Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
 Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
 Ẩm thực từ bếp nhà Phlanhoa
 Văn hoá ẩm thực Việt Nam
 Ẩm thực lễ hội
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Hữu chất và Vô chất
 
(17h: 26-11-2015)
Hữu chất và Vô chấtBài viết của Phan Lan Hoa
Hình ảnh lấy từ sách: Kỹ thuật nấu nướng toàn tập - Triệu Thị Chơi, NXB Thành phố Hồ Chí Minh




 

 

 

 

HỮU CHẤT VÀ VÔ CHẤT

Phan Lan Hoa

   Tôi cho rằng tôi đang tự kiểm soát rất tốt các chỉ số sức khỏe của mình. Bằng một chế độ kết hợp giữa ăn uống đủ chất dinh dưỡng, với một phương pháp tập luyện vận công đặc biệt, đó là dùng ý chí để điều khiển các đường kinh mạch hoạt động theo ý muốn. Trong quá trình luyện tập, tôi chợt gặp một đoạn viết khiến tôi thú vị và tôi muốn chia sẻ điều tôi nghĩ với cộng đồng:

   “Cơ thể con người là một bộ máy tinh xảo và hoàn chỉnh đến mức kỳ diệu với xấp xỉ 7.000 tỷ tế bào với sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng về thể chất và sinh hóa mà bạn không thể tưởng tượng nổi, dù chỉ để thực hiện một hành động đơn giản như lật một trang sách, bật một tiếng ho hay hành động lái xe.

   Khi nghĩ đến những việc chúng ta thường ít quan tâm nhất, bạn sẽ thấy có quá nhiều điều đáng ngạc nhiên. Đã bao giờ bạn phải nhắc nhở tim bạn đập, phổi của bạn co dãn, hay cơ quan tiêu hóa bài tiết đúng chất hay đúng giờ chưa? Những cơ quan này và vô số các quy trình hoạt động khác đều không ngừng vận hành một cách vô thức từng giây từng phút để chúng ta kéo dài sự sống. Khả năng thể chất của con người kiểm soát toàn bộ các cơ chế bên trong cơ thể, mà phần lớn các cơ chế này hoạt động một cách vô thức... Doe Childre và Bruce Cryer

   Vâng! Mấu chốt là ở chỗ “...phần lớn các cơ chế này hoạt động một cách vô thức” và tôi cho rằng đó là sự phí phạm! Rất phí phạm. Con người đã để phí phạm phần lớn khả năng của mình. Bởi rèn luyện để biến cái “phần lớn vô thức” đặt thành “kiểm soát ý thức hệ” là hoàn toàn có thể, không hề khó. Đáng chú ý là khi con người có khả năng tự kiểm soát được các hành động vô thức của chính mình, năng lực của con người được khai thác đến mức không tưởng. Giá trị lớn lao nhất là ở chỗ mỗi một người tự thân là bác sĩ giỏi nhất cho chính mình.

   Các nghiên cứu về tiềm năng con người của các nhà khoa học cho đến nay vẫn còn nhiều chỗ chưa lý giải được một cách thấu đáo để gọi là thỏa mãn. Trong khi các nhà sư, các đạo pháp do không ai kiểm chứng được, thường ưa nói quá lên so với năng lực thực tại của mình, u mê xã hội. Mâu thuẫn trong phương pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người nảy sinh từ hai lý do trên. Cho nên cần thiết có những cuộc hội thảo lắng nghe nhau để giải quyết mâu thuẫn.

