 |
Đối nghĩ cùng 30 điều triết lý của thiền sư Thích Nhất Hạnh |
 |
|
|
|
(00h: 06-07-2016) |
Phan Lan Hoa
***
Đối nghĩ cùng 30 câu triết lý của thiền sư Thích Nhất Hạnh
Phan Lan Hoa
Nhà Phật dạy: “Đức năng thắng số”, liệu có là minh triết chăng?
Tôi thì tôi cho rằng: Đức minh (mới) thắng (được) số! Nghĩa là đức phải đi kèm với trí tuệ mới giúp bản thân tránh được tối đa rủi ro của số phận. Còn như có “đức” mà không minh, chỉ đi kèm với “năng” thôi có thể dẫn dụ ta đến nhanh hơn với điều nguy hại chưa chừng.
Nay nhà Phật dùng u đức của người tu hành để răn dạy cho người trần tục là một tham vọng đặt sai hoàn cảnh! Chia sẻ đạo học của người tu hành một cách thiếu suy xét, cũng là sự năng nổ sai hoàn cảnh của người trần tục!
Thiền sư Thích Nhất Hạnh nay ở giữa ngã ba : Thiên đường - Địa ngục - Trần gian, lý do gì chửa qua được chốn ải này? tu hành có chỗ nào chưa toàn vẹn chăng? Nhưng 30 điều ngài ấy viết ra thì nhà Phật đang tích cực vận dụng để răn dạy bá tính. Tôi nhận thấy quan niệm về hạnh phúc của người nhà Phật nay khác với người trần tục chúng tôi? Mâu thuẫn và nông cạn? Cũng đúng thôi, người tu hành không trải qua giây phút trong nhau của tình yêu, từ chối trách nhiệm với Thượng đế về việc tạo ra những sinh linh cho trần gian. Vậy thì các ngài khó mà cảm xúc rằng: Hạnh phúc phải đau mới là tận đáy!
Thiết nghĩ, mỗi người chúng ta nên tự mình suy xét thấu đáo mọi điều triết lý mà ta đọc được, đó là cách tư duy tốt nhất cho mình. Tôi xin mạn phép nói lên điều đối nghĩ của tôi cùng 30 điều thuyết giáo này:
1. Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương.
- Không nhất thiết phải cố gắng thấu hiểu mọi điều tận chân tơ kẽ tóc rồi mới yêu thương? Tôi sẽ nắm chặt tay bạn mình và nói: nếu nói được thì nói ra cho nhẹ lòng, tôi sẵn sàng nghe bạn. Nếu không thể nói thì bạn chỉ cần hiểu, nắm chặt tay bạn là tôi đang truyền năng lượng từ trái tim tôi cho bạn, để bạn được bổ sung thêm chút ít sức mạnh trên con đường vượt qua mọi trần ai.
Bởi tôi biết rõ, thế giới loài người vô cùng phức tạp, có những nỗi niềm không thể dùng lời để mô tả; có những trắc ẩn dính dáng đến hàng loạt bí mật đời tư của nhiều sinh mạng, thổ lộ có thể gây nguy hiểm cho nhiều người. Trong trường hợp đó, ta cần phải tôn trọng bí mật riêng tư của họ, không nên cố gắng truy cứu đến cùng nguyên do, hay phải cố thấu hiểu cho tới cùng rồi mới đặt lòng yêu thương?
2. Cũng như một người làm vườn biết cách dùng phân bón để cho ra những bông hoa tươi đẹp, người tu tập biết tận dụng nỗi đau khổ để tạo ra hạnh phúc.
- Tôi đồng ý! (nhưng quan niệm về hạnh phúc của nhà Phật ở những điều dưới đây lại mâu thuẫn với vế cuối của điều 2 này?)
3. Tự do có được nhờ tu tập và thói quen. Bạn phải rèn luyện mình cách bước đi như một người tự do, ngồi như một người tự do và ăn như một người tự do. Chúng ta phải rèn luyện bản thân về cách sống như thế nào.
- Nhà Phật nhầm lẫn “tự do” với “tự nhiên” chăng?
Tự do có được nhờ đấu tranh không ngừng mệt mỏi cho công lý và lẽ phải. Con dân của dân tộc Việt Nam đã phải chiến đấu không ngừng hơn 4000 năm để có độc lập tự do của ngày hôm nay. Bao nhiêu xương máu cha ông đổ xuống trong những cuộc đấu tranh để đổi lấy tự do cho hậu duệ, cho sinh tồn giống nòi, chứ không hề “nhờ tu tập và thói quen”?
Vậy người trần tục tôi xin hiệu chỉnh câu này cho phù hợp với hoàn cảnh của mình: Phong thái tự nhiên có được nhờ chăm chỉ rèn luyện kỹ năng ứng xử của bản thân, khiến cho nó thành thói quen.
