Nguồn tư liệu: Viamericanheart; Namud.vn; Bảng thành phần thực phẩm VN – Viện Dinh dưỡng Bộ y tế
Bảng thành phần thực phẩm chứa hàm lượng Cholesterol và Phytosterol cao
Nguồn tư liệu: Viamericanheart; Namud.vn; Bảng thành phần thực phẩm VN – Viện Dinh dưỡng Bộ y tế
***
Cholesterol là một chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt, có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể, và được vận chuyển trong huyết tương của mọi động vật. Nó được sản xuất hàng ngày trong gan (nguồn gốc nội sinh), mỗi ngày từ 1,5g – 2g. Nguồn gốc cholesterol ngoại sinh là từ việc ăn uống các chất mỡ động vật. Cholesterol hiện diện với nồng độ cao ở các mô tổng hợp nó hoặc có mật độ màng dày đặc, như gan, tuỷ sống, não và mảng xơ vữa động mạch. Cholesterol đóng vai trò trung tâm trong nhiều quá trình sinh hoá, nhưng lại được biết đến nhiều nhất do liên hệ đến bệnh tim mạch gây ra bởi nồng độ cholesterol trong máu tăng.
Cholesterol có 2 dạng: LDL và HDL
HDL là Cholesterol có lợi: Khoảng một phần tư cho đến một phần ba lượng cholesterol trong máu được vận chuyển bằng lipoprotein tỉ trọng cao (HDL). Cholesterol HDL được gọi là “cholesterol có lợi” , bởi vì nồng độ HDL cao dường như có tác dụng bảo vệ chống đau tim. Nồng độ HDL thấp (dưới 40 mg/dL) cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Các chuyên gia y tế cho rằng HDL có xu hướng vận chuyển cholesterol ra khỏi các động mạch trở về gan để thải loại ra khỏi cơ thể. Nhiều chuyên gia tin rằng HDL loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi các mảng bám động mạch, làm chậm lại quá trình lắng đọng của nó.
Trong khi LDL là cholesterol có hại: Khi có quá nhiều LDL cholesterol trong máu, nó có thể tích tụ từ từ ở thành trong các động mạch nuôi tim và não. Cùng với các chất khác, nó tạo thành mảng bám, là một lớp lắng đọng dầy và cứng có thể gây hẹp lòng các động mạch và làm động mạch mất tính đàn hồi. Tình trạng bệnh lý này được gọi là bệnh xơ vữa động mạch. Nếu một huyết khối tạo ra và làm tắc nghẽn động mạch vốn đã bị hẹp sẵn, có thể gây ra đau tim và đột quỵ
Chất béo trung tính: là một dạng chất béo được cơ thể tạo ra. Các chất béo trung tính tăng vọt có thể liên quan tới dư cân, béo phì, ít hoạt động thể chất, hút thuốc lá, dùng rượu bia quá độ và chế độ ăn uống quá nhiều chất bột đường hydratcacbon (trên 60% tổng năng lượng calories trở lên). Những người có chất béo trung tính cao thường có mức cholesterol toàn phần cao, bao gồm hàm lượng LDL (có hại) cao và hàm lượng HDL (có lợi) thấp. Nhiều người bị bệnh tim, hay tiểu đường cũng có hàm lượng chất béo trung tính cao.
Lp (a) là một dạng biến đổi phát sinh từ cholesterol LDL (có hại). Mức Lp (a) cao là yếu tố nguy cơ quan trọng cho việc phát triển sớm các mảng chất béo bám trên thành các động mạch. Người ta chưa hiểu hết về Lp (a), nhưng có lẽ nó có thể tương tác với các chất tìm thấy trên thành động mạch và góp phần vào việc tạo nên sự kết tụ các mảng bám từ chất béo.