   Tây y: với những cỗ máy tinh xảo và những viên thuốc kháng sinh, có thể đẩy lùi nhanh chóng các viêm nhiễm gây nên sự đau đớn cho con người. Nhưng rõ ràng là Tây y đã không đảm bảo được chắc chắn cho bệnh nhân một cuộc sống về lâu dài không bệnh tật. Khiến cho xã hội còn nhiều người để mình lâm vào tình trạng “có bệnh thì vái tứ phương”, bất chấp đó là phương bác sĩ, phương thần thánh, hay phương lang băm. Kháng sinh và sự phẫu thuật cắt bỏ một phần cơ thể là không phải biện pháp hoàn hảo. Ví dụ như việc phẫu thuật cắt bỏ những đoạn tĩnh mạch bị giãn tôi cho là phi khoa học? Bởi những chiếc van khóa máu sẽ bị thiếu hụt dần nếu cứ cái đà hễ giãn chỗ nào thì phẫu thuật cắt bỏ chỗ đó?

   Các nhà dinh dưỡng học thông qua nguồn thực phẩm hàng ngày, đưa ra được một bảng tổng sắp về chất, vai trò và nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho con người. Từ đó đưa ra được công thức tính khẩu phần ăn phù hợp với thể chất của từng đối tượng. Nhưng thiết nghĩ đó chỉ mới là nhu cầu thực dưỡng (Hữu chất) chưa phải là nhu cầu khí dưỡng (Vô chất)?

   Các nhà đạo pháp lại làm khác đi. Họ chỉ thông qua môn pháp khí công, đưa ra một phương pháp thể dục có thể nói là giúp cho con người chống chọi tốt nhất với bệnh tật. Người có pháp công càng cao càng ít khi ốm vặt, cũng như ít khi bị lây nhiễm dịch bệnh. Tuy nhiên, họ đề cao ăn chay và cho rằng ăn chay có thể thanh lọc được cơ thể và sống trường thọ? Thiết nghĩ khí công chỉ mới thỏa mãn nhu cầu khí dưỡng, còn nhu cầu thực dưỡng bị thiếu hụt hẳn một lượng chất dinh dưỡng đáng kể do chế độ ăn chay, cho nên các pháp sư cũng không hề là người sống lâu như tham vọng của họ?

   Tiến sĩ Otto Heinrich Warburg trong đề tài nghiên cứu về nguyên nhân chính của căn bệnh ung thư (giải Nobel năm 1931) lại cho rằng thiếu ôxy sẽ nảy sinh tế bào ung thư, ông nói:

   “...Tất cả các tế bào bình thường có một nhu cầu tuyệt đối về ô xy, nhưng các tế bào ung thư có thể sống mà không cần ô xy – một quy tắc mà không ngoại lệ. Lấy đi 35% ôxy trong một tế bào, trong 48 giờ thì tế bào đó có thể trở thành ung thư...”.

   Như vậy rõ ràng nhu cầu dưỡng khí còn cấp thiết hơn cả nhu cầu dưỡng thực. Cho nên, cái bảng tổng sắp về nhu cầu dinh dưỡng của các nhà khoa học Tây y cũng cần; mà bài tập khí công của các pháp sư cũng quan trọng không kém.

Một vài suy nghĩ cá nhân về một số “triết lý” ăn uống hiện nay:

   Ăn chay sống trường thọ ư?

   Để “nói có sách, mách có chứng” trước khi viết bài này, tôi đã phải kỳ công tổng hợp các sưu tầm để lập thành một bảng gọi là vai trò và nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của con người. Quý vị sẽ đọc chi tiết nó ở kỳ một tôi đã đăng (link này) để hiểu được thấu đáo hơn ý kiến của tôi. Ở đây tôi xin đưa ra một vài dẫn chứng để chứng minh rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, có hàm lượng bét nhất, thậm chí là không có mặt trong nhóm thực phẩm ăn chay. Ví dụ:

   - Vitamin B3: hàm lượng trong gan động vật là 5-25mg/100g; trong khi trong rau xanh chỉ từ 0,5-1,5mg/100g (nhu cầu người lớn là 18mg/ngày, xin hỏi có ai ăn chay mà ăn nổi 2kg rau xanh/ngày để bù đủ B3 không?). Thiếu B3 có thể bị viêm da, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tâm thần.