4. Nói “Tôi yêu bạn” có nghĩa là “Tôi có thể mang tới cho bạn sự bình yên và hạnh phúc”. ? Để làm được điều đó, trước tiên, chính bạn phải là người có được những điều đó đã.
- Không hẳn? Romeo & Juliet chẳng hạn, họ yêu nhau nhưng họ đã không đem lại được bình yên cho nhau, mà đem đến sự chết chóc. Dẫu vậy, tình yêu của họ đã trở thành câu chuyện tình bất hủ?
Con người đến với tình yêu từ rất nhiều ngã, mà ta không thể hình dung hết. Nhưng tôi chắc chắn rằng, mọi ngã ấy đều ít nhiều có cả bình yên và không bình yên song hành.
5. Một người tức giận là do không giải quyết được những đau buồn của mình. Họ là nạn nhân đầu tiên của sự đau buồn đó, còn bạn là người thứ hai. Hiểu được điều này, lòng từ bi sẽ nảy nở trong tim và sự tức giận sẽ tan biến. Đừng trừng phạt họ, thay vào đó, hãy nói gì đó, làm gì đó để vơi bớt nỗi đau buồn.
- Có những cơn tức giận của riêng một người; nhưng có những vấn đề, sự việc khi một người đưa ra, khiến cho cả triệu người cùng phẫn nộ. Từ chữ "nộ" bùng phát đấu tranh. Ví dụ như vụ “cá chết hàng loạt ở miền Trung” chẳng hạn. Trường hợp này tôi và hàng triệu người đều là “người thứ hai” đấy thôi, nhưng chính vì lòng từ bi nên chúng tôi mới phẫn nộ thay cho người trong cuộc, cùng lên tiếng đấu tranh cùng người trong cuộc, để giúp người trong cuộc đạt được công lý. Vậy thì chữ “nộ” không hẳn là không từ bi?
6. Chúng ta được tạo ra từ ánh sáng. Chúng ta là những đứa trẻ của ánh sáng. Chúng ta là con cái của thần mặt trời.
- Lời nói của ngài TNH là điều mộng du? Xã hội cần điều thực tế để tiến bộ. Nhà Phật cũng nên vì sự tiến bộ của xã hội, hãy nên nói những điều thực tế có gốc rễ, cội nguồn hơn với bá tính!
8. Hãy bước đi như thể bạn đang hôn trái đất bằng bàn chân của mình.
- Tôi đồng ý!
9. Khi một người làm bạn đau khổ, ấy là vì ẩn sâu bên trong, nỗi đau khổ của anh ta đang tràn trề. Anh ta không đáng bị trừng phạt. Anh ta cần sự giúp đỡ.
- Đây là một trong những điều u mê của giáo lý Phật giáo, thưa nhà Phật. Người tu hành chắc chắn đã có nghiên cứu thuyết “Ngũ hành tương khắc tương sinh”? Thuyết này nói rằng, nếu tương khắc mà không có tương sinh thì thế giới sẽ bị hủy diệt; ngược lại nếu chỉ có tương sinh mà không có tương khắc thì vạn vật sẽ phát triển vô độ, không thể kiểm soát, thế giới có thể nổ tung vì sự vô độ. Nay nhà Phật dạy bá tính chỉ biết tha thứ và bài trừ trừng phạt, khác nào các ngài dạy bá tính rằng thế giới chỉ nên có tương sinh, mà không nên có tương khắc? Trật tự xã hội sẽ bị đảo lộn vì điều răn dạy này của của nhà Phật, thưa các ngài. Lòng từ bi nơi cửa chùa đem áp đặt vào đời sống trần tục chưa chắc đã phù hợp?
Đôi khi một người làm cho người khác đau khổ chỉ đơn giản là vì sự vô ý, hoặc là vì tính tự do vô kỷ luật của người ấy mà thôi. Điều đó không liên quan gì đến anh ta có đau khổ hay không đau khổ? Còn trừng phạt hay không trừng phạt, còn phải xem xét ở khía cạnh điều anh ta làm ảnh hưởng mức nào tới trật tự an ninh và công bằng xã hội. Thấy được trách nhiệm giữ gìn công bằng xã hội của bản thân, mới là người sống có Đạo lý, thưa nhà Phật.
10. Đôi khi niềm vui mang tới nụ cười. Nhưng cũng đôi khi, chính nụ cười mang tới niềm vui.
- Tôi đồng ý!
12. Bởi vì bạn đang sống nên mọi thứ đều có thể thành sự thật.
- Tôi đồng ý!
13. Hãy cười, thở và bước đi thật chậm.
- Tôi không đồng ý! Nhịp sống của những thiền sư thì có thể chậm rãi, nhưng nhịp sống của người trần tục thì khác đấy. Tôi sẽ tùy vào nhịp sống từng lúc, từng nơi để khởi động bước chân mình. Đặt mình phù hợp với hoàn cảnh mới là nguyên lý của Đạo!
