Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
 Video Clip
 Du lịch Hà Tĩnh
 Du lịch Bà Rịa Vũng Tàu
 Du lịch Nghệ An
 Du lịch trong nước
 Du lịch nước ngoài
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Côn Đảo du ký - Kỳ I: THIÊN NHIÊN HÙNG VĨ ÔM BÀI CA TRƯỜNG HẬN
 
(14h: 27-03-2014)
Côn Đảo du ký - Kỳ I: THIÊN NHIÊN HÙNG VĨ ÔM BÀI CA TRƯỜNG HẬNBài và ảnh của Phlanhoa:
***

Là một cụm đảo nhỏ mọc lên giữa biển khơi, nhưng Côn Đảo khác Trường Sa, Hoàng Sa ở chỗ chưa bao giờ có bão lớn. Trên núi có hồ nước ngọt và cây cối thực sự xanh tươi bốn mùa. Bãi biển sạch tinh, cát phẳng mịn, khiến cho bước chân ta đi trên cát mà ngỡ như đi trên thảm lụa tằm, êm tơ và mát rượi. Nước biển trong xanh leo lẻo, ra xa bờ cả chục mét bạn vẫn có thể nhìn thấy bàn chân mình qua làn nước biếc. Thỉnh thoảng, vài đàn chim trời bay ngang qua kêu lên vài tiếng gọi bầy hoang hoải vọng vào không gian. Nơi không gian bao la này, ngày luôn dài hơn đêm, bình minh và hoàng hôn ngụ lâu hơn trên đầu núi, buồn vắng và lãng mạn. Bầu tâm linh của lịch sử lồng vào cảnh sắc, khiến hồn ta âm trầm u uẩn. Thiên thì ưu đãi Côn Đảo là vậy, nhưng Địa thì đầy oan khuất của những linh hồn. Thực dân Pháp đã biến một hòn đảo thơ mộng thành địa ngục trần gian, đày đọa hơn hai vạn người bỏ xác nơi này…


CÔN ĐẢO DƯỚI CÁNH BAY
Côn Đảo hiện dần ra dưới cánh bay
Đường băng chạy giữa núi rừng 
 
CẦU TAU LỊCH SỬ 914
Sau lưng Phlanhoa là cầu tàu 914 
Cầu tàu 914 được khởi công xây dựng năm 1873, với chiều dài 107m. Cầu Tàu còn có tên gọi khác 871; 915 để tưởng nhớ số những người tù đã chết trong lúc xây dựng Cầu Tàu.  Những con số đó ít nhiều mang tính ước lệ, bởi lịch sử không xác định được chính xác có bao nhiêu mạng người tù đã bị đè dưới những phiến đá móng chân cầu kia, khi họ phải xeo chúng từ Núi Chúa về đây. Không xeo được sẽ chết vì đòn, xeo được thì chết vì kiệt sức. Cái thời đau thương ấy như còn âm vang trong từng phiến đá và câu ca truờng hận của tù nhân: “Côn Lôn ơi, viên đá mạng người…”. 
 
CÔN ĐẢO CHIỀU VỀ
 
CHÙA NÚI MỘT
Kể cũng lạ! Kẻ giết người cũng dám xây chùa cầu Phật thì hỏi đạo lý nỗi gì? Sau cánh cổng này là một ngôi chùa rất lớn được xây bằng xương máu của những người tù. Chuyện kể rằng những người tù bị bọn chúa đảo bắt đến đây đẽo đá, lặn xuống biển mò san hô để nung vôi xây chùa cho vợ con chúng cầu kinh niệm phật. Mỗi ngày mỗi người tù phải mò được hai phiến san hô từ dưới biển lên, nếu không đủ sẽ bị đánh nhừ đòn. Những người tù kháng cự liền bị chúng xếp đứng vào hai hang đá, rồi bịt kín lỗ thông hơi suốt đêm. Sáng ra nhiều người ngạt thở đã chết...
     Tôi cầm tờ 100.000đ trên tay, vái ba vái và khấn: " - Nam mô a di đà phật! Tôi vái ba vái và gửi 100.000 đồng này không phải để cúng phật, nếu phật thực sự linh thiêng thì hãy gửi ba vái và 100.000 đồng này dùm tôi cho những người đã bỏ mạng để xây chùa cho phật ngụ. Nếu phật không linh thiêng thì coi như tôi bố thí cho những người mặc áo cà sa kia vậy..." 
 