   - Vitamin B9: trong mầm lúa, nấm, cà rốt, khoai tây bị phá hủy 80% khi nấu; trong sữa bị phá hủy 50% trong quá trình sử dụng; trong khi B9 có ở thịt, trứng và gan động vật lại ít bị phá huy bởi nấu. B9 có nhiệm vụ tạo ra tế bào máu, thiếu acid folic dẫn đến thiếu máu hồng cầu. Mệt mỏi tăng dần, rối loạn giấc ngủ và trí nhớ, dễ bị kích thích, ăn không ngon, rối loạn thái độ tự kỷ và chậm chạp về tinh thần...

   - Vai trò của lưu huỳnh: là cầu nối giữa hai phân tử, giúp cho một lượng lớn mô liên kết bọc ngoài các mô và các tổ chức tạo thành sụn và gân. Nó còn cho phép tạo nên lưới xương, nơi mà calci, phospho và magesi có thể được lắng đọng. Lưu huỳnh cũng tham gia vào quá trình tạo protein từ các nhóm acid amin. Có trong nhiều phân tử quan trọng như insulin hay protein P53, một phân tử chống ung thư. Thiếu lưu huỳnh dẫn đến tế bào bị hư hỏng, lão hóa, nguy cơ ung thư cao, bệnh về tim mạch, đục nhãn mắt, thoái hóa não, chậm mọc tóc. Nhưng lưu huỳnh cơ bản chỉ có trong nhóm thức phẩm biển, thịt, trứng và tỏi, tóm lại là nó nằm trong nhóm thực phẩm kiêng kị đối với người ăn chay, điều đó đồng nghĩa với ăn chay trong thời gian dài sẽ dẫn đến cơ thể bị thiếu lưu huỳnh, nguy cơ ung thư cao hơn.

               

Còn như nói ăn chay là vì sự nghiệp hành đạo ư?

Tôi hỏi một sư thầy ở chùa TQ:

- Ăn chay để làm gì?

Sư thầy trả lời:

- Ăn chay không sát sinh nên không có tội?

Tôi nói:

- Mỗi một cọng rau muống cũng là một sinh linh đấy chứ?

Sư thầy hục hoặc:

- Nó là loài không có máu đỏ giống người nên không phải đồng loại.

Tôi lại bảo:

- Nói như sư thầy chẳng khác nào một ngài quý tộc nói rằng họ có quyền giết những người nô tì vì không cùng giai cấp. Vạn vật trong thế gian đều có quyền sống bình đẳng, dù con người máu đỏ, cỏ cây máu trắng thì cũng đều là sinh linh, cớ sao lại phân biệt?

Sư thầy bực dọc phẩy tay áo định bỏ đi:

- Nói với kẻ ngu si như thí chủ thật khó!

   Tôi nói với theo sư thầy:

   - Tôi ngu si hay người đại diện nhà Phật đang giảng điều tai hại cho chúng sinh mà không hay biết trái đạo ?

   Nếu muốn sống không tội lỗi chỉ có một cách duy nhất là không ăn gì cả, còn như con người đã tham sống thì phải ăn để sống. Đằng đây con người không những tham sống, mà còn tham được sống lâu, sống khỏe, không muốn sống với một cơ thể đau yếu oặt ẹo. Vậy tất yếu cần phải nạp đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể đưa ra. Đó cũng là thuận theo lẽ đạo thôi. Thiết nghĩ mỗi khi đã ăn thì tất yếu phải diệt, mà đã phạm tội diệt thì dù diệt một cọng rau muống cũng tội lỗi như diệt một con bò vậy? Nhu cầu dinh dưỡng muốn đủ, thì phải ăn bao gồm cả hai nguồn thực phẩm động và thực vật.

