Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Sứ mệnh của cây hương trầm và chữ Tâm trong đạo thờ cúng
 
(19h: 02-03-2014)
Bài viết và thư pháp chữ "tâm" của Phlanhoa
Viết trả lời một số câu hỏi của bạn đọc
***
Cây hương trầm được kết tinh từ những nguyên liệu thảo dược có mùi thơm thần diệu, khi đốt lên tạo nên dòng khí thơm tho, có năng lực xua đuổi tà khí, quy tụ nguyên khí. Việc hương khói, là quan niệm và tập tục của Tổ tiên người Việt từ xa xưa, nhằm vào mục đích quy tụ linh hồn cùng huyết thống về thành một tập hợp nguyên khí. Năng hương khói thì nguyên khí năng tụ hội và ngày càng lớn mạnh, không bị hao tán. Và những người con của mỗi họ tộc, tuỳ theo thời khắc và năng lực bản thân, mà hấp thụ nguyên khí, ấy gọi là quy luật “âm phù dương trợ”. Tất yếu, nguyên khí của dòng họ càng lớn mạnh thì càng có năng lực “âm phù” nhiều hơn.

SỨ MỆNH CỦA CÂY HƯƠNG TRẦM VÀ CHỮ TÂM TRONG ĐẠO THỜ CÚNG
Bài viết trả lời một số câu hỏi của bạn đọc

Có câu chuyện buồn mà tôi từng chứng kiến: - Một anh con cả nọ, đang thờ cúng cha mẹ đường hoàng. Bỗng một hôm anh ta phá bàn thờ đi, đẩy vị trí từ gian giữa sang một cái trang bé xíu, dấu sau cánh cửa ra vào. Nguyên nhân chỉ vì người em trai làm ăn khấm khá hơn, còn anh ta thì vẫn hoài thiếu trước hụt sau. Anh ta cho rằng cha mẹ chỉ phù hộ con thứ, chứ không phù hộ con cả. Thật là đau lòng cho linh hồn người quá cố sinh ra đứa con cạn nghĩ mà có hành động bất hiếu. Hậu quả về lâu dài ra sao thì tôi không được biết, chỉ biết ngay sau thời điểm anh ta phá bàn thờ cha mẹ, người vợ do không can ngăn nổi hành động gàn rỡ của chồng,  đâm ra xấu hổ với xóm làng, đã nộp đơn ra toà xin ly hôn rồi ôm con bỏ đi vào Nam mất bóng.
 
      Các bạn ạ, con người chúng ta đang sống có phần hồn (hay phần khí) và phần xác. Cái chết chỉ là sự tan rữa phần xác mà thôi. Phần hồn không mất đi mà trở về là nguyên khí, những linh hồn cùng huyết thống, có tính chất giống nhau sẽ quy tụ lại với nhau thành một tập hợp nguyên khí.
 
      Khí trong trời đất có hai loại, linh khí và sa khí. Theo thuyết Lão Tử, linh khí, là nguyên khí, hay chính khí, tinh khiết thơm tho, là sức mạnh của chính nghĩa, là nơi ở của linh hồn tử tế và thần linh; sa khí là tà khí, là loại khí bị vẩn đục, hôi hám, là sự hắc ám phi nghĩa, là nơi lẩn trốn của quỷ và những hồn ma tội lỗi. Nguyên khí cũng có hai thành phần: Linh khí của sông núi và Linh khí của Gia tiên. Cây hương trầm được kết tinh từ những nguyên liệu thảo dược có mùi thơm thần diệu, khi đốt lên tạo nên dòng khí thơm tho, có năng lực xua đuổi tà khí, quy tụ nguyên khí. Việc hương khói, là quan niệm và tập tục của Tổ tiên người Việt từ xa xưa, nhằm vào mục đích quy tụ linh hồn cùng huyết thống về thành một tập hợp nguyên khí. Năng hương khói thì nguyên khí năng tụ hội và ngày càng lớn mạnh, không bị hao tán. Và những người con của mỗi họ tộc, tuỳ theo thời khắc và năng lực bản thân, mà hấp thụ nguyên khí, ấy gọi là quy luật “âm phù dương trợ”. Tất yếu, nguyên khí của dòng họ càng lớn mạnh thì càng có năng lực “âm phù” nhiều hơn.
 
Nói như thế không có nghĩa cứ đốt hương thật nhiều, nghi ngút cả ngày thì thu được nhiều nguyên khí?