Ví dụ: Khi tôi vì lý do cấp thiết, muốn băng qua một sàn nhảy, tôi cần phải di chuyển bằng bước đi có cùng nhịp điệu giống như nhịp điệu của những người đang khiêu vũ trên sàn. Nếu không như thế, người khác sẽ dẫm vào chân tôi, huých vào lưng tôi. Hoặc khi cơn lũ đang tràn về cũng vậy, muốn không bị cuốn trôi, thì tôi phải co giò mà chạy nhanh lên chứ?
14. Mỗi sáng thức dậy, tôi lại mỉm cười. Hai mươi tư tiếng mới mẻ đang ở trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn cho từng phút giây và xem xét mọi thứ bằng ánh nhìn từ bi.
- Có câu hát “ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay”, còn ngày mai của tôi thường bắt đầu từ ngày hôm qua. Và mỗi sáng thức dậy, tôi thường nói lời cám ơn Thiên – Địa – Vạn vật đã ban cho tôi thêm một ngày khôn dại trong đời. Rồi tôi gửi lời cầu nguyện tới chư vị Việt Thần Tiên, cầu xin phù hộ cho Quốc thái Dân an, trăm họ phúc phước; cầu nguyện cho bản thân thêm một ngày mới an lành và công việc có hiệu quả. Cuối cùng thì tôi cảm ơn chính tôi đã sống tốt trong ngày hôm qua; hoặc xin lỗi nếu hôm qua tôi có khuyết điểm.
7&11&15&16: Ngài TNH là tăng thích, do vậy mà ngài ấy quan niệm về hạnh phúc khác tôi chăng? Nếu mà như thế, quan niệm hạnh phúc của nhà Phật không phù hợp để làm điều răn dạy bá tính được chăng?
7. Mỗi người chúng ta nên tự hỏi mình: Tôi thật sự muốn gì? Trở thành người thành công số 1? Hay đơn giản là người hạnh phúc? Để thành công, bạn có thể phải hi sinh hạnh phúc của mình. Bạn có thể trở thành nạn nhân của thành công, nhưng bạn không bao giờ là nạn nhân của hạnh phúc.
- Hạnh phúc tùy vào quan điểm và khát vọng sống của mỗi người. Có người cho rằng hạnh phúc là chỉ cần một túp lều tranh bên suối vắng để được câu cá, làm thơ; nhưng có người cho rằng họ phải là tỉ phú số một thế giới mới là hạnh phúc với họ ? Ta sẽ không phán quyết được giữa hai quan điểm đó, đâu là hạnh phúc? cũng như không đủ chứng lý để phủ quyết quan niệm về hạnh phúc của họ?
- Vậy thì, hạnh phúc là một khái niệm trừu tượng vô chừng. Dễ có đến hàng triệu định nghĩa về hạnh phúc trên thế giới tính cho tới hôm nay. Đồng thời cũng chưa có ai thừa nhận cuộc đời mình luôn luôn hạnh phúc mà không có khổ đau muộn phiền nào? Đó là chưa nói sự thành công cũng là đích đến của hạnh phúc. Hay nói cách khác, hạnh phúc đến khi ta làm mãn nguyện được điều khát khao trong lòng ta. Nhưng ta phải cảnh giác, hạnh phúc không nằm trong nguyên lý bền vững, cho nên ta cần phải biết trân trọng, ki cóp và giữ gìn suốt đời. Tóm lại là ta phải nhọc nhằn mới hòng hưởng thụ một cách “tận đáy” được hạnh phúc.
11. Hạnh phúc là được là chính mình. Bạn không cần phải được thừa nhận bởi người khác. Chỉ cần chính bạn thừa nhận mình là được rồi.
- Theo tôi, đã triết lý thì nên ngắn gọn, hàm súc. Diễn giải nhiều dễ thiếu chính xác thêm.
Tôi thể hiện mình trong một công việc do tôi tự tìm kiếm, như vậy là tôi đã được là chính mình. Nhưng tôi sẽ chỉ hạnh phúc thực sự khi mọi người thừa nhận sự thể hiện của tôi có ích cho cộng đồng, ít nhất là có ích cho một người khác ngoài tôi. Nghĩa là tôi cần phải có sự thành công vượt ra ngoài cá nhân tôi (tôi đang nói cả cho điều 7 ở trên) và như vậy, tôi tự thừa nhận tôi thôi chưa đủ, tôi cần mọi người thừa nhận tôi là chính tôi nữa. Vạn vật trong vũ trụ đều có liên đới năng lượng sinh học với nhau, đó là nguyên lý của Đạo.
15. Những mầm mống khổ đau trong bạn có thể thật mạnh mẽ, nhưng đừng đợi cho đến khi mọi khổ đau đi hết rồi mới cho phép mình được hạnh phúc.
- Tôi đồng ý!
