Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
BÀN VỀ BỐN CHỮ: CAO SƠN CẢNH HÀNH - 行景山高
 
(18h: 08-04-2014)
BÀN VỀ BỐN CHỮ: CAO SƠN CẢNH HÀNH - 行景山高Bài viết của Phan Lan Hoa
Ảnh sưu tầm Internet
****

 

 

BÀN VỀ BỐN CHỮ

CAO SƠN CẢNH HÀNH - 行景山高

                                                                                                                                        Phan Lan Hoa

***

Ấy là tôi đang muốn nói tới cái cổng đền Hùng, bên trên có bốn chữ “行景山高 “ (Cao sơn cảnh Hành). Bốn chữ này được rất nhiều thày Nho nước Ta đem ra đàm luận, phân tích ý nghĩa. Cũng vì lý do mỗi người giải thích một kiểu khác nhau cho nên ý nghĩa câu chữ nó cứ phiêu diêu như mây gió, biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Người thì đọc là “Cao sơn cảnh hành” và dịch nghĩa là “Núi cao, ngẩng trông. Đường rộng ta bước”; Người thì đọc là “Cao sơn cảnh hạnh” và dịch nghĩa là “Núi cao để mà trông ngóng. Đức lớn để mà ngưỡng mộ”…

Tôi đọc khá nhiều những bài luận nghĩa khá dài về bốn chữ “行景山高”. Tôi cũng đã nói tôi là kẻ dốt chữ, nên không dám mạo phạm bàn đến sự đúng sai của các bậc cao nhân. Nhưng thấy không thông mà không nói thì khó chịu trong lòng, nên mạnh dạn dơ tay.

Tôi cứ lấy một ví dụ: Giả sử có một vị khách nước ngoài đến trước cổng đền, hỏi quý vị rằng:

- Tên cổng đền là gì?

Thế rồi quý vị sẽ vô tư trả lời:

- Tên đền là: "Núi cao, ngẩng trông. Đường rộng ta bước"?

Hoặc:

- Tên đền là: "Núi cao để mà trông ngóng. Đức lớn để mà ngưỡng mộ"?

Thật là không hợp lý phải không thày Nho? Tôi trong lòng không khỏi phân vân, tự đặt cho mình một vài dấu hỏi, rồi lại tự mò mẫm tra cứu từ điển để tìm sự đồng thuận với các tác giả. Nhưng càng tìm hiểu, suy nghĩ của tôi càng khác đi. Vậy tôi xin được mạnh dạn đưa ra ý kiến thắc mắc của mình, mong rằng được các thày Nho giải thích thấu đáo hơn…

Trước tiên tôi muốn nói về nhiệm vụ của cái cổng trong Văn hóa Việt. Cổng (ngọ môn) là lối vào, thường được đặt nơi ranh giới phân định đất đai của một gia đình, một ngôi làng, chùa, đền, đình, một cơ quan, vv... nên nếu là cổng làng, tên làng được đề trên cổng, ví dụ “Làng Đông Thái”; nếu là cổng chùa, tên chùa được đề trên cổng, ví dụ “Hương Tích tự”; nếu là cổng vào bộ VHTT thì đề là "Bộ Văn hóa và Thông tin", vv...

Đơn thuần chỉ là cái tên, còn ý nghĩa của tên chữ có chăng là nằm trong cái tên có sẵn của làng, của chùa, như “Đông Thái” là gì, “Hương tích” là gì, Bộ VHTT chức năng là gì? Như vậy, tôi phải đặt một dấu hỏi cho sự giải nghĩa “Núi cao, ngẩng trông. Đường rộng ta bước”; hay “Núi cao để mà trông ngóng. Đức lớn để mà ngưỡng mộ”, đều là sự suy biện về ngữ nghĩa, chứ không phải dịch nghĩa, nên tôi cho rằng chưa thỏa đáng?

Như vậy, dù tôi không chắc chắn được tôi dịch có đúng hay không, vì như tôi đã nói là tôi không rành chữ Hán. Nhưng tôi là con dân Việt Nam, nên tôi biết chắc chắn:

- “Cao sơn cảnh Hành” (行景山高) phải là tên đền mới đúng với phép tắc văn hóa Việt!