Trích Namud.vn: “Khoảng 1/3 số người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên có tỷ lệ cholesterol – lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) cao và 2/3 dân số có nồng độ LDL-C không kiểm soát, điều này đặt họ trước nguy cơ tăng cao bệnh tim mạch. Một khuyến cáo quan trọng trong chương trình giáo dục quốc gia (Hoa Kỳ) về cholesterol (NCEP) gần đây nhất đã tập trung vào sự thay đổi lối sống để giảm LDL-C xuống mức nhỏ hơn 100mg/dL cho tất cả các cá thể, bao gồm việc kiểm soát cân nặng, tăng các hoạt động thể chất, giảm thiểu chất béo bão hòa và cholesterol, chọn lựa chế độ ăn kiêng hợp lý (sterols/stanols thực vật và chất xơ) để giúp các cá thể đạt được mục tiêu LDL-C của họ. NCEP đã đề nghị 1 lượng tiêu thụ hàng ngày là 2000mg chất béo thực vật như một phần của kế hoạch điều trị nhằm đẩy mạnh sự giảm LDL-C. Theo FDA, các sản phẩm chứa ít nhất 400mg chất béo thực vật trên 1 khẩu phần, ăn 2 lần/ngày vào các bữa ăn tương đương lượng tiêu thụ 800mg (lượng tối thiểu) là một phần của chế độ ăn giúp giảm chất béo bão hòa và cholesterol và từ đó có thể làm giảm nguy cơ tim mạch”.
Hàm lượng Cholesterol trong mỗi 100gr thực phẩm Việt Nam
(Nguồn trích dẫn: Bảng thành phần thực phẩm VN – Viện Dinh dưỡng Bộ y tế )
Tên thực phẩm
(100 gr)
|
Hàm lượng Cholesterol
(mg/100g)
|
Tên thực phẩm
(100 gr)
|
Hàm lượng Cholesterol
(mg / 100g)
|
Nhóm sữa , bơ, pho mát
|
Sữa chua
Sữa chua vớt béo
|
13
01
|
Sữa đặc có đường VN
|
0
|
Sữa dê tươi
|
02
|
Sữa bột toàn phần
Sữa bột tách béo
|
97
20
|
Sữa bò tươi
|
42
|
Thịt đỏ (bò, thỏ,
cừu…)
|
158
|
Sữa mẹ
|
14
|
Hải sản (tôm, cua, sò, trai…)
|
211
|
Bơ
|
260
|
Pho mát
|
123
|
Nhóm thịt:
|
Thịt bò:
Bê mỡ
Bê nạc
Bò loại 1
Bò thăn lưng, nạc
Bò pha mỡ
|
78
79
59
40
59
|
Lưỡi bò
Lưỡi heo
|
87
101
|
Bồ câu
|
95
|
Mề gà
|
240
|
Thịt chó
|
0
|
Óc bò
Óc heo
|
3010
2195
|
Thịt cừu nạc
|
78
|
Tim bò
Tim gà
Tim heo
|
124
136
131
|
Thịt dê nạc
|
57
|
Thịt ếch
|
50
|
Thịt gà rừng
|
0
|
Lòng gà
|
262
|
Thịt gà ta
|
75
|
Gan bò
Gan heo
Gan gà
Gan vịt
|
275
301
345
515
|
Thịt gà tây
|
74
|
Thịt trâu
|
46
|
Thịt hươu
|
85
|
Thịt vịt
|
76
|
Mỡ heo
Chân giò heo
Sườn heo
Tai heo
Thịt heo nạc
Thịt heo nửa nạc nửa mỡ
|
74
73
65
82
67
68
|
Thận bò
Thận heo
|
411
319
|
Thịt ngỗng
|
80
|
Dạ dày bò
Dạ dày heo
|
122
223
|
Thịt ngựa
|
75
|
Đuôi bò
Đuôi heo
|
0
97
|
Thịt thỏ nhà
|
57
|
|
|
Thịt thỏ rừng
|
81
|
|
|
Nhóm cá
|
Cá chép
|
70
|
Cá quả
|
600
|
Cá đối
|
49
|
Cá thờn bơn
|
13
|
Cá hồi
|
45
|
Cá thu đao (không phải cá thu nhé)
