Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Có nên bỏ viên thạch anh vào bát hương?
 
(23h: 02-04-2016)
Có nên bỏ viên thạch anh vào bát hương?Bài viết của Phlanhoa trả lời bạn đọc
***
Câu hỏi:
Vừa rồi theo hướng dẫn của Phlanhoa tôi đã tự bốc bát hương cho gia đình của con, cách làm như thế này: Đồ thờ ngâm nước muối 20%, cứ 1 tiếng lại ngâm lại sau 3 tiếng lấy ra rồi đêm xông hương 7 ngày 7 đêm, chọn ngày 18/2/2016 âm lịch vào giờ dần, mão để làm thủ tục; cốt bát nhang gồm chu sa thần sa mỗi loại hơn 1 gam, bộ thất bảo, chỉ ngũ sắc, 2 đồng tiền cổ, đinh hương hồi hương, quế hương, tất cả được gói trong giấy tiền âm và dương bên ngoài cùng là giấy trang kim và thêm 5 viên đá thạnh anh. sau đó đặt bát nhang lên bàn thờ làm lễ. Làm như vậy có được không xin Phlanhoa cho ý kiến để tôi rút kinh nghiệm.

Hoàng Quang Minh - phường Vân Giang, TP Ninh Bình

 

 

Phlanhoa phản hồi

Xin lỗi! Khi mọi người gửi câu hỏi, vì tôi không biết ai tuổi tác bao nhiêu, nên xin phép được gọi là bạn và xưng tôi nhé. Nếu ai cảm thấy khó chịu thì xin khai báo tuổi giùm để tôi tiện xưng hô ạ.

Nữa là bài viết của tôi không hướng dẫn mọi người bỏ thất bảo và đá thạch anh vào bát hương, vì tập tục xưa nay của ta không có khâu này ?

Sau đây tôi xin nói rõ hơn về ý nghĩa của cốt hươnggiá trị thực chất của đá thạch anh là gì?

Có nên bỏ viên thạch anh vào bát hương?

1. Trước hết tôi xin nói về ý nghĩa của cốt hương:

- Tờ giấy mộc ghi thông tin về gia tiên là để xác định thần vị của gia tiên, đây là thứ duy nhất bắt buộc phải có khi lập bát hương thờ tự, các thứ còn lại có thể có, có thể không.

- Nhúm đất mộ và 3 cội hương là những thứ quen thân, giúp dẫn dụ linh hồn dễ tìm đường về được nơi thờ tự. Không có thì cũng chẳng sao, thờ tự khấn vái lâu ngày linh hồn cũng sẽ quen lối về.

- Thần sa chu sa và các vị thảo mộc có hương thơm là để ngăn ngừa tà khí trong thời gian đầu án thờ có thể chưa linh, còn như về sau án thờ được xông hương theo thời gian thấm dần vào từng thớ gỗ cũng như đồ vật thờ tự, năng lực linh thần tăng lên và bền bỉ, khi ấy không cần đến các vị thuốc nữa.

- Chỉ ngũ sắc là quan niệm về cân bằng ngũ hành, có thể có, có thể không cần.

- Tro bếp, hay cát chẳng qua là để cắm hương cho vững

- Hai trự tiền (tiền đồng) ngoài tròn trong có lỗ vuông mang ý nghĩa âm dương và trời tròn đất vuông, đồng thời là vật thông hành cửa quan của linh hồn, khi một người mới mất, người ta cũng cũng cho ngậm hàm hai trự tiền đồng, sau này dân ta bắt chước người Tàu mới cho lá vàng và các châu báu khác vào miệng. Việc này có thể gây nên họa đào mộ trộm báu vật?

Như vậy mục đích chính của cốt hương là xác định thần vị, tức chủ quyền cư ngụ của người âm, xưa nay phong tục nước ta không có chuyện bỏ đá thạch anh vào; cũng như “thất bảo” là ở miền Nam ảnh hưởng người Tàu, chứ ta không có.

2. Vật liệu dùng để làm bát hương theo phong tục người Việt:

- Làm bằng đồng là truyền thống lâu đời nhất của tổ tiên người Việt. Đồng cũng là chất liệu được người xưa cho rằng có khá năng liễm tà. Các nhà cảm xạ hõc đều biết vàng và ngọc trai không có năng lực liễm tà bằng đồng và muối, cho nên không vô cớ mà đồng và muối lá chất có mặt trên án thờ.