Nguyên tắc dịch thuật là phải tôn trọng từng chữ trong bản gốc. Và phải dịch nghĩa đen trước, nghĩa bóng có chăng phải để sau khi hoàn tất nghĩa đen. Ngoài ra, dịch nghĩa bóng chỉ nên để dưới dạng suy luận của người dịch. Tuyệt đối không nên tự thêm ý của người dịch vào làm lệch nội dung bản gốc. Ví dụ như trên đây tôi thấy hàng loạt từ được thêm vào một cách vô tư: ngẩng, ngóng, trông, lên, rộng, bước, ngưỡng...? Những từ này rõ ràng là được thêm thắt từ sự suy diễn của người dịch. Trong khi yếu tố: "Cao sơn cảnh Hành" được khắc chạm ở vị trí tên đền theo thuần phong mỹ tục người Việt thì thày Nho quên mất? (Tôi cũng xin nhấn mạnh, tại Việt Nam, nhiều bài dịch thơ chữ Hán, Anh, Pháp, Nga, ... cũng phạm nặng ở lỗi tự suy diễn ngữ nghĩa làm lệch nội dung bản gốc không phải là ít. Điều này tai hại ở chỗ độc giả nhiều người kêu không cảm nhận được cái hay của thi ca nước ngoài.)

Từ biện nghĩa trên, tôi tự tra cứu từ điển để chọn ra ý nghĩa gần nhất lắp ghép vào để tự hiểu như sau:

行景山高 (cao sơn cảnh Hành)

(cao): là cao, mà cũng có thể là cao tổ;

(sơn): có nghĩa là núi, nhưng cũng có nghĩa là ngôi mộ lớn (lăng);

(cảnh): hình sắc bên ngoài thì gọi là cảnh, nhưng chữ cảnh này còn nghĩa khác là tưởng vọng;

(Hành): Chữ Hành có nhiều nghĩa. Trong các ý nghĩa của chữ này có một ý nghĩa là “họ Hành” (Hùng). Xuôi theo ý nghĩa của câu, chữ và vị trí treo khắc, để dịch thì chữ “Hành” này là tên họ của một vị vị cao tổ họ Hành (Hùng?). Đáng chú ý ở đây, chữ “Hành” vừa có nghĩa là họ Hành, vừa là chữ “hạnh” của đức hạnh cùng một khuôn chữ, để từ đó đập vào mắt người dịch một sự suy diễn khác mang ý nghĩa thâm sâu hơn theo kiểu “ngôn tại ý ngoại”. Và sau phép phân tích để loại trừ, tôi cho rằng:

行景山高 - (Cao sơn cảnh Hành)

Nghĩa là:

“LĂNG MỘ CAO TỔ HỌ HÀNH (HÙNG?) TƯỞNG VỌNG “

Còn nếu xếp chữ theo kiểu Nôm, đọc từ trái sang phải thì :

"HỌ HÀNH (HÙNG?) TƯỞNG VỌNG LĂNG MỘ CAO TỔ"

Tôi xin ý kiến thêm một chút về câu đối hai bên cổng đến. Cho dù có thể đã bị nhầm (hoặc cố tình nhầm?) là lăng mộ Hùng Vương, câu đối mới do người đời sau sáng tác, thì vẫn là đậm nét văn hóa Việt, hai bên cổng thường có câu đối. Nội dung câu đối thường thể hiện ghi công đức người được thờ phụng trong đền. Ở đây hai bên cổng có cặp câu đối như sau:

Thác thủy khai cơ, tứ cố sơn hà qui bản tịch

Đăng cao viễn vọng quần phong la liệt tự nhi tôn

Hiện được các nhà Nho dịch là:

Mở lối đắp nền, bốn phía non sông qui một mối

Lên cao nhìn rộng, núi non trùng điệp tựa đàn con

Tôi hiểu ý nghĩa của nó khác hơn bản dịch trên:

Mở nước gầy dựng cơ đồ, củng cố bốn phương sơn hà biên niên quốc sử.

Ngôi cao vọng về viễn cảnh, đông đúc hậu duệ cháu con nối dõi tông đường.

Điều cuối cùng tôi thắc mắc. Qua các triều Trần, Lê, Nguyễn đều có chỉ thị tu bổ Đền Hùng, tên chữ như tôi đã phân tích, tôi hiểu là khu “Lăng mộ cao tổ họ Hành (Hùng?)”. Điều này nếu có thật, thì cũng chỉ giống như Bắc Ninh có lăng mộ Kinh Dương Vương vậy thôi. Đền và cung vua là hai khái niệm khác nhau. Đền không thể hiện được là Kinh đô của nước Văn Lang? Vậy cung vua của nước Văn Lang ở đâu? Trên thực tế, trong đền chỉ có duy nhất ngôi mộ của một vị cao tổ họ Hành (Hùng?). Có người cho rằng đó là Hùng Vương thứ 6? Tôi cho rằng không đủ cơ sở xác định, vì đất này khi xưa ở thời Hùng Vương vốn của nước Dạ Lang và bên nước Sở cũng có họ Hùng.