   Vậy mà con người còn lý sự rằng diệt cũng có năm bảy đường. Xin hỏi người đại diện nhà Phật: Diệt một con hổ để cứu một bản làng không bị ăn thịt thì có tội không? Diệt đồng loại là con người diệt con người vì phải bảo vệ dân tộc mình thì có tội không? Diệt các sinh linh khác loài để ăn biết là có tội đấy, nhưng nếu không ăn thì con người tự hủy diệt chính mình. Thế giới không có con người thì muôn loài không còn ai bảo vệ. Thật là tiến thoái lưỡng nan, vậy thì đành lấy chữ trung dung làm chìa khóa, ăn những thứ gì ta có thể làm cho chúng sinh sản, lấy sự cân bằng Sinh – Diệt làm đạo.

   Tôi không có ý bài xích Phật giáo đâu nhé, bởi tôi đang là người duy nhất hiện nay dám lên tiếng cho rằng Phật giáo có nguồn gốc Việt Nam. Chỉ là tôi đang bàn về vấn đề dinh dưỡng và cho rằng ăn chay tiềm ẩn nguy cơ suy dinh dưỡng, nguy cơ ung thư do thiếu một số chất quan trọng trong vai trò cấu tạo tế bào. Vậy nên thấy cần thiết phải lên tiếng thôi. Nếu ăn rau mà cũng mang lấy tội diệt rồi, lại thêm không ăn thịt động vật khiến cho tự mình làm suy nhược cơ thể mình, liệu có mắc thêm tội (với chính mình) hay không là tùy quý vị suy xét?

              

 

   “Bữa tối ... cho thù” ư?

   Nguyên văn câu tôi đọc được trên mạng internet là: “Bữa sáng cho mình, bữa trưa cho bạn và bữa tối... cho thù"?

   Có vẻ như đây là “chân lý” của các quý ông quý bà không tự kiểm soát được cân nặng của mình, bèn đem kết luận bản thân ra làm kết luận chung cho cả xã hội thì phải? Tôi thường chọn bữa tối làm chính trong ngày mà có thấy thù nào đâu? Cân nặng, huyết áp, tim mạch, cholesterol hiện nay của tôi đều nằm trong chỉ số kiểm soát tốt đấy thôi?

   Có những lý do chính để tôi lựa chọn bữa tối làm chính như sau:

   - Một là, vì nhu cầu điều tiết dinh dưỡng trong 24 giờ của cơ thể: Tôi thường ăn tối lúc 19:00 và ăn sáng lúc 7:00 hôm sau. Vị chi bữa tối là bữa ăn mà tôi cần phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trong một quãng thời gian dài tới phân nửa ngày đêm (12 tiếng), cho nên nó tất yếu  phải là bữa chính. Cho dù trong 12 tiếng đồng hồ, tôi có 6 tiếng trong tình trạng ngủ thì cũng không có nghĩa là không cần tiêu hao năng lượng? 6 tiếng còn lại cơ thể ở trong cơ chế hoạt động, so với quãng cách thời gian giữa bữa sáng tới bữa trưa, bữa trưa tới bữa tối thì quãng thời gian từ bữa tối đến bữa sáng là dài gấp đôi.

   - Hai là, nhu cầu phòng chữa bệnh: Nếu ăn quá ít vào buổi tối, đến giờ đi ngủ với cái bụng đói sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não. Khi não không được cung cấp đủ máu thì tình trạng thao thức không ngủ được xảy đến và sẽ kéo theo sự mệt mỏi thần kinh vì thiếu ngủ diễn ra vào ngày hôm sau. Nếu để tình trạng đó kéo dài, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh ắt sinh bệnh. Mỗi khi hệ thống kinh mạch đều suy kiệt, hệ nội tiết cũng sẽ bế tắc, các nhân xơ tuyến giáp, tuyến yên, u nang buồng trứng, teo tinh hoàn, vv... bắt đầu xuất hiện. Ôi thật là nguy hiểm!