- Làm bằng chất liệu gốm

- Làm bằng gỗ: Ở vùng đất Hồng Lam chỉ có hai loại gỗ được chọn làm đồ thờ tự (kể từ gỗ làm nhà thờ, bàn thờ, bát hương, long, lân, quy, phụng và các vật trang trí) đó là gỗ mít và gỗ cây chò (tên khác: trò, trồ). Không giống Trung Quốc dùng bột gỗ sưa. Lý do vì sao chỉ chọn hai loại gỗ này không được ghi chép rõ ràng, chỉ thấy các ghi chép nói về đồ thờ tự đều thể hiện hai loại gỗ được chọn ấy  mà thôi.

- Làm bằng đá: Không hề là đá thạch anh mà là đá xanh, loại nhân dân vẫn dùng để làm cối đá, cục kê cột nhà và các dụng cụ khác phục vụ đời sống. Theo các nghệ nhân cối đá thì chọn đá xanh vì độ cứng cao và là loại đá thân thiện với con người từ thời tiền sử. Với loại đá xanh này độ rắn tốt hơn loại đá thạch anh hồng và tím nhạt hiện lưu hành trên thị trường Việt Nam. Năng lượng bovis cũng kha khá, nên nếu trong gia đình nào mà có cối đá xanh cổ, cũng coi như đã có vật chấn trạch rồi. Chỉ cần chọn một vị trí có sinh khí để vào, cối đá tự nhiên thần. Về mức độ thiêng của đá xanh ở Việt Nam có khá nhiều câu chuyện ly kỳ. Tôi xin kể một câu chuyện về cái lư hương của Văn miếu Thạch Hà, năm 1954, vì chủ nghĩa cộng sản tuyên thệ “vô thần” mà dẫn đến thảm họa đập phá văn miếu, đình, chùa trên đất Nghệ An. Văn miếu Thạch Hà cũng không thoát khỏi thảm họa hủy hoại thánh thần đó, chỉ còn lại cái lư hương trơ trọi giữa đất trời. Từ đận ấy, cũng vì lư hương cổ từ thế kỷ 18, lại bằng đá nên đã 5 lần bị trộm, nhưng cứ sau mỗi lần trộm rinh đi rồi không hiểu sao lại phải mang trả lại về chỗ cũ, do đó mà lư hương đến nay vẫn còn ngão nghệ giữa đất trời “thi gan cùng tuế nguyệt “(nguồn ảnh: baohathinh.vn).

3. Vậy năng lực thực chất của đá là gì?

Xin thưa, đá là một vật thể sống có khả năng thu phát năng lượng sinh học (đơn vị tính là: bovis). Đá quý là đá có chứa khoáng chất tốt cho sức khỏe con người. Năng lực thực sự của đá chỉ có vậy thôi! Sự thu phát năng lượng của đá bao gồm cả năng lượng chính khí và năng lượng tà khí, hay nói theo khoa học thì sự thu phát bao gồm cả năng lượng sinh học tốt cho con người và độc tố, tùy vào vị trí để hòn đá. Nếu hòn đá để trên vùng sinh khí thì đá sẽ thu và phát năng lượng sinh khí vào môi trường. Ngược lại, hòn đá để nhằm phải tia bức xạ đất, đá sẽ thu và phát năng lượng có chứa độc tố ra môi trường.

Cần chia đá thành hai loại: no và không no.

Đá no: là loại đá có độ rắn hoàn hảo như kim cương. Thạch anh đen cũng là loại gần no. Tính chất của đá no là miễn nhiễm, bất kể tà khí, hay chính khí. Khi đeo đá no bên mình, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, năng lượng của người đeo không phát tán ra ngoài, nhưng đồng thời người đeo nó cũng không thể thâu nạp năng lượng bên ngoài vào mình được, do đó các nhà ngoại giao, các nhà kinh doanh cần biết để sử dụng đúng lúc, đúng thì các loại đá no thì mới hiệu quả. Những lúc cần giao lưu năng lượng thì phải để đá no cách xa mình. Chỉ những lúc cần bảo thủ năng lượng của mình không muốn phát tán thì mới đeo kim cương và thạch anh đen khi giao tiếp.