16. Nhiều người cho rằng sự náo nhiệt là hạnh phúc. Nhưng khi quá náo nhiệt, sẽ không có bình yên. Hạnh phúc thật sự dựa trên sự bình yên.
- Chả ai nói náo nhiệt là hạnh phúc cả? Bởi khái niệm vui nhộn thì bé nhỏ hơn nhiều so với khái niệm hạnh phúc lớn lao.
- Ngài TNH cho rằng hạnh phúc “dựa trên sự bình yên”. Nhưng tôi thấy thật là nhạt nhẽo nếu đời người chỉ biết ấm êm mà không có những can qua! Hạnh phúc hay bất hạnh đều là khái niệm vô chừng. Khi chưa trải nghiệm hết đời người, thì chưa biết mình sẽ đong được bao nhiêu hạnh phúc hay bất hạnh cho đời. Cho nên quan niệm về hạnh phúc với tôi phải là một kết quả trải qua của mọi trạng thái thử thách tính kiên định của mình, tham-sân-si-hỉ-nộ-ái-ố, để xem xem năng lực của mình có thể tự kiểm soát mình được đến đâu trong thói đời tốt xấu? Phải va chạm đã mới biết nó giá trị thế nào với bản thân ta. Nhưng tôi chắc chắn một điều là tôi không đồng ý bài trừ, mọi thứ đều có mặt tốt xấu của nó, chí ít thì điều xấu là tấm gương giúp ta nhận ra giá trị đích thực của điều tốt. Nói đâu xa, vụ cá chết ở miền Trung, nếu không có “nộ” trong dân chúng, thì có thể đã bị rơi vào im lặng. Hoặc như chữ “tham” cũng có mặt tích cực là tham học, tham lao động. Tích cực giúp đỡ người nghèo cũng là một ham mê xuất phát từ lòng hướng thiện. Tốt vậy cớ chi phải hô hào bài trừ?
Đã vậy thì bất chấp cuộc đời là bể dâu, ta sẽ là người hạnh phúc khi ta được người thân, bạn bè, cộng đồng thừa nhận là người có ích với họ, khi ta tìm kiếm được sự tin cậy ở nơi họ. Xin hãy nhìn vào gương mặt những người mẹ Việt Nam, ánh ngời hạnh phúc được bao bọc bởi khóe mắt chân chim. Ấy là vì họ vun vén hạnh phúc gia đình trong lao khổ nhọc nhằn, trải qua những ngày tháng không hề bình yên, nếu không muốn nói là giông tố.
Và hạnh phúc sẽ tuyệt đỉnh hơn, khi mà ta có thể phấn đấu hết mình để tích lũy được chút gì đó cho đời sau!
25. Nếu chúng ta bình an, chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể cười. Và mọi người trong gia đình, trong xã hội có thể hưởng niềm vui từ chính sự bình an của ta.
- Người chiến sĩ canh giữ đảo Trường Sa vẫn cười cả khi không bình an, dẫu khi biết rằng mạng sống của mình “ngàn cân treo sợi tóc” họ vẫn thấy hạnh phúc, ấy là vì trong họ sẵn có đức tính hy sinh. Người nào biết hy sinh, người đó sẽ tận thấy giá trị to lớn của hạnh phúc.
26. Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Chúng ta có thể giúp người khác hạnh phúc. Một lời nói, một hành động, một suy nghĩ cũng có thể làm vơi nỗi buồn và tăng hạnh phúc cho người khác.
- Tôi đồng ý!
17. Hành động của tôi nói lên tôi là ai.
- Tôi đồng ý!
18. Niềm hi vọng là điều rất quan trọng. Nó giúp cho hiện tại bớt khắc nghiệt. Nếu ta hi vọng rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, ta sẽ chịu đựng được khó khăn của hôm nay.
- Tôi đồng ý!
19. Nếu bạn yêu ai đó nhưng hiếm khi dành thời gian cho họ thì đó không phải tình yêu thật sự.
- Trường hợp người lính bặt tin vì chiến trận thì sao?
20. Tình yêu của bạn phải khiến cho người yêu cảm thấy tự do.
- “Tự do” cũng là một khái niệm vô chừng. Nguyên lý của Đạo là vạn vật đều có sự tương tác lẫn nhau. Cho nên cái ta tưởng là tự do, thực ra nếu ta không tuân theo quy luật, sẽ tự diệt chính mình. Vậy câu này tôi xin định nghĩa theo ý mình như sau: Tình yêu của bạn phải khiến cho người được bạn yêu nhận thấy có sự ràng buộc nhẹ nhàng và dễ chịu. Bởi khi ta đem lòng yêu ai đó, ta vô hình chung đã tự ràng buộc trái tim ta với người rồi còn đâu nữa mà tự do?