|
47
|
Cá mỡ
|
200
|
Cá trê
|
47
|
Cá ngừ
|
45
|
Cá trích
|
406
|
Cá nục
|
60
|
|
|
Nhóm tôm, cua, ngao, sò, lươn…
|
Nhóm trứng
|
Cua bể, ghẹ
|
78
|
Trứng gà
Lòng đỏ trứng gà
|
470
2000
|
Lươn
|
126
|
Trứng vịt
|
884
|
Mực tươi
Mực khô
|
233
0
|
Trứng cút
|
844
|
Sò
|
50
|
Trứng cá muối
|
588
|
Tôm biển
|
152
|
|
|
Trai
|
34
|
|
|
Vai trò của phytosterol trong việc kiểm soát cholesterol
Phytosterol là hoạt chất thuộc nhóm Sterol nguồn gốc thực vật, trong khi cholesterol có nguồn gốc từ động vật gây hại cho cho sức khoẻ con người đặc biệt là tim mạch. Phytosterols có lợi cho sức khoẻ, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
Phytosterol, cũng được nhắc đến như các sterol và stanol, là các chất có nguồn gốc thực vật có cấu trúc và chức năng tương tự như cholesterol trong cơ thể người. Khi được ăn vào, phytosterol sẽ dịch chuyển cholesterol tại các vị trí liên kết ở bộ máy tiêu hóa, ức chế sự hấp thu cholesterol ở ruột và tăng thải trừ ở mật. Điều này dẫn đến việc giảm sự tuần hoàn LDL-C và các apolipoprotein khác chứa các tiểu phân lipoprotein trong dòng máu.
Theo chế độ ăn kiêng Phương Tây điển hình, nhiều người đã tiêu thụ 200mg phytosterol mỗi ngày thông qua lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Các nguồn phổ biến nhất bao gồm dầu thực vật chưa tinh chế, các loại hạt, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
Và tôi đã tổng hợp được một danh sách các thực phẩm giàu Phytosterol từ các nguồn tư liệu: Viamericanheart; Namud.vn; Bảng thành phần thực phẩm VN – Viện Dinh dưỡng Bộ y tế như dưới đây:
Nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng Phytosterols cao
(có khả năng làm suy giảm độ tái hấp thu cholesterol vào máu của ruột)
Tên thực phẩm
(100 gr)
|
Hàm lượng Phytosterols
(mg/100g)
|
Tên thực phẩm
(100 gr)
|
Hàm lượng Phytosterols
(mg/100g)
|
Vừng đen
|
714
|
Rau muống
|
9
|
Đậu hà lan (hạt)
|
135
|
Súp lơ trắng
|
18
|
Đậu nành
|
161
|
Chanh tươi
|
12
|
Đậu trắng (đậu tây)
|
127
|
Chuối tây
|
16
|
Đậu xanh
|
23
|
Dưa hấu
|
2
|
Lạc nhân
|
220
|
Dưa tây
|
6
|
Bí ngô
|
12
|
Đào
|
10
|
Cà bát, cà chua
|
7
|
Hồng đỏ
|
4
|
Cải bắp
|
11
|
Lê
|
8
|
Cần tây
|
6
|
Lựu
|
17
|
Chuối xanh
|
3
|
Mận
|
7
|
Dưa chuột, dưa chuột muối, dưa chuột hộp
|
14
|
Mơ
|
18
|
Giá đậu xanh
|
15
|
Táo tây
|
12
|
Hành tây
|
15
|
Bơ thực vật
|
265
|
Măng tây
|
24
|
Dầu hạt bông
|
324
|
Măng tre tươi
|
19
|
Dầu cám gạo
|
1190
|
ớt xanh to
|
9
|
Dầu dừa
|
86
|
Rau diếp
|
38
|
Dầu đậu nành
|
250
|
Rau mùi (ngò ta),
mùi tàu (ngò gai)
|
5