        Xin chớ có nhầm lẫn. Đừng thấy nước hoa thơm mà xức lấy xức để, coi chừng mất ngủ ví quá nồng nàn. Khói lửa nghi ngút quá dễ làm cho linh hồn sinh nóng nảy. Hương thơm phải thoang thoảng mới thanh tao, mới linh nghiệm. Người có con mắt tinh luyện, nhìn ngọn khói bay thanh thản, hay cấp tập trên án thờ cũng có thể tiên đoán được những ngày sau gia tộc có tĩnh tại yên lành hay là không? Ba nén hương là biểu hiện sự Thiên – Địa – Nhân hoà hợp. Đó là chưa nói thời khắc trong trời đất linh thiêng cũng chỉ có giờ mà thôi. Đốt nhang tuỳ theo không gian từ đường, nhỏ thì đốt 3 cây, lớn thì có thể đốt nhiều hơn vài ba cây, làm sao chỉ vừa đủ toả hương thơm thanh tao là được rồi.

      Việc thờ cúng bắt đầu phải từ chữ “Tâm”. Lòng thành sẽ là ngọn đèn soi sáng con đường ta đến với thế giới tâm linh. Giàu nghèo, sướng khổ, thành bại, phúc hoạ một đời người. Nói rộng hơn, của một gia đình, của một họ tộc, của một dân tộc còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Số phận của đứa con sinh ra, đâu chỉ độc lập bản thân ngay được, mà còn phải chịu ảnh ít nhiều từ  số phận của cha mẹ, từ phúc phận của gia đình, từ thịnh suy của họ tộc, từ sự tiến triển văn minh văn hoá của một xã hội; và từ sự chiếu rọi của các vì tinh tú trong thiên hà. Cho nên bạn hãy hiểu, thờ cúng không phải là tất cả để quyết định số phận sang hèn của một con người, một gia tộc. Mà chỉ là sự “phù trợ” nào đó mà thôi.

     Từ đó để hiểu, bản thân mỗi người phải tự thông suốt tâm trí mình, phải tự hiểu quy luật của Thực Tại Tối Hậu (Đạo Trời) để mà hành lễ đúng mực. Một người thắp lên một nén nhang, đâu chỉ có mình người đó được “âm phù”. Ngọn khói trên hương án gia tiên toả phúc linh khắp bầu không gian gia đình; ngọn khói trong từ đường toả phúc linh khắp họ mạc; ngọn khói từ tất cả các từ đường đồng loạt bay lên vào giờ linh sẽ quần tụ được nhiều nhất linh khí cho quốc gia;  Ngọn khói thắp ở văn miếu, phúc linh toả lên đến trời cao. Từ đó bạn sẽ thấy, cây hương cháy trên tay ta có sứ mệnh lớn lao biết chừng nào!

Và đặc biệt, nếu bạn thêm vào lời khấn nguyện của mình sáu chữ "cầu cho Quốc thái Dân an". Tự nhiên trong lòng bạn sẽ thấy rất xúc động, cảm tưởng như mình lớn hơn lên, quan trọng hơn lên trước cuộc sống, lòng yêu nước trong bạn cũng được nhân lên gấp bội!

Hiểu được như thế, thời khi cầm cây hương trên tay, bạn hãy chỉ nên cầu một chữ “Phúc” thôi, có Phúc sẽ có tất cả. Đừng bắt chước ai đó chỉ biết cầu  chữ “lộc”, chữ “quyền”, quên chữ tâm phúc, giàu sang tuy có nhưng rồi, cha làm con phá, cuối đường đời nhắm mắt xuôi tay, ngạ quỷ vẫn hoàn ngạ quỷ. Xin hãy nhớ cho, chúng ta còn nợ “ba sinh”, chết chưa chắc đã hết đoạ đày, nên khi sống trên trần gian chớ làm điều xằng bậy để gây hại cho chính mình ở kiếp sau.

       Một kết quả thực tế rất rõ ràng trước mắt, bạn cứ đi một vòng quanh đất nước Việt Nam sẽ thấy, hễ dòng họ nào càng có nhiều người đức độ được thiên hạ ca tụng, cũng đều có ngôi từ đường có thể không to lớn, nhưng có truyền thống lâu đời và được duy trì hương khói rất đều đặn.

Bạn NHC – Hà Nội hỏi:

-   Tôi mới xây nhà xong và cho thuê cả nhà luôn, xin hỏi nếu thế có cần làm thủ tục nhập trạch hay lập bàn thờ không ạ?