Đá không no: là các loại đá còn lại. Tính chất của đá không no là có khả năng lớn về thu phát năng lượng, bất kể tà khí hay chính khí.

Không cứ gì những loại đá được chọn làm trang sức mới có khả năng thu phát năng lượng, mà những hòn đá bình thường cũng có khả năng đó. Ở Việt Nam không thiếu gì những cái giếng được nhân dân phong thần vì có khả năng chữa bệnh. Chí ít là pha trà, nấu rượu rất ngon. Những cái giếng thần ấy chẳng hề xây bằng đá thạch anh, hay bất kỳ loại đá quý nào cả? Xem xét thông tin xây dựng của các giếng ấy hầu như đều có một đặc điểm chung là đào trúng mạch nước lành đã đành, phần thành giếng ngâm dưới nước thường được xây bằng đá ong và đáy giếng được lát bằng sỏi và đá cuội lấy từ các khe suối. Tôi cho rằng chính các loại sỏi đá này có khả năng tích tụ năng lượng của trời đất rồi phát tán năng lượng ấy vào nước, khiến cho nước ấy uống vào thì cảm thấy người khỏe khoắn tỉnh táo hơn.  Các nhà cảm xạ học, phong thủy học có thể thực nghiệm đo năng lượng những cái giếng cổ, hay những ngôi mộ xây bằng đá ong ở các nghĩa trang trên núi để biết hư thực. Đồng thời nhân dân cũng không nên quá hoang đường về đá quý, mà quên đi kinh nghiệm quý báu của cha ông.

Bây giờ tôi sẽ phân tích để bạn có thể tự mình xem xem có nên bỏ 5 hạt thạch anh vào bát hương hay không?

Người bình thường cần khoảng từ 15.000 – 20.000 bovis năng lượng sinh học để đáp ứng nhu cầu sức khỏe. Đó là nhu cầu thường ngày của cơ thể con người. Còn mà để có được khả năng phát tán năng lượng lại khác đấy. Một bậc thầy về khí công cho rằng một người phải rèn luyện để tích tụ được khoảng 500.000 bovis trở lên, thì mới có khả năng phát tán năng lượng để chữa bệnh cho người khác mà không tổn hại chính mình. Hòn đá cũng vậy, phải có chí ít ngần ấy năng lượng mới có thể gọi là linh. Một chiếc vòng đeo tay bằng đá thạch anh từ 14 – 16 hạt, đường kính mỗi hạt khoảng 1cm, mua từ cửa hàng đá quý về đo năng lượng tự nhiên được khoảng 30.000 – 100.000 bovis. Khả năng phát tán năng lượng của nó chỉ trong vòng khoảng 50 - 100cm đường kính, do đó chỉ có thể hỗ trợ phần nào cho người đeo nó tăng thêm chút ít năng lượng gọi là, chứ hoàn toàn không có khả năng bảo hộ an lành được mọi tai ương cho người đeo như thổi phồng? (Cũng chiếc vòng ấy qua tay người có khí công cao, họ có thể tẩy rửa năng lượng xấu và nạp năng lượng sinh học tăng lên từ 10 - 50 lần so với ban đầu, khi ấy vòng đá mới có năng lực bảo hộ cho người đeo).

Vậy mà đó mới chỉ là nói chuyện đá đã được kết nối với nhau thành vòng năng lượng. Còn như tháo rời từng hạt, thì mỗi hạt lại trở về năng lượng riêng ban đầu của nó, chỉ còn khoảng 500 – 1000 bovis, thấp bằng 1/20 nhu cầu năng lượng của một con người. Với năng lượng tối thiểu như vậy, thử hỏi khả năng phù trợ có không?

Ngoài ra bạn cũng cần biết,

Năng lượng của linh hồn là năng lượng siêu phàm tinh tuệ. Chính sự tưởng nhớ của người thân là nguồn lực mạnh to lớn nhất để giúp linh hồn tẩy uế được tà khí, củng cố nguyên khí, các cụ ta gọi đó là nguyên lý “âm phù dương trợ”. Linh hồn siêu thoát là những khối nguyên khí linh thần không loại đá nào có năng lượng sánh nổi. Bằng chứng là những ngôi nhà thờ cổ của các dòng họ làm gì có thạch anh chấn trạch nào đâu vẫn linh thiêng đến kinh ngạc. Trong khi một số nhà thờ, đình, chùa mới xây hiện nay, dẫu đá quý lát từ trong ra ngoài, con cháu vẫn bị vô khám bóc lịch vì tham nhũng có cứu vãn gì được đâu?