   - Ba là, ăn quá nhiều trước buổi làm việc sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc: Bữa sáng ăn xong thì vội vàng đi làm ngay, không có thời gian thư giãn đã đành. Buổi trưa nghỉ được một tiếng rưỡi thì đường đi về mất hết phân nửa thời gian, hỏi còn bao nhiêu để tiêu cơm mà bảo ăn cho no? Tôi hỏi dễ đến vài ba trăm người là nhân viên văn phòng ở Việt Nam, tất thảy đều thừa nhận họ không thể nào tập ăn chính ở bữa sáng được, đồng thời trang phục làm việc thường là loại váy áo bó sát nên ăn no sẽ rất khó ngồi. Càng không thể ăn nhiều ở bữa trưa, bởi khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới, buổi chiều khí hậu trở nên khô nóng, thường khiến cho nhiều người thường có triệu chứng chướng bụng đầy hơi, càng ăn no quá ở bữa trưa triệu chứng này càng tăng vào đầu giờ chiều.

    - Bốn là vì nhu cầu hưởng thụ của cơ thể: Chỉ có bữa tối mới có thời gian để nấu nướng các món một cách tử tế, đồng thời có thời gian thưởng thức món ăn do mình nấu một cách nhàn nhã nhất. Thiết nghĩ, ăn uống từ tốn và sau ăn có thời gian nhàn nhã thư giãn cũng là một cách hấp thu dưỡng chất tốt nhất cho cơ thể.

Một số báo cáo về dinh dưỡng cho rằng nếu trong khẩu phần ăn hàng ngày, ăn không đủ 60 - 65% carbohydrate, thì rất dễ bị suy giảm trí nhớ, do đó một số nước phương Tây đã và đang lên án chế độ ăn bài trừ tinh bột của các người mẫu. Buổi sáng nên ăn thức ăn giàu tinh bột để bổ sung năng lượng cho trí não; buổi trưa nên ăn hoa quả trái cây để bổ sung vitamin giúp tăng lực và giảm stress, chống chọi với cái nắng buổi chiều; buổi tối nên thiết kế bữa ăn làm sao bù đủ chất dinh dưỡng còn thiếu trong ngày, đặc biệt là thức ăn giàu vitamin nhóm B tốt cho thần kinh tim mạch.

    Xin đừng coi thường kinh nghiệm của ông bà để lại.

   Tôi xin kể một câu chuyện nho nhỏ giữa tôi và giáo sư NLD: Trong một cuộc giao lưu tại một nhà hàng ở Vũng Tàu, chúng tôi nhất trí gọi món “hào chiên trứng”. Liền sau đó chúng tôi được hỏi là muốn chọn hào chiên với trứng gà hay trứng vịt. Tôi thì bảo chiên với trứng gà vì dựa theo kinh nghiệm các cụ ta trứng gà “lành” hơn. Nhưng GS NLD lại gạt đi, cho rằng trứng vịt nhiều dinh dưỡng hơn trứng gà. Rốt cuộc chúng tôi đã chọn hàu chiên trứng vịt cho bữa ăn.

   Tuy nhiên tôi là người luôn lưu ý đến kinh nghiệm của người xưa, nên sau đó có truy tìm lý do vì sao trứng gà lại được nhân dân quý hơn trứng vịt. Và “Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam” của Viện Dinh dưỡng – Bộ Y tế đã giúp tôi giải tỏa thắc mắc này. Có một vài thành phần dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người có hàm lượng khác nhau giữa trứng gà và trứng vịt mà ta phải quan tâm:

- Protein: trứng gà là 14.8g/100g, cao hơn so với trứng vịt là 13.0

- Lipid  : trứng gà là 11.6g/100g, thấp hơn so với trứng vịt là 14.2

- Cholesterol: trứng gà là 470mg/100g, thấp bằng phân nửa so với trứng vịt là 884mg

- Acid béo no: trứng gà là 3100mg/100g, thấp hơn so với trứng vịt là 3680

- Acid béo không no nhiều nối đôi: trứng gà 1360, cao hơn so với trứng vịt là1220

   Với chỉ số hàm lượng trên, cho thấy ăn trứng gà thì dễ tiêu hóa hơn trứng vịt, tức “lành” hơn như các cụ ta truyền dạy. Bởi vì trứng gà thì ít cholesterol hơn, trong khi lại giàu đạm và acid béo không no hơn.