21. Thời khắc hiện tại tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Chỉ cần bạn để tâm, bạn sẽ nhìn thấy chúng.
- Tôi nghĩ nó nên thế này: Hạnh phúc và bất hạnh luôn song hành. Bạn nên để tâm để nhìn thấy chúng. Khi bạn nhìn thấy chúng, càng rõ ràng, càng giúp bạn sẽ định hướng được lối đi an toàn hơn cho hạnh phúc của bạn.
22. Tôi tự hứa với lòng mình rằng tôi sẽ vui sống từng phút giây mà đời ban cho tôi.
- Tôi tự hứa với lòng mình rằng tôi sẽ cố gắng từng phút giây để là người có ích.
23. Tất cả suy nghĩ, lời nói, hành động của bạn đều mang dấu ấn của riêng bạn.
- Tôi đồng ý!
24. Con người đau khổ là vì các thành kiến. Khi nhìn mọi thứ cởi mở hơn, chúng ta sẽ tự do và chẳng còn khổ đau nữa.
- Khi nhìn mọi thứ cởi mở hơn, ta sẽ thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn, đau khổ cũng vơi đi phần nào. Chỉ là vơi đi thôi chứ tôi cho rằng còn đời người thì đau khổ còn đó. Nhìn mọi thứ cởi mở không hẳn đã tự do? Và đau khổ của con người chưa hẳn xuất phát từ thành kiến? Đau khổ xuất phát từ nhiều lý do. Ví dụ ai đó đột ngột mất đi người thân chẳng hạn.
27. Tôi đã tới. Tôi đang ở nơi cần ở. Điểm đến của tôi nằm trên mỗi bước đi.
- Tôi thấy các ngài đồ đệ của Phật giáo đang ở không đúng nơi cần ở của một người tu hành. Sắc không dưới chân các vị đang bị đảo điên. Nếu các ngài không tỉnh táo, khó mà chính quả ?!
28. Chúng ta cần học cách nghỉ ngơi và thư giãn. Nó giúp ta phòng chống bệnh tật và giảm ngừa căng thẳng. Nó giúp ta có tâm trí sáng suốt để tập trung giải quyết các vấn đề.
- Tôi đồng ý!
29. Mỗi hơi thở, mỗi bước đi của chúng ta có thể lấp đầy bởi bình an, hạnh phúc và sự thanh thản.
- Liệu có tự tin quá chăng? Không có người nào hoàn thiện được điều đó cả. Hạnh phúc không phải là thứ hễ muốn thì được đáp ứng? Ngoài phấn đấu của bản thân ta, thì quyết định số mệnh của ta còn có Thiên – Địa – Vạn vật nữa đấy? Tự do, hay tự tin đều phải đặt chúng nằm trong giới hạn vận hành của Đạo. Nếu không như thế, có thể ta tự biến ta thành kẻ chủ quan. Người có tính chủ quan ít khi lường được rủi ro.
30. Tĩnh lặng là điều cốt lõi. Chúng ta cần tĩnh lặng như chúng ta cần không khí, như cái cây cần ánh sáng. Nếu tâm trí chúng ta lúc nào cũng đầy những từ ngữ và suy nghĩ, thì lấy đâu ra không gian cho chính chúng ta.
- Một người bề ngoài tưởng là tĩnh lặng, thực chất bên trong không hề tĩnh lặng. Cho nên các ngài tăng thích hãy coi xét lại mình. Bởi tôi thấy các ngài đang là những người bận rộn về diễn thuyết từ ngữ nhiều nhất Việt Nam hiện nay đấy?
Muốn răn dạy bá tính thành công, hãy đặt mình là bá tính. 30 điều nhà Phật răn dạy bá tính phản ánh chữ “tham - si” của nhà Phật. Dụng chữ “tham” nếu không nhuần nhuyễn có thể khiến thất bại? Điều đó khiến tôi nghi ngờ các ngài không thể có được không gian tĩnh lặng như các ngài nói ?
Tôi thì tôi tự nhận mình là một vật thể luôn luôn vận hành, không bao giờ đứng yên trong vũ trụ, kể cả khi tôi ngủ. Nếu không như thế, trái tim tôi sẽ ngừng đập, năng lượng sinh học của tôi sẽ thoát vào không gian và tôi sẽ trở thành vật thể chết. Đó là nguyên lý của Đạo.
P/s: Kỳ sau tôi xin phép mạn đàm về 5 điều cấm kị dành cho Phật tử tu tại gia.
|
|
|
lê hà thọ |
Kính chị Phan Lan Hoa, Trong nội dung bài viết Đối Lý 30 điều ... với TNH và những phản hồi của chị với độc giả thì có mấy thông tin sau đây xin chị xem lại: 1. Cho đến bây giờ TNH vẫn còn sống. 2. Câu Đức năng thắng số không phải là giáo lý của đạo Phật. Giáo lý đạo Phật đơn giản chỉ ở bài kệ Chớ làm các điều ác Chăm làm các việc lành Giữ tâm ý cho trong sạch. 4. Đức Phật chưa bao giờ không nhìn nhận mẹ, vì sau khi sinh Thái tử Tất Đạt Đa, hoàng hậu đã qua đời. Chỗ này có lẽ chị nhầm với chuyện trong kinh thánh khi Jesus nói với bà Maria...Này người đàn bà kia... chăng. Vài lời góp ý, mong chị khỏe và viết thêm các loạt bài về văn hóa Việt Thường của ông cha, đặc biệt là nói về Trống đồng và những ẩn dụ của nó. Rất mong được đọc thêm các bài của chị.