AN SƠN MIẾU
 
"Gió đưa cây Cải về trời
Rau Răm ở lại chịu lời đắng cay"
     Nhiều người từng nghe câu ca này, nhưng chỉ những ai đến Côn Đảo mới biết ý nghĩa của lời ca là gì? Tương truyền, bà Phi Yến tên thật là Lê Thị Răm, thứ phi của chúa Nguyễn Phúc Ánh. Khi bị quân Tây Sơn đuổi ráo riết, Nguyễn Phúc Ánh đã đem vợ con trốn ra đây và định cầu viện Pháp giúp đỡ. Bà Phi Yến căn ngăn không nên "cõng rắn cắn gà nhà". Nguyễn Ánh nổi trận lôi đình cho rằng bà Phi Yến muốn cấu kết với quân Tây Sơn, nên đã đem nhốt bà trên hang đá phía tây nam Côn Đảo (nay gọi là Hòn Bà)
     Vừa truyền lệnh giam cầm Thứ phi Phi Yến xong thì Nguyễn Ánh được tin quân Tây Sơn sắp ra đến Côn Đảo, nên vội vã xuống thuyền chạy tiếp. Lúc bấy giờ đứa con trai của bà Phi Yến là hoàng tử Cải mới 5 tuổi, khóc lóc đòi mẹ bị Nguyễn Ánh nổi nóng ném xuống biễn, xác trôi tấp vào làng Cỏ Ống. Ngày nay, tại làng cỏ ống còn ngôi mộ và miếu thờ hoàng tử Cải (Thiếu Gia Miếu).
     Tháng 10 (Âm Lịch) năm 1785, làng An Hải (nơi có ngôi An Sơn Miếu ngày nay) tổ chức hội làm chay tế lễ trong làng. Họ rước bà Phi Yến đến tham dự cho thêm phần long trọng. Đêm hôm ấy, tại làng An Hải bà đã bị tên Biện Thi (một tên đồ tể) lén vào cấm phòng của bà giở trò sàm sỡ, song Biện Thi chỉ vừa nắm được tay bà thì bà đã kịp tri hô cho dân làng bắt giam chờ xét xử. Cũng đêm hôm ấy bà Phi Yến đã liều mình tự tử để được vẹn toàn danh tiết.
      Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng câu ca dao và câu chuyện này xuất xứ từ lòng căm thù thực dân Pháp và từ sự bài xích chế độ phong kiến của số những người tù CS? Những người có ý kiến trái chiều cho rằng ném con xuốn biển không phải là phong cách của Nguyễn Ánh? Tôi cũng thấy cần phải xem xét lại, vì Gia Long Nguyễn Ánh là vị vua rất có công với đất nước trong công cuộc xây dựng và mở mang bờ cõi!?
 
BÌNH MINH CÔN ĐẢO
Ngày nay, chân trần lội trên bờ cát, mát lạnh và dịu êm, cảm giác thanh bình khác hẳn với những gì tồi tệ của xa xưa trong lịch sử của một dân tộc nô lệ...
 
BÃI BIỂN ĐẦM TRẦU
Có nhiều du khách cho rằng bãi tằm Đầm Trầu là bãi biển đẹp nhất Đông Nam Á. Cát mịn, vàng tươi, sạch tinh không chút rác rưởi, nước trong xanh leo lẻo, bãi biển trong đất liền khó mà mơ tưởng tới...
 
NÚI RỪNG VÀ PHỐ PHƯỜNG CÔN ĐẢO

Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Côn Đảo du ký - Kỳ 2: VẦNG TRĂNG CÔN ĐẢO (16h: 27-03-2014)
 Côn Đảo du ký - Kỳ 3: ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN (12h: 28-03-2014)