                 

   Tóm lại ý tôi muốn nói ở đây rằng đang có quá nhiều những tuyên truyền sai về phương pháp chăm sóc sức khỏe con người ?!

   Nhà kinh doanh nước lọc thì tuyên truyền uống 2 lít nước lọc mỗi ngày? Nhà kinh doanh thực phẩm chức năng thì tung ra chiêu ăn thịt đỏ dễ mắc chứng ung thư, nên bổ sung chất bằng những viên thuốc của họ? Nhà cảm xạ học thì khuyên nên uống nước muối và tiết thực để thanh lọc cơ thể để tăng năng lượng bovis? Nhà sư trên chùa thì u mê phật tử bằng chiêu bài ăn chay để sống lâu? vv... kết quả của sự tuyên truyền hỗn loạn ấy, cộng với thực phẩm bẩn không kiểm soát được, đem đến một xã hội đầy rẫy ốm đau. 75.000 người bị ung thư hàng năm ở VN (theo các báo điện tử), thật là kinh dị!

   Nhà nghèo ăn uống thiếu chất dẫn đến suy dinh dưỡng đã đành; nhà giàu lại mắc bệnh nhà giàu: Một chai sữa Ensure với 34 chất dinh dưỡng, một cốc sữa EnterPlus, một viên One a day cũng ngót nghét bấy nhiêu chất. Vậy mà tôi thấy nhiều vị còn nạp thêm vào cơ thể nào linh chi, sâm, nhung, viên tảo và những hũ rượu bổ ngâm đủ thứ thuốc kích dương như  rắn, mật gấu, ba kích, cá ngựa, vv... sẵn tiền mua uống cả đống thuốc bổ như vậy, tất yếu dẫn đến thừa một số yếu tố vi lượng vốn là con dao hai lưỡi đối với sức khỏe con người. Có vẻ như các vị ấy đang là sát thủ tự giết chính mình !?

   Lại nói đến sự tuyên truyền ăn thịt đỏ dễ gây ung thư? Các nhà khoa học khuyên là không nên ăn quá nhiều thịt đỏ, nhưng khi sang đến các báo thì bị bỏ mất chữ “quá nhiều”, thế là phong trào tẩy chay thịt bò, thịt cừu dấy lên. Vậy mà tôi xem trong bảng thành phần thực phẩm thì gan, trứng và thịt bò có những chất rất quan trọng cho con người, mà các loại thực phẩm khác không có, hoặc có ở hàm lượng thấp hơn, nhóm rau càng không có. Không ăn rồi bù thiếu bằng các viên thực phẩm chức năng ư? Có chắc là bù tốt được không? Bởi vì ngay cả bác sĩ cũng đã thừa nhận bất đắc dĩ mới phải uống thuốc bổ, bởi chất trong thuốc bổ không tốt bằng chất trong thực phẩm tươi cơ mà?

   Chất dinh dưỡng: cần phải có cái nhìn thấu đáo, chẳng hạng như ví dụ về vitamin B3 ở trên, cũng là B3 cả thôi, nhưng B3 ở thực vật dễ bị phá hủy trong quá trình chế biến, trong khi B3 trong thịt động vật ít bị phá hủy hơn. Nếu không nắm bắt được điều này mà cứ nghĩ là thức ăn chay cũng có B3 thì thật là nguy hiểm;

 

 

 

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Vai trò và Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể con người - Kỳ I: Vai trò dinh dưỡng và hệ quả thừa thiếu (15h: 15-11-2015)
 Vai trò và nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể con người - Kỳ II: Cách tính khẩu phần bữa ăn (16h: 16-11-2015)
 Kỳ III: Bảng thành phần thực phẩm chứa hàm lượng Cholesterol và Phytosterol cao (14h: 18-11-2015)