Phlanhoa phản hồi:
1. Ngài TNH đã chết. Nếu còn sống, phiền ông chụp dùm tôi cái ảnh còn sống, tôi tin liền. Tôi cũng từng thách đố nhiều phật tử chụp được hình ảnh TNH còn sống, nhưng k ai làm được. Ông ấy bị tai biến não và đã mất năm 2014.
2. Rất rất nhiều thứ không phải của PG. Nhưng "Đức năng thắng số" lại chính thức của PG. Mời xem ở kinh phật của phái Đại thừa.
3. Tôi không nói Thích Ca không nhìn nhận mẹ? Mà tôi chỉ trích sự mị dân của PG, nói là Thích Ca sinh ra ở bên nách mẹ? Tức họ quan niệm cái chỗ đó của phụ nữ là nhơ nhuốc, nên muốn Phật của mình "trong sạch". Và tôi cho tình tiết này là vô đạo?
Kính mời Bác đọc lại lịch sử ra đời của Phật và kinh sách phái Đại Thừa. |
|
|
|
Trần Khẩu - Quảng Ninh |
@ O Ví !
Trần rất thán phục về khả năng viết của O VÍ !
Trần xin phép bày tỏ chút nhé :
Câu : "ĐỨC NĂNG THẮNG SỐ" Trần hiểu từ "NĂNG" ở đây có nghĩa là : "CÓ KHẢ NĂNG". Vậy "ĐỨC NĂNG THẮNG SỐ" có nghĩa là :
- Người "có Đức" (sẽ/mới) "có khả năng" thắng được "số phận" của bản thân.
Cụ thể : Từ "NĂNG" ở câu này không thể hiểu là "NĂNG ĐỘNG". Nội dung khác Trần không dám tham gia .
Chúc O VÍ khỏe và vui !
*trankhau
Phlanhoa phản hồi :
Anh Trần Khẩu kính quý.
"Tứ vô lượng tâm" là một pháp thiền của nhà Phật gồm bốn nội dung chính: từ, bi, hỉ, xả. Trong nhà Phật còn có câu khác tương tự "đức năng thắng số" là "tu thân tích đức" (có nơi ghi tu nhân tích đức). Nếu là "có khả năng" thì nhiều người có khả năng này nọ, nhưng khả năng nhiều khi do bẩm sinh, hay do chuyên cần, thì chưa hẳn là người có "minh" mà anh?
Chữ năng đi kèm chữ đức trong "đức năng thắng số" được nhà Phật tạo ra vô số câu chuyện để giáo dục bá tính. Em Ví đọc thì thấy nội dung cơ bản là giáo huấn mọi người chăm chỉ làm điều phúc đức thì sẽ thắng được số mệnh.
Ví dụ câu chuyện cậu bé tàn tật, mù lòa vác đá đắp cầu cho dân làng đi qua suối nhưng rồi bị sét đánh chết ngay trên cầu. Vừa lúc Bao Thanh Thiên đi qua, thấy vậy ức quá viết lên tay cậu ta: "Ninh hành ác vật hành thiện" (thà làm điều ác còn hơn làm điều thiện). Khi quay trở về kinh thành vừa hay tin hoàng tử mới ra đời tuy khôi ngô tuấn tú, nhưng khóc dạ đề. Bao Công bèn vội ghé thăm. Khi nắm lấy tay hoàng tử thì chợt giật mình vì thấy trong lòng bàn tay có dòng chữ "ninh hành ác vật hành thiện", BC vội lấy tay xóa đi thì lập tức hoàng tử nín khóc. Đêm ấy Bao Công ngả đầu lên chiếc gối “âm dương địa phủ” và lập tức trong mộng đi đến cõi âm gian. Diêm Vương kể cho ông rằng hoàng tử đó vào mấy đời trước từng làm việc đại gian ác, nên Thần đã an bài phải trả nghiệp ác ấy trong ba đời. Đời thứ nhất què cụt, đời thứ hai mù lòa, và đời thứ ba bị sét đánh chết. Nhưng khi què quặt xin ăn, cậu bé đã luôn vì người làm việt tốt, nên Thần đã rút lại thời gian trả nghiệp và khiến cậu bé ăn xin bị mù.Sau khi mù, cậu bé đã không những không oán thán ai hết mà vẫn luôn vì người làm điều thiện. Vì lý do ấy mà Thần đã an bài lại một lần nữa để cậu bé trả hết nghiệp trong một đời. Diêm Vương nói với Bao Công: “Một đời trả hết nghiệp thay cho ba đời, lại còn được chuyển sinh làm đương kim Thái tử, hưởng thụ phúc phận của Thiên tử”. Việc thiện nên làm, việc ác nên tránh. “Đức năng thắng số” là vậy!