Thứ nữa, năng lượng của con người mới là hoàn hảo nhất! Không cứ gì chết mới linh. Mà ngay khi đang trên cõi trần gian, chỉ cần bạn chăm chỉ rèn luyện, để khai thông được hệ thống kinh mạch lạc và các luân xa trong cơ thể, năng lượng của vũ trụ tự khắc ra vào trong cơ thể bạn một cách tự nhiên. Khi ấy bạn không còn cần nhờ cậy đến năng lực của đá, mà ngược lại bạn có khả năng truyền cho đá năng lượng của mình. Thậm chí một số nhà cảm xạ học có khả năng truyền năng lượng chữa bệnh cho người thân cách xa mình cả hàng trăm cây số.

Vì sao người ta lại quan tâm đến màu sắc của đá?

Màu đá là do hợp chất có trong đá tạo nên, hợp chất ấy chủ yếu là khoáng chất nên có khả năng tác động tới sức khỏe con người, thậm chí là có khả năng phòng bệnh và chữa một số bệnh lặt vặt, như giảm đau nhức, giảm viêm họng, viêm xoang, vv... Khả năng này cùng với khả năng thu phát sóng năng lượng sinh học của đá, có thể phù hợp cho sức khỏe người này, mà không phù hợp cho sức khỏe người kia, từ đó mà sinh ra chuyện mỗi người đều có thể chỉ hợp với một vài loại đá màu này mà không hợp với một vài loại đá màu kia. Các nhà buôn đá lợi dụng chuyện đó để ly kỳ, thần thánh hóa câu chuyện của đá, nhằm mục đích kinh doanh của họ.

Sử dụng đá thế nào?

Sử dụng đá để cải thiện và nâng cao năng lượng cho một vùng không gian là điều hoàn toàn có thể, nhiều nhà cảm xạ học làm được. Song để lựa chọn một vật chấn trạch, không chỉ nhất nhất phải là đá thạch anh? Ví dụ đá can-xe-don là loại đá được đúc rút kinh nghiệm từ thời tiền sử về khả năng trừ tà, loại này ở nước ta khá nhiều, bản thân tôi thấy sủu dụng khá tốt.

Đồng thời cũng không phải không gian nào đá thạch anh cũng phù hợp? Mà mỗi không gian phù hợp một loại đá khác nhau. Ngoài ra còn phải được tính toán phù hợp về màu sắc, kích thước và năng lượng phát tán của từng loại đá cũng phải phù hợp với gian phòng nữa mới được. Trước hết là phải xem phong thủy gian phòng, xem đồ vật bài trí trong phòng như thế nào đã rồi mới có phương án chọn được hòn đá tương tác năng lượng với các đồ vật. Nên nhớ là những đồ vật trong một gian phòng đều có năng lượng riêng của nó, chứ không hề vô tri vô giác như ta tưởng. Sau khi an vị hòn đá, thì phải kiểm tra lại toàn bộ vị trí của các đồ đạc trong gian phòng một lần nữa, đảm bảo tính tương tác về năng lượng, không có sự đối nghịch nào giữa các đồ vật bày trí trong nhà, thì không gian ấy mới an toàn.

Đối với một cửa hàng kinh doanh buôn bán, nếu hòn đá được đặt ở vị trí sinh khí, năng lượng bovis trong gian hàng sẽ tích tụ được cao. Khi năng lượng tốt tăng cao thì năng lượng xấu trong gian hàng bị đẩy lùi ra ngoài. Nhờ đó giúp cho tinh thần cả chủ và khách đều tỉnh táo, sảng khoái  tinh tường, khiến cho giao lưu nhẹ nhõm, dễ gây thiện cảm với nhau, từ đó mà tạo nên môi trường tốt trong làm ăn buôn bán, chứ không phải là đá này thì đem tài lộc, đá kia thì đem tình yêu, đá nọ thì đem thần linh đến như các nhà buôn đá phịa đâu ?!