Trả lời:

- Có chứ. "Nhập gia tuỳ tục". Khi xây dựng một ngôi nhà, nếu như ở trên dương thế thời ta phải khai báo làm thủ tục với chính quyền địa phương để được cấp phép quản lý, để được pháp luật bảo vệ; thì ở phần âm ta cũng phải hành lễ tương tự, phải có thủ tục nhập trạch, khai khẩu để thổ thần long mạch đồng ý cho ở và bảo vệ an lành cho ta.

Bất kỳ ai, dù ở trong một ngôi nhà nào, chính chủ hay ở thuê, cũng đều phải năng hương khói cho thổ công khu nhà đó. Chủ nhà vẫn là bạn, nên bạn là người phải tự tay lập bát hương thờ định phúc táo quân (hay còn gọi là thổ công hà bá) nơi khu đất đó. Và nói rõ cho gia chủ đến thuê biết bát hương đó là thờ thổ công của ngôi nhà đó, để họ có ý thức khói hương. Dù là chính chủ hay người ở thuê cũng vậy, mọi người cần hiểu, nếu không khói hương cho thổ công ngôi nhà, thì việc cúng giỗ gia tiên là vô ích, vì không xin phép Thổ công thì gia tiên không thể về hưởng thụ. Người ở thuê vẫn có thể đặt thêm bát hương thờ vọng gia tiên nhà họ với điều kiện phải có thờ cúng thổ công nơi ở thuê. Khi không ở nữa, họ cứ việc mang bát hương gia tiên đi, còn bát hương thờ thổ công thì phải để lại.

Bạn NTL – Hải Phòng hỏi:

     -   Vậy việc cúng bái của người ở thuê có rước mất lộc của chủ nhà không?
 
Trả lời:

Hoàn toàn không! Linh khí của Long mạch Thổ thần là linh khí của thiên nhiên sông núi, như suối nguồn không bao giờ cạn kiệt. Thậm chí năng hương khói thì linh khí càng hội tụ và thấm sâu, phúc đức càng bền vững cho không gian ngôi nhà. Không chỉ người ở thuê, mà chủ nhà dù không ở cũng có người ở thuê hành đạo giúp mình chu đáo, sẽ được thêm phúc phần.
 
 
 
Ý kiến bạn đọc:
nguyễn công tiến

Ví Dặm thân mến,cho tôi hỏi:Bàn thờ thổ công như thế nào? Chỗ tôi ở, người ta bán bàn thờ gọi là "ông địa". Có hai ông ngồi: một ông béo lùn, bụng phệ, áo phanh ra hở cả vú và rốn, cười tươi và ăn vận theo kiểu Ấn Độ; ông kia mặc cổ trang Trung Hoa, tay ôm nén vàng, nén bạc. Sáng nào anh tôi cũng pha hai cốc cà phê và châm một điếu thuốc lá cho các cụ. Tôi muốn hỏi: đấy là bàn thờ kiểu gì? Thờ Sơn thần-thổ địa như thế nào?

Phản hồi của Phlanhoa

Chào anh Công Tiến. Cám ơn anh vẫn quan tâm theo dõi bài viết của Phlanhoa. Anh có thể coi đáp án tại đây ạ.

 

Năm mới, Phlanhoa kính chúc anh và gia đình mạnh khỏe, Hạnh phúc an khang!


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Linh hồn (17h: 31-07-2014)
 Bài đọc thêm: CỔ NHÂN VÀ CÁC TỤC LỆ NGÀY XUÂN (06h: 26-12-2020)
 Ý nghĩa những thức bày cỗ cúng truyền thống của người Việt (17h: 21-01-2015)
 Lễ cầu an, cầu siêu, tạ, tảo mộ, động thổ di dời xây cất mồ mả ... (16h: 22-03-2016)
 Có nên bỏ viên thạch anh vào bát hương? (23h: 02-04-2016)
 Tết Đoan Dương có lẽ là ngày khai quốc của tộc người Việt Thường? (11h: 09-06-2015)
 Trùng tang – phép tính và phép giải (20h: 16-11-2012)
 Giải oan cho cô hồn (17h: 28-08-2015)
 BÀ CÔ ÔNG MÃNH LÀ AI ? (15h: 15-04-2013)
 Việt Nam phong tục – Phan Kế Bính: TANG MA, CHÔN CẤT, KỴ NHẬT (17h: 03-12-2014)