Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
CÁ GỖ ĐI THI
 
(00h: 22-12-2013)
CÁ GỖ ĐI THI Tác giả: Cago09
Ảnh: sưu tầm Internet
***
Năm Ất Dậu(1645) sĩ tử Hồ Sĩ Dương (1621-1681) ở làng Hoàn Hậu (xã Quỳnh Đôi bây giờ) huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An lai kinh ứng thí kỳ thi Hương.Vợ là Trương Thị Thành (con gái Trình Quận Công Trương Đắc Phủ) người làng Phú Nghĩa Thượng gói ghém hành lý cho chồng. Trong những thứ mang theo, đặc biệt có một con "Cá Gỗ". Bà thưa với chồng:

      - Chàng mệnh mộc mang con Cá Gỗ này theo, mộc với mộc thành lâm, em mong cho chàng thi cử may mắn, công danh đỗ đạt.
     Chàng Dương lều, chõng lên đường. Những ngày trọ chờ thi, đến bữa ăn cơm, không có thức ăn, chàng đưa con Cá Gỗ để lên mâm ngắm nghía. Chàng nhớ chuyện xưa, Tào Tháo đem quân đánh giặc, qua sa mạc Gô Bi tướng sĩ khát nước khô cổ họng. Tào Tháo chỉ về phía trước: - Ở đó có rừng mơ. Mọi người nghe nói đến mơ tự nhiên nước miếng ứa ra, đỡ cơn khát cháy bỏng. Mấy hôm ăn cơm, nhìn cá gỗ chàng Dương vẫn "chén"ngon lành (nhờ Tiết dịch vị). Gần bên, có một cô hàng nước mắm thấy chàng sĩ tử khôi ngô, ăn cơm với cá không có gì chấm, tỏ lòng thương cảm:
- Em mời chàng tí nước mắm chấm cá cho đỡ khô khan.
Chàng Dương từ chối, cô hàng nước mắm cứ cố tình đưa, mấy lần như vậy rồi chàng Dương đành gật đầu đón nhận. Lẽ đời, "bánh ú đưa đi, bánh dì đưa lại". Chàng Dương dù "ái ngại", nhưng cũng mời cô hàng mắm ăn cá cho vui. Cô hàng mắm cũng lịch thiệp nhận lời, hẹn khi nào gặp bữa em dùng với bác. Chàng Dương “vốn sẵn tính trời" thông minh, nên nhằm lúc cô hàng mắm đông khách nhất là đưa cơm "cá" ra ăn. Đến khi cô hàng mắm ăn cơm thì sĩ tử yên lặng "ôn bài" nên cô chưa được thưởng thức món "cá" quê Nghệ An đặc biệt.
Cho tới  một ngày trời bỗng nổi giông, nổi gió, hàng mắm vắng khách mua. Cô nàng ngẫu hứng tuyên ngôn:
-         Hôm nay em sẽ ăn cơm cùng chàng!
Cơm, ”cá”, nước mắm, rau, chanh, ớt... dọn ra. Chàng Dương bần thần, bối rối. Cô hàng mắm dùng đũa gỗ mun lấy hết sức bình sinh tuổi trăng tròn lẻ để gỡ "cá" mà cá vẫn hiên ngang cùng bát, đĩa. Cô vẫn không nghi ngờ gì, vẫn nghĩ là cá để lâu trong mưa lạnh nên cứng, đem niêu đất để hâm nóng lại cá cho mềm. Đến lúc này, chàng Dương khôngthể im lặng được nữa, lấy can đảm nói hết nguồn cội sự tình. Cô hàng mắm nghe xong câu chuyện ngỡ ngàng trong chốc lát, rồi chợt hiểu ra mọi điều. Nhưng cô không coi khinh, mà ngược lại càng quý trọng chàng sĩ tử nghèo, thông minh, có chí hướng. Nàng kể với bạn bè chuyện mình may mắn cung ứng nước chấm cho chàng tử sĩ "độc đáo".
Chuyện  chàng tử  sĩ  và con cá gỗ lan khắp kinh thành. Người đời bàn tán đủ điều. Ca ngợi cũng lắm, mà chê bai cũng nhiều. Sự tích theo lời đồn thổi mà lưu truyền đến ngày nay. Theo lịch sử Trạng nguyên Việt Nam, khoa thi này Hồ Sĩ Dương đậu Giải nguyên, được bổ làm quan và từ đây bắt nguồn chuyện ly kỳ..."CÁ GỖ".
Kỳ sau : CÁ GỖ LẠI "ĐI THI"

Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Câu đối trào lộng Xứ Nghệ (23h: 15-08-2012)
 Cô Hồng cởi áo là cô Hồng trần (18h: 12-08-2012)
  Chữ Thiên trồi đầu (18h: 11-08-2012)
 Ý nghĩa của chữ “Mần” trong tiếng Nghệ (13h: 16-07-2012)
 Văn tế bố vợ (00h: 22-03-2012)
 Truyện kể về cố Bờ Ao - Kỳ 2 : Phát mả Trạng nguyên (17h: 16-12-2010)
 Trung ương chia cứ chia, bầy tui vận cứ hợp… (22h: 03-05-2011)
 Chuyện kể về cố Bờ Ao (12h: 15-12-2010)
 Văn chương thủ khoa (00h: 25-09-2010)
 Mô có phải ngoại ngữ? (10h: 13-08-2010)