 

Vòng tay, vòng cổ cũng vậy, năng lượng của vòng đá khi đeo vào phải đảm bảo giao hòa được với năng lượng của chủ nhân thì mới tốt cho người đeo. Cho nên ngoài việc lựa chọn kiểu loại đá, màu đá, thì việc kết vòng năng lượng cũng không đơn thuần kiểu cứ xâu hạt đủ vòng thì được?

Để có một chiếc vòng có năng lượng tốt, trước hết phải chọn được những hạt đá có thần, màu sắc tươi sáng, đường vân mềm mại, không đứt mạch chân khí. Sau khi kết được vòng năng lượng rồi, thì còn phải biết cách triệt năng lượng xấu trong đá và làm cho tăng năng lượng sinh học của vòng đá. Với những người có năng lực khí công cao, có thể phát lực làm tăng từ 10 – 50 lần so với năng lượng ban đầu của đá (ngoại trừ đá no). Và cuối cùng là phải kiểm tra tính tương tác giữa năng lượng người đeo và năng lượng vòng đá, khi ấy mới thực sự phát huy giá trị của đá.

Sơ qua như thế để biết dùng đá phải có phép tắc, chứ không đơn thuần mua vài hạt đá thạch anh thả vào trong bát hương rồi bảo nhau là linh được ?!

***

Đó là chưa kể thạch anh giả từ Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Tôi từng vào thăm xưởng chế tác đá quý ở Bắc Kinh và Quảng Châu. Cách làm của họ như sau: Những vụn đá trong quá trình chế tác đá, được thợ chế tác cho vào máy nghiền vụn, sau đó thêm vào một chất keo đặc biệt và đúc thành đồ trang sức gồm vòng đeo tay, đeo cổ, mặt dây chuyền, tấm trải gối, nệm ngồi, nằm, tì hưu, thần tài, 12 con giáp vv... Về cơ bản nó là chất liệu đá thật nên nhìn giống thật. Nhưng xét về khả năng thu phát năng lượng thì vân đá không tự nhiên nên là đá chết không thể tiếp nhận năng lượng vũ trụ được. Giá trị khác nhau ở đá tự nhiên và đá nhân tạo là ở chỗ đó. Ngày nay kim cương nhân tạo rất nhiều, xem ra cũng đắt đỏ, đẹp thì cũng tương đương kim cương tự nhiên, nhưng hiềm nỗi không có khả năng bảo vệ sức khỏe con người?

Vì như đã nói trên, đá có thể thu phát bao gồm cả năng lượng tà, chính. Nên một người trải qua cơn nan y, vòng đá đeo trên tay cũng sẽ bị nhiễm năng lượng xấu từ người ốm. Sau khi khỏe lại, cần tháo vòng đá ra khỏi tay, ngâm nước muối 3 giờ, hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời buổi trưa để tẩy uế năng lượng xấu rồi mới nên đeo lại. Đi đám tang cũng vậy, người mới mất năng lượng âm lớn, đá có thể giúp bạn cản âm khí bằng cách thu liễm vào nó. Do đó sau khi về đến nhà là phải tháo vòng phơi dưới ánh mặt trời để cần bằng năng lượng rồi mới đeo lại. Nếu không có kiến thức này, bạn có thể vô tình đeo đẳng tà khí bên mình một thời gian dài mà không hay biết.

Rông rài đôi chút về đá để quý vị bạn đọc tiện bề xem xét...


 

 

 

Ý kiến bạn đọc:
Nguyễn Văn Tuyên

Chào chị! Qua bài viết sử dụng đá Chị có thể chia sẻ cụ thể hoạc có tài liệu về việc sử dụng cá loại đá trong dân gian để trấn yêm tăng chỉ số Bovis đát ở được không, hoặc số điện thoai liên hệ Tôimuốn được học hoặc chia sẻ từ Chi nếu đượcthông tin cá nhân không công khai Cảm ơn Chị!