Thắc mắc đã nói ra rồi, mong thày Nho thông chữ giải thích thỏa đáng.

Phan Lan Hoa - 8.4.2014

=====

Lời chua: Bài này tôi viết năm 2014 và bị một số thày Nho chửi là "Hạ mục vô nhân". Tôi bèn cãi: Tôi nhận mình là kẻ hạ mục ạ. Nhưng hạ mục mà nhìn thấy chỗ không ổn của kẻ tự coi mình là “thượng mục”, thì tôi hiện diện là hữu nhân chứ ạ? Vậy làm ơn chỉnh lại dùm: “Phan Lan Hoa là ả hạ mục, hữu nhân” nhé ạ.

Ngẫm thì, nhiếp thứ tư trong “Tứ nhiếp pháp” của nhà Phật có tên là “Đồng nhiếp sự”. Muốn giáo hóa một người, phải hạ thấp mình ngang hàng với người ấy để thấu hiểu hoàn cảnh của họ trước đã, mới có phương pháp giáo trị. Thày Nho không hạ mục làm sao thấu hiểu Thiên hạ cho chu đáo?

Sau thắc mắc này, tôi được một thày Nho giải thích: “4 chữ này là lấy từ Kinh Thi, sau đó Ngụy đế Tào Phi thời Tam Quốc cũng dùng. Ý nghĩa của nó đã được giải thích đầy đủ!”. Trên báo Phú Thọ cũng có một bài giải thích nguồn gốc 4 chữ “Cao sơn cảnh Hành”, khẳng định nguyên văn câu chữ là “Cao sơn ngưỡng chỉ cảnh Hành Hành chỉ”, lấy từ bài  “Xa hạt” trong phần “Tiểu nhã” của “Kinh thi”?

Biết mần răng giừ, tôi lại phải tiếp tục dơ tay ạ.

***

Bài phản biện thứ 2:

CAO SƠN NGƯỠNG CHỈ CẢNH HÀNH HÀNH CHỈ

(P/s: Ý kiến của các thày Nho và bản dịch của các thày ấy, tôi xin tạm thời dấu tên tác giả. Vì tôi thực lòng không có ý địch chỉ trích riêng một ai, cái sự chém gió này phải nói là đại trà không có thuốc chữa. Cho nên chỉ là bàn  cái vấn nạn chung của xã hội thôi. Tất nhiên ai muốn biết tác giả thì tôi sẽ cung cấp riêng)

***

Theo chỉ dẫn của các thày Nho rằng bốn chữ “Cao sơn cảnh Hành” là chặt què từ câu “cao sơn ngưỡng chỉ cảnh hành hành chỉ” rút từ bài “Xa hạt” trong phần “Tiểu nhã”?

Dưới đây là link dẫn đến danh mục các bài trong phần TIỂU NHÃ của Kinh thi, mong thày Nho làm ơn đọc dùm xem có bài hát nào có tên “Xa hạt” hay không?

Link dẫn tới TIỂU NHÃ :

https://www.thivien.net/.../group-xOkIiHqP9P6nrS8jJbgRNg

Song tôi lại tìm thấy “cao sơn ngưỡng chỉ cảnh hành hành chỉ” trong bài dưới đây của tác giả Tư Mã Thiên

孔子世家 – KHỔNG TỬ THẾ GIA TÁN

原文太史公曰:诗有之:高山仰止,景行行止。虽不能至,然心向往之。余读孔氏书,想见其为人。适鲁,观仲尼庙堂、车服、礼器,诸生以时习礼其家,余低回留之,不能去云。更天下君王至于贤人众矣,当时则荣,没时已焉。孔子布衣,传十余世,学者宗之。自天子王侯,中国言六艺者,折中于夫子,可谓至圣

Phần phiên âm: (sưu tầm trên mạng)

KHỔNG TỬ THẾ GIA TÁN

Thái Sử Công viết: Thi hữu chi: “Cao sơn ngưỡng chỉ, cảnh hạnh Hành chỉ. Tuy bất năng chí, nhiên tâm hướng vãng chi. Dư độc Khổng thị thư, tưởng kiến kì vi nhân. Thích Lỗ, quan Trọng Ni miếu đường, xa phục khí lễ, chư sinh dĩ thời tập lễ kì gia, dư đê hồi lưu chi, bất năng khứ vân.