Cảm nhận của O Ví trong câu chuyện này: số mệnh ta có bao nhiêu kiếp cho đến nay vẫn là điều hoang đường, chưa ai có đủ khả năng giải thích một cách rõ ràng? Cho nên dù là tư tưởng giáo dục hướng thiện, nhưng sẽ không phù hợp với những đứa trẻ của thời đại mới, đặc biệt là những đứa du học phương Tây về. Chúng nó nhiều đứa biết làm từ thiện, nhưng là nhờ vào môn học giáo dục cộng đồng, chứ không phải nhờ vào niềm hi vọng kiếp sau...
***
Câu chuyện "đức năng" này khi qua môn "thập chỉ liên tâm" (tức dùng năng lượng từ tâm của mình truyền xuống 10 đầu ngón tay và dùng 10 đầu ngón tay ấn huyệt trị bệnh). Thầy dạy thí sinh 3 ngày và sau đó yêu cầu thí sinh kiếm những người bệnh đem đến để thực hành.
O Ví phản đối:
- Không được đâu, mới học được mấy ngày bấm lung tung có thể gây họa cho người ta.
Thầy bảo:
- Điều mình làm từ trong tâm là điều thiện không lo gây họa.
O Ví thấy bất ổn, nên thôi không đến lớp. Mấy tháng sau đọc trên báo mạng thấy có trường hợp bị bắt vì làm chết bất thường một cụ già do bấm huyệt. CA điều tra lai lịch thì té ra anh nay vốn hành nghề lái xe, sau khi qua lớp thập chỉ liên tâm thì bỏ nghề lái xe về nhà làm nghề bấm huyệt. Tất nhiên ý kiến của em ở trong entry này là ý kiến cá nhân thông qua nghiên cứu của mình, có thể sai, có thể đúng tùy theo đồng cảm hay không đồng cảm anh à.
Em chúc anh chủ nhật an bình ạ. |
|
|
|
Phan Bảo Trân |
Tôi hưởng ứng cho quý vị một chương A di đà kinh để xem nó gì sâu sắc nhân sinh gì gì đó hay không mà cãi nhau cho lắm:
Kệ Khai Kinh
Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Con nay nghe thấy chuyên trì tụng
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu
Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát (3 lần)
Kinh Phật Thuyết A Di Ðà
Hán dịch: Dao Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Ban Phiên Dịch Việt Ngữ, Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới, Vạn Phật Thánh Thành
Như vậy tôi nghe: Một thuở nọ, Phật ở nước Xá Vệ, vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Ðộc, cùng với đại Tỳ-kheo một nghìn hai trăm năm mươi vị cùng ở chung, đều là bậc đại A La Hán, mọi người đều biết đến.
Ðó là Trưởng lão Xá-lợi-phất, Ma-ha Mục-kiền-liên, Ma-ha-Ca-diếp, Ma-ha Ca-chiên-diên, Ma-ha Câu-hy-la, Ly-bà-đa, Châu-lợi-bàn-đà-dà, Nan-đà, A Nan-đà, La-hầu-la, Kiều-phạm-ba-đề, Tân-đầu-Lô phả-la-đọa, Ca-lưu-đà-ni, Ma-ha Kiếp-tân-na, Bạc-câu-la, A-nậu-lâu-đà, và các vị đệ tử lớn như vậy nhiều nữa; cùng các vị Bồ-tát Ma-ha-tát như Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử, A-dật-đa Bồ-tát, Càn-đà-ha-đề Bồ-tát, Thường Tinh Tấn Bồ tát và các vị Bồ-tát lớn nhiều như thế nữa; cùng với Thích Ðề Hoàn Nhơn..v..v.. vô lượng chư thiên đại chúng đồng câu hội.
Bấy giờ đức Phật bảo Trưởng lão Xá-lợi-phất: "Từ đây qua phương Tây cách mười vạn ức cõi Phật, có một thế giới tên là Cực Lạc, nước ấy có Phật hiệu là A Di Ðà hiện đang thuyết pháp ở đó.
Này Xá-lợi-phất! Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc?
Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui, cho nên gọi là Cực Lạc.
Lại này Xá-lợi-phất! Cõi nước Cực Lạc có bảy lớp lan thuẩn, bảy lớp lưới giăng, bảy lớp hàng cây đều bằng bốn thứ báu vây quanh giáp vòng, cho nên nước ấy tên là Cực Lạc.