|
Dầu lạc
|
207
|
Bột gừng khô
|
83
|
Dầu mè
|
865
|
Gừng tươi
|
15
|
Dầu ngô
|
968
|
Hạt tiêu
|
92
|
Dầu ô liu
|
221
|
Bột nghệ
|
82
|
|
|
|
|
|
|
Thông qua bảng thực phẩm có chứa phytosterol này, quý vị sẽ hiểu vì sao trong giới thiền học, yoga thường khuyến khích ăn cơm gạo lứt muối mè. Bởi vì đó là hai loại thực phẩm đứng đầu về hàm lượng phytosterol. Rõ ràng những bài thuốc đông y là rất có lý. Khi xưa các cụ ta không có điều kiện để phân tích chất nọ chất kia, nhưng qua kinh nghiệm thực tiễn đã biết sữ dụng gạo trần mễ, vừng đen làm thuốc. Trong môn cảm xạ học, vừng đen còn được cho là có khả năng bảo vệ cơ thể, giữ năng lượng tốt và ngăn ngừa năng lượng xấu cho cơ thể sau khi luyện tập.
Ăn cơm gạo lứt muối mè cả tháng thì rất khó nuốt, nên khó có thể duy trì lâu dài. Vậy tôi xin chia sẻ một loại nước uống hỗ trợ chữa bệnh và ngăn ngừa bệnh rất tốt sau đây:
- Vừng đen 50gr
- Gạo lứt 50gr
- Gừng tươi 3 lát
- Muối biển 3 hạt
- Nước 02 lít
(Có thể thêm 2 thìa canh mật ong nếu muốn)
Ghi chú: Uống chữa bệnh cholesterol cao thì liều trên; uống ngăn ngừa tái phát thì ½ liều trên.
Cách làm: Gạo lứt và vừng đen rang vàng (non hơn rang thính để không bị biến chất của cám gạo). Cho vào soong, đổ 02 lít nước đun sôi 15 phút. Thêm các thứ còn lại khi uống.
Thời gian uống: Có thể sử dung thay trà hàng ngày, tốt nhất là uống 15 phút trước bữa ăn và trước khi luyện tập thể dục
Công dụng: Điều trị cholesterol trong máu cao; hỗ trợ chữa đau dạ dày hành tá tràng, tiêu hóa kém, gan nhiễm mỡ, thận nhiễm mỡ, đặc biệt tốt cho người mắc các chứng thuộc hệ tim mạch, thần kinh; hỗ trợ chữa bệnh cho người nhiễm chất độc da cam (nước vừng đen có khả năng ngăn ngừa năng lượng xấu và thải độc cơ thể rất tốt, giảm được phần nào những cơn động kinh)
Chú ý: Vừng đen không được quá 50gr mỗi ngày, bởi vì phytosterol trong vừng đen là loại chứa nhiều nối đôi, cho nên tuy hiệu quả ngăn ngừa cholesterol trong máu cao. Nhưng hiềm nỗi sự ngăn ngừa bao gồm cả hai loại cholesterol (HDL) có lợi và cholesterol (LDL) có hại. Nếu ăn / uống quá liều trên thì có thể bị tụt huyết áp. Khi có cảm giác tụt huyết áp, cần ăn thêm chất bổ dưỡng để tăng cholesterol có lợi trở lại; hoặc giảm lượng vừng đen xuống còn 1/2 (25gr) trong ngày.
Cho dù vậy, tôi cho rằng cần phải cảnh giác khi đọc các bài báo kiểu tố ăn thịt đỏ dễ mắc bệnh ung thư; ăn chay sống lâu, vv... Con người muốn khỏe mạnh, trước hết ăn uống phải đủ chất dinh dưỡng bao gồm cả thịt đỏ (ở kỳ sau tôi sẽ phân tích trực tiếp vào vấn đề này)