Cánh thiên hạ quân vương, chí ư hiền nhân, chúng hĩ! Đương thời tắc vinh, một tắc dĩ yên! Khổng Tử bố y, truyền thập dư thế, học giả tông chi. Tự nhiên tử vương hầu, Trung Quốc ngôn lục nghệ giả, chiết trung vu phu tử, khả vị chí Thánh hĩ!

LƯỢC DỊCH: (lấy từ một trang web của một nhóm thày Nho trên mạng Internet)

Ca ngợi sự nghiệp đức Thánh Khổng

Tư Mã Thiên chép: [Kinh Thi có câu: “Núi chỉ cao đến như vậy, Đức hạnh cũng chỉ đến thế mà thôi!]. Tuy không thể đạt được nhưng người đời vẫn luôn hướng về nó. Ta nay đọc sách của đức Khổng Tử, tưởng như được thấy người. Khi đến nước Lỗ, xem chỗ miếu đường của người, từ Xa phục , Lễ khí, mọi học trò đều nhất nhất tuân theo, ta bồi hồi những muốn ở lại mà chẳng muốn đi.

[Bậc quân vương hiền nhân trong thiên hạ thì nhiều! Còn sống thì vinh hoa, lúc chết rồi mọi sự đều tiêu tan cả! Khổng Tử mặc áo vải, dạy học trò đến hơn mười đời, học giả đều noi theo. Từ Thiên tử đến vương hầu, kể cả đám lục nghệ, đều cho đức Thánh Khổng là bậc chí Thánh.  (bản dịch của Nhóm Tứ Hải - http://www.tuhai.com.vn)

SỰ HIỂU VỀ NỘI DUNG NÀY CỦA TÔI CŨNG CÓ CHỖ KHÁC ĐI:

          “Thi hữu chi” mà dịch thành “Kinh thi có câu” liệu đã đúng hay chưa? Dịch vậy, nội dung bị hiểu nhầm thành của Kinh Thi, trong khi tác giả của bài tán là Tư Mã Thiên?

Đồng thời, tôi hiểu nghĩa đoạn tán trên cũng có phần khác hơn bản dịch, xin mạo phạm:

“Nguyên văn Thái Sử Công (Tư Mã Thiên) viết (về) Thi hữu ấy:

Ngọn núi mà khi tới đỉnh cảnh vật bị dừng lại. Tuy không còn khả năng lên nữa, nhưng nhiên tâm lắng đọng lại (trong hoa lá cỏ cây). Đọc sách Khổng Tử, ngỡ như được gặp người (trước mặt). Đến nước Lỗ, xem chỗ miếu đường, từ xa phục, lễ khí, đám học trò đều tập hợp lại đó, (để đó thôi) không thể gửi lên mây (cho thầy)!

Trong thiên hạ, bậc quân vương cho chí hiền nhân cũng nhiều! Còn sống thì còn vinh hoa, nhưng chết là hết! Khổng Tử mặc áo vải, dạy học trò đến hơn mười đời, học giả đều noi theo. Từ Thiên tử đến vương hầu, kể cả đám lục nghệ, đều cho rằng Khổng Tử là bậc chí thánh.”

Rõ rứa rồi, xin hỏi thày Nho: “Cao sơn ngưỡng chỉ cảnh Hành Hành chỉ” sao lại gán cho Kinh Thi? Chẳng lẽ thày Nho đọc mà không xét đoán, thắc mắc gì? Kinh thi sao lại có thể đi dùng lời tán tụng tác giả Kinh thi được?

Và tầm ngu dốt, hạ mục của tôi thiển nghĩ, chỉ “Cao sơn ngưỡng chỉ cảnh Hành Hành chỉ" thời chưa đủ nghĩa? Phải cần câu tiếp theo nữa mới trọn ý nghĩa câu từ: "Tuy bất năng chí, nhiên tâm hướng vãng chi". Đủ nghĩa phải là:

"Cao sơn ngưỡng chỉ cảnh Hành Hành chỉ.Tuy bất năng chí, nhiên tâm hướng vãng chi"

Còn nội dung tiếp theo thì tán rằng vật chất, áo mũ chả thể mang theo lên mây. Dẫu vậy, dẫu khả năng bị hạn chế bởi kiếp người, Khổng Tử vẫn là bậc chí thánh trong lòng người.