Lại này Xá-lợi-phất! Cõi nước Cực Lạc có ao bảy báu, nước tám công đức tràn đầy trong đó. Ðáy ao toàn trải cát bằng vàng. Thềm đường bốn phía do vàng, bạc, lưu ly, pha lê hợp thành. Bên trên có lầu có các, cũng dùng đủ loại vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não để trang sức.
Hoa sen trong ao lớn như bánh xe, màu xanh có ánh sáng xanh, màu vàng có ánh sáng vàng, màu đỏ có ánh sáng đỏ, màu trắng có ánh sánh trắng, thơm ngát vi diệu.
Này Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế!
Lại này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia, thường trổi nhạc trời, vàng ròng làm đất, ngày đêm sáu thời, mưa hoa Mạn-đà-la cõi trời. Chúng sanh ở cõi ấy, cứ mỗi sáng sớm, thường dùng đãy y, đựng các hoa đẹp, đem cúng dường mười vạn ức Phật ở phương khác, vừa đến giờ ăn, trở về nước mình, ăn cơm, kinh hành.
Này Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế! Lại này nữa Xá-lợi-phất, cõi nước kia thường có các loài chim mầu sắc kỳ diệu, như Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cộng Mạng. Những thứ chim này, ngày đêm sáu thời, hót lên tiếng hòa nhã, tiếng ấy diễn xướng năm căn, năm lực, bảy Bồ-đề phần, tám thánh đạo phần. Các pháp như thế ấy, chúng sanh ở nước kia nghe âm thanh này rồi, thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng! Này Xá-lợi-phất, ông chớ cho rằng chim này thiệt là do tội báo sanh ra. Tại sao thế? Vì cõi nước của Phật kia không có ba ác đạo. Này Xá-lợi-phất, cõi nước của Phật kia còn không có tên của ác đạo, huống chi lại có thật. Các thứ chim ấy đều là do Phật A Di Ðà muốn cho tiếng Pháp âm truyền khắp mà biến hóa ra như thế.
Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia, gió nhẹ lay động các hàng cây báu và các lưới báu, phát ra âm thanh vi diệu, giống như trăm nghìn thứ âm nhạc đồng trỗi một lượt. Ai nghe tiếng này rồi, tự nhiên đều sanh tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia thành tựu công đức trang nghiêm như thế.
Này Xá-lợi-phất, ý ông nghĩ sao? Tại sao Ðức Phật kia có tên là A Di Ðà? Này Xá-lợi-phất, Ðức Phật kia có ánh sáng vô lượng, chiếu suốt mười phương cõi nước không bị chướng ngại, cho nên có tên là A Di Ðà. Lại này Xá-lợi-phất, mạng sống của Phật kia và nhân dân của Ngài, vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, cho nên có tên là A Di Ðà. Này Xá-lợi-phất, Phật A Di Ðà thành Phật đến nay đã mười kiếp. Lại này Xá-lợi-phất, Ðức Phật kia có vô lượng vô biên chúng đệ tử Thanh Văn đều là bực đại A-la-hán, không thể tính đếm mà biết được, các chúng Bồ-tát cũng nhiều như thế.
Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia thành tựu công đức trang nghiêm như thế! Lại này Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc, chúng sanh sanh về đều là bực A-bệ-bạt-trí. Trong đó có nhiều vị Nhất sanh bổ xứ. Số đó nhiều đến nỗi không thể tính đếm mà biết được, chỉ có dùng số vô lượng vô biên a-tăng-kỳ để nói. Này Xá-lợi-phất, chúng sanh nghe được những điều này, phải nên phát nguyện, nguyện sanh về nước kia. Tại sao thế? Vì được ở cùng một chỗ với các bậc Thượng thiện nhơn. Này Xá-lợi-phất, không nên cho rằng có chút ít nhơn duyên phước đức căn lành mà được sanh về nước kia đâu.
Này Xá-lợi-phất, nếu có hàng thiện nam thiện nữ nào nghe nói về Phật A Di Ðà rồi chấp trì danh hiệu Ngài, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bẩy ngày, nhất tâm bất loạn. Người ấy khi lâm chung thấy Phật A Di Ðà cùng các Thánh chúng hiện ra trước mặt. Khi chết người ấy tâm không điên đảo, liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Ðà. Này Xá-lợi-phất. ta thấy những điều lợi ấy nên mới nói như vậy. Nếu có chúng sinh nào nghe ta nói đây, phải nên phát nguyện sanh về nước kia.
Này Xá-lợi-phất, như ta hôm nay ngợi khen lợi ích về công đức không thể nghĩ bàn của Phật A Di Ðà. Ở phương Ðông cũng có Phật A Súc Bệ, Phật Tu Di Tướng, Phật Ðại Tu Di, Phật Tu Di Quang, Phật Diệu Âm. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải nên tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và "Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm" này.
Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Nam có Phật Nhật Nguyệt Ðăng, Phật Danh