận công Nguyễn Địch Sầm. địc Sầm là cháu cùa cố nội Thái Bảo, Hoằng Quốc công Nguyễn Công Duẩn – công thần, danh tường triều Lê Sơ. Họ Nguyễn nguyên gốc ở trang Gia Miên, huyện Tống sơn, nay là huyện Hà Trung ,tỉnh Thanh Hóa. Cùng chung ông tổ, chi nhành trên là Nguyễn Hoằng (chúa Tiên) con của Nguyễn Kim đã nghe theo lời khuyên của Trang nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, vượt đèo Ngang vào Thuận Hóa lập nghiệp., sinh ra dong họ Nguyễn đằng trong với 9 đời chúa và 13 đời vua. Nguyễn Viết Nhung chỉ vào đến phường Yên Trường, xã Mai Am thì dừng lại, chiêu dân, lập ấp, mở mang vùng đất Vinh ngày nay. Bia đền thờ Thành hoàng làng Trung Mỹ ghi về Nguyễn Viết Nhung như sau:

 

          “Ngài báo ứng Nguyễn Trưởng công thời Lê Triều, quê tỉnh Thanh Hóa, là hậu duệ của Phương Quân Công. Nam Quang Hưng đời Thế Tông, Người dời vào Nghệ An, định cư ở phường Yên Trường, xã Mai Am, chiêu dân lập ấp. Làng Trung được thành lập từ hồi ấy. Vài trăm năm sau, trải qua biết bao nắng mưa, sương gió, giang sơn mới được như bây giờ. Khi người qua đời, để tưởng nhớ công đức Người, nhân dân bèn lập đền thờ ở xứ Mã Hàn (gi1p Phú Mỹ ngay nay), nơi khu vườn Người ở”.

 

          Con trai thứ hai của Nguyễn Viết Nhung là Nguyễn Viết Phú, thi đậu Hương cống, rồi trúng Tam trường thi Hội năm Dương hòa, đời Lê Thế Tông. Ông được bổ làm quan ở đạo Kinh Bắc, giữ chức Hình phó Hiến sát sứ. Văn bia ghi:

 

          “Năm Giáp Ngọ, niên hiệu Thành Thái, người được thờ chung với thần Nguyễn trưởng công – Năm ấy hai vị đều được sắc phong Thành Hoàng phúc thần. Từ đó về sau việc phong tặng còn được tiếp nối nhiều lần. Nhân dân được phép hương khói phụ thờ như cũ”.

 

          Từ làng Trung do Nguyễn Viết Nhung lập nên. Nguyễn Viết Phú và con cháu nối đời khai phá, mở mang ổn định cư dân ra 4 làng khác là: Làng Đông, làng Yên, làng Nam, làng Vang. Làng Trung, làng trung tâm, sau được gia thêm chữ Mỹ là đẹp, nên gọi là làng Trung Mỹ, nay gồm phường Hồng Sơn, phường Lê Mao và xã Vinh Tân; phía tây giáp Thành cổ Vinh, phía nam giáp sông Vinh. Đình Trung Mỹ nay là nhà trẻ Vinh Tân. Làng Đông ở phía Đông của làng Trung, sau gia thêm chữ Yên (yên ổn), nên gọi là làng Đông Yên; làng chạy dọc lên phía bắc đến Bưu điện thành pho6` (thủ phủ của tổng Yên Trường), qua phía đông là Quảng trường Hồ Chí Minh, giáp với Yên Dũng Thượng xưa, nay thuộc phường Trường Thi. Làng Yên, sau gia thêm chữ Thịnh, gọi là làng Yên Thịnh, sau lại đổi là làng Phúc Lộc; loàng Nam ở Đông Nam thành phố, bắc giáp làng Đông, đông giáp Bến Thủy, tây giáp làng Trung Mỹ, nam giáp sông Vinh và phường Trung Đo ngày nay. Làng Nam, làng ở phía nam làng Trung, thêm chữ Khang là yên, nên sau gọi là làng Nam Khang; đình làng ở gần chùa Đá, nay thuộc xóm Tân Hòa, Vinh Tân – phía sau nhà máy xay. Làng Vang còn gọi là Yên Vinh (chữ Vinh là vẻ vang), phía tây giáp sông Chính Đích (Hưng Nguyên), chạy về phía nam dọc sông Vinh, phía đông giáp thành cô Vinh, phía bắc giáp làng Trung Mỹ, Mỹ Hậu. 5 làng trên đời Đồng Khánh gọi là xã Yên Trường (theo sách “Đồng Khánh ngự lãm địa du chí lược Nghệ An tỉnh”). Ngoài ra họ Nguyễn Viết còn có công định cư ở xã Vĩnh Yên. Hai xã Vĩnh Yên và Yên Trường nằm gọn ở trung tâm thành phố Vinh ngày nay, bao gồm: phường Cửa Nam, phường Đội Cung, phương Hồng Sơn, phường Quang Trung, phường Vinh Tân, xã Hưng Đông và một phần các phương Lê Lợi, Hưng Bình, Trường Thi, Trung Đô, Đông Vĩnh. Chính vì vậy các vua triều Nguyễn đã có nhiều sắc phong cho cha con Nguyễn Viết Nhung và Nguyễn Viết Phú là Bản cảnh Thanh Hoàng làng để sức cho dân thờ tự. Sắc vua Thành Thái năm thứ 8 ghi như sau:

 

“Sắc Nghệ An tỉnh, Nghi Lộc huyện, Yên Trường tổng, Yên Trường thôn phụng sự Bản cảnh Thành Hoàng Lê Triều Hiến sát phó [sứ] chi thần, nậm trước linh ứng, hướng lai vị hữu [tứ] kim phi thừa, [cảnh] mệnh diện niệm thần hưu, trước phong vị dực bảo [Trung hưng, linh] phù chi thần, chuẩn nhưng, cựu phụng sự thần, bảo ngã lê dần, khâm tai”. Sắc mệnh chi bảo – Thành Thái bát niên cửu nguyệt nhị thập ngũ nhật.

 

Một sắc khác (bị mất một số chữ và dòng lạc khoản niên đại) phong cho Nguyễn Viết Nhung như sau:

 

“Sắc Nghệ An tỉnh, Nghi Lộc huyện, Yên Trường tổng, Trung Mỹ thôn phụng sự Bản cảnh Thành Hoàng báo ứng chi thần, nậm ứng hướng lai, vị hữu dự phong [tứ] kim phi thừa, [cảnh] mệnh diện niệm thần hưu, trước phong vị dực bảo [Trung hưng, linh] phù chi thần, chuẩn nhưng, cựu phụng sự thần, bảo ngã lê dân, khâm tai”.

 

Như vậy, Nguyễn Viết Nhung được sắc phong làm Thành Hoàng thô nTrung Mỹ, xã Yên Trường. Nguyễn Viết Phú là Thành Hoàng thôn Yên Trường, tổng Yên Trường. Tên làng Yên Trường được Nguyễn Viết Nhung đặt với ý nghĩa thời đại lúc đó: vua Lê Trang Tông được Nguyễn Kim và dòng họ Nguyễn Cảnh phó trợ dánh lại nhà Mạc, buổi đầu dựng nghiệp, vua cho xây dựng tạm Hành cung – Đại bản doanh ở sách Vạn Lại, Thanh Hóa và gọi là cung Yên Trường (yên vững mãi), sau đó phát triển, dành lại được kinh đô Thăng Long.

 

Vùng đất Yên Trường và Vĩnh Yên ngày nay trù phú, dân dân trờ thành đô thị sầm uất, nơi được chúa Trịnh đặt hành dinh – gọi là Vĩnh Dinh, nơi chứa lương thực, vũ khía (Vĩnh Khố)…vùng đất này còn vinh dự được vua Quang Trung chọn làm đất đóng đô và đã cho xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô, nhưng tiếc là chưa hoàn thành thì vua Quang Trung đột ngột băng hà.