Vậy thì việc lý giải 4 chữ “Cao sơn cảnh Hành” được rút từ bài ca Xa hạt, trong phần Tiểu nhã, của Kinh Thi xem ra bị thiếu chính xác rồi ạ? Mà có chính xác chăng nữa, thì đem bài tán Khổng Tử chặt què rồi treo trước cổng đền Hùng xem ra cũng không đúng đạo ạ ? Bởi Hùng Vương đẻ trước Khổng Tử, sao có thể sống lại để đi học đạo của Khổng Tử ?

Đó là chưa nói, Tiểu nhã là thể loại bài ca dùng trong yến tiệc, đem chặt què câu chữ, treo trước cổng vua là cái cớ làm sao (nếu đó là cung vua thật như các thày Nho đang dựng lên bắt dân thờ cúng)?

Suy đi nghĩ lại chán chê ra, tôi vẫn không hiểu được ạ. Hi vọng thày Nho nước nhà có lời giải thích thấu đáo hơn?

***

KINH THI

(Phần đọc thêm)

Tóm lược theo wikipedia.org:

Kinh thi là tập đại thành  dân ca cổ xưa của Trung Quốc, gồm 305 bài có lời + 6 bài không lời (nhạc). Do Khổng Tử thu thập, chọn lựa từ hàng nghìn bài thi ca cổ. Gồm các thể loại Phong, Phú, Tỉ, Hứng, Nhã, Tụng. Đã từng có 3 cách phân loại chủ yếu:

- Một là chia ba phần "Phong, Nhã, Tụng", thấy sớm nhất trong thiên Nho hiệu 儒效 sách Tuân Tử 荀子 và Nhạc ký 樂記.

- Hai là chia bốn phần "Nam, Phong, Nhã, Tụng", là cách phân loại của học giả đời Tống như Vương Chất trong sách Thi tổng văn 詩總文 và Trình Đại Xương trong sách Thi luận 詩論.

- Ba là cách chia sáu phần "Phong, Phú, Tỉ, Hứng, Nhã, Tụng" do Trịnh Huyền đời Hán chủ trương. Trong ba cách đó, cách đầu có lịch sử lâu đời nhất và ảnh hưởng rộng nhất

PHONG():

Là "Thập ngũ quốc phong", tức ca dao của 15 nước chư hầu hoặc khu vực, gồm Chu Nam 周南, Thiệu Nam 召南, Bội phong 邶風, Dung phong 鄘風, Vệ phong 衛風, Vương phong 王風, Trịnh phong 鄭風, Tề phong 齊風, Ngụy phong 魏風, Đường phong 唐風, Tần phong 秦風, Trần phong 陳風, Cối phong 檜風, Tào phong 曹風, Mân phong 豳風 (hoặc Bân phong)[41], cộng 160 bài.

NHÃ:

Nhã chia ra Tiểu nhã 小雅 và Đại nhã 大雅, cộng 105 bài. Trong mỗi Đại nhã và Tiểu nhã lại phân làm "chính" và "biến". Theo Chu Hy, Chính Đại nhã là nhạc dùng ở triều hội, Chính Tiểu nhã là nhạc dùng ở yến tiệc, phần nhiều do Chu Công Đán chế tác. Còn Biến nhã thì không biết chức năng ra sao

TỤNG:

Tụng gồm Chu tụng 周頌, Lỗ tụng 魯頌 và Thương tụng 商頌, cộng 40 bài. Phần Chu tụng ra đời sớm nhất, là tác phẩm đời Tây Chu. Phần Thương tụng là tác phẩm nước Tống, con cháu nhà Thương, sáng tác vào khoảng giữa thế kỷ thứ 7 - 8 TCN. Còn Lỗ tụng là tác phẩm nước Lỗ vào thế kỉ 7 TCN. Tụng, theo Chu Hy, là "khúc ca tế lễ ở tông miếu"

Phan Lan Hoa – 10.2019

 

 

   
 

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Dùng than hoạt tính trấn yểm tia đất liệu có trấn được không? (19h: 23-12-2016)
 Trấn yểm là chuyện có thật, có cơ sở thưa ngài Thích Quảng Nguyên ! (16h: 27-11-2016)