Phlanhoa phản hồi :

Mời bạn đọc bài viết này của tôi và bài viết của nhà báo Hồ Quang Phương phỏng vấn "ông tia đất" 

Hoàng Quang Minh

Trước đây tôi sinh được một cháu trai được gần 2 tháng tuổi thì cháu bị bạo bệnh mất. Đến nay gia đình không tìm thấy mộ đã đào ở khu vực đó mà không thấy, nên phải mời thày lễ nhập hồn thủ tục làm xương dâu đầu gáo, cắt tiết gà để dẫn huyết và di chuyển về nghĩa trang của họ. Vậy xin hỏi cô thủ tục làm như vậy liệu có chiêu hồn về được không, xin cô giải đáp giúp. Chân thành cảm ơn cô.

Phlanhoa phản hồi

Người chết mất xác mới phải làm hình nộm xương dâu đầu gáo, còn cháu mất được chôn cất hẳn hòi, có lẽ trẻ nhỏ xương mềm đã tan thành đất rồi thì cũng coi như đã siêu thoát, không cần mộ gió nữa. Tất nhiên gia đình muốn làm cũng chẳng sao, phong tục ấy ở VN cũng nhiều. Làm chẳng qua để an tâm người sống mà thôi.

Vân Chung

Phlanhoa cho tôi hỏi: Tôi có một vòng đá đeo tay bằng thạch anh hồng 12 viên. Là của người bạn tặng tôi, nhưng mọi người lại bảo 12 là số tử, không đeo được. Có đúng như vậy không, nhờ Phlanhoa giải thích dùm. Xin cảm ơn!

Phlanhoa phản hồi

Theo quan niệm phương đông thì 12 là số thành của đất trời. Còn theo quan niệm Phật giáo thì 12 là số nhân duyên. Tôi sẽ có bài tổng hợp chia sẻ ý nghĩa các con số về chuỗi hạt sau.

Nguyễn Đình Hòa

Lâu hơi bận,nay mở đọc trang báo của O Ví.Nhân tiện O Ví phản hồi ở bài : Có nên bỏ viên thạch anh ...Xin được hỏi O Ví 1 việc mà có lẽ ít thấy các nhà "Tâm linh" nói đến.Đó là các Hương linh của 1 dòng họ mà thờ cúng tại Từ đường thì nhiều vô kể.Thông thường,các dòng họ có cuốn sổ (danh sách-hay lòng văn) đến khi tế lễ thì đưa ra đọc.nay có tiến bộ hơn là nhờ có Vi tính,nên đọc xong hóa luôn(sớ).Còn các (ngai) thì có nơi họ ghi bài vị Thủy tổ;Tiên tổ...Nhưng số hương linh thì không thấy ghi.Vậy,nếu ghi vào 1 tờ giấy vàng(như là 1 linh vị) và đặt ở (ngai) trong Từ đường có được không ?Mong O ví tư vấn . Chúc O Ví SK và gia đình hạnh phúc.

Phlanhoa phản hồi

Anh Hòa đọc lại phần này  tôi đã nói rõ rồi mà. Và nên đọc kỹ lại hết các phần còn lại của bài "Cấu trúc từ đường dòng họ"

Thủy tổ thì chỉ có một người. Nhưng từ tiên tổ, cao tổ thì có nhiều người, cho nên bát hương và bài vị tuy chỉ có một nhưng thờ phụng chung tất cả hương linh ở thứ bậc ấy. Danh sách các hương linh chính là các bậc tiên tổ của dòng họ ta đấy anh Hòa à.


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Tết Đoan Dương có lẽ là ngày khai quốc của tộc người Việt Thường? (11h: 09-06-2015)
 Trùng tang – phép tính và phép giải (20h: 16-11-2012)
 Giải oan cho cô hồn (17h: 28-08-2015)
 BÀ CÔ ÔNG MÃNH LÀ AI ? (15h: 15-04-2013)
 Việt Nam phong tục – Phan Kế Bính: TANG MA, CHÔN CẤT, KỴ NHẬT (17h: 03-12-2014)
 Một số câu hỏi xung quanh việc tu bổ, cải tạo, xây mới nhà thờ họ (17h: 28-12-2013)
 Vài ý kiến về phong thủy... (17h: 22-03-2015)
 Cách xưng hô các chức danh trong khấn vái theo Hán Việt (16h: 04-10-2014)
 Chọn vị trí đặt bàn thờ trong nhà (23h: 20-04-2013)
 Tục nhuộm răng của người Việt Nam - Hồ Đắc Duy (22h: 06-07-2010)