 

Vua Gia Long lên ngôi năm 1802, thì năm 1803 cho xây dựng Văn Miếu Vinh, năm 1804 cho xây dựng Miếu Thành Hoàng Vinh, cùng lúc cho chuyển dời trấn sở và chợ tỉnh ở Lam Thành, Phù Trạch về Yên Trường và Vĩnh Yên. Sách “Đại Nam nhất thống chí” của quốc sử quán triều Nguyễn “T.2, Huế, Thuận Hóa (1996) ghi: Miếu Thành hoàng; ở địa phận huyện Chân Lộc, phía tây bắc tỉnh thành, thờ Thành Hoàng bản cảnh, dựng nam Gia Long thứ 3).

 

Trên vùng đất này, con cháu hai vị Thành Hoàng ngày nay phát triển sinh sôi thành hai Tiểu tôn và 11 chi, mỗi chi khoảng 500 khẩu. Con cháu hai vị Thành Hoàng có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước. Nhựng người tiêu biểu cho họ Nguyễn Viết, như cụ Đề Mậu (một trong 12 võ tướng nổi tiếng  của Phan Đình Phùng); Nguyễn Trong Phiệt là ủy viên xứ ủy; các lão thành cách mạng như Nguyễn Duy Bổng, Nguyễn Lợi, Nguyễn Xuân Châu; bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Năng; các tiến sĩ thời hiện đại như Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Đức Hòa; các bí thư Đảng ủy và chủ tịch phường như Nguyễn Gia Long, Nguyễn Đình Chất, Nguyễn Đức Trung; các nhà văn nổi tiếng như Minh huệ (tác giả bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”), Nguyễn Trong oánh vv…

 

Người làm rạng danh cho họ Nguyễn Viết còn có Nguyễn Đức Lý (1874-?), đậu cử nhân cùng khoa với Giải Nguyên Phan Bội Châu, đậu Hoàng giáp tiến sĩ khoa đinh Mùi – năm Thành thái thứ XIX (1907). Ông làm quan đến Đốc học, Hồng lô tự khanh, Ấn sát Thanh hóa. Bài văn bia khắc trên đá: “Bia đền thờ Thành Hoàng làng Trung Mỹ” do ông biên soạn có phần kết như sau:

 

“Hai vị Thành Hoàng ấp ta đã có công khai hóa mở mang thôn xã. Cho đến ngày nay, người học trò đang được tiếp tục hưởng lộc xưa; người làm ruộng đang thừa kế cơ nghiệp cũ. Ân đức con dành cho chúng ta đó, không thể để mai một được…

 

Than ôi! Xã hội có đổi mới. Non sông vẫn là non sông cũ! Đứng nơi đây trông ra bốn phương, nghĩ về cội nguồn xa xưa, làng ta tràn đầy sung sướng, tưởng như đang thấy anh linh hai vị phảng phất gần xa, bên sông Lam, núi Quyết.

 

Nghị giáp tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Vị - Hồng Lô tự khánh, Ấn sát Thanh Hóa về hưu, chán hệ gần Đan Khuê Nguyễn Đức Lý bái bút.

 

Thân, sắc, kỳ, hào, hương, lý, dân hộ làng Trung Mỹ tạc bia”. (theo bản dịch của nhà giáo ưu tú Phạm Nhượng).

 

Công lao của hai vị Thành Hoàng làng Nguyễn Viết Nhung và Nguyễn Viết Phú đói với việc khai cơ lập ấp phát triển làng, xã ở Vinh thật to lớn. Ngày nay, vùng đất do hai vị mở mang đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa qua trong của đô thị Vinh – khu vực có thành cổ, chợ Vinh, phố chợ…

 

Thiết nghĩ hai vị Thành Hoàng Nguyễn Viết Nhung và Nguyễn Viết Phú nên có tên trên bản đồ tên đường phố ở Vinh. Dền Bản cảnh Thành hoàng cũng cần được khôi phục xây dựng để nhân dân nhớ ơn người mở mang đất Vinh và cũng là điểm thu hút khách du lịch đến tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển của đô thị Vinh.

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Thạch Hà – Miền cố hương của ba vị vua (11h: 19-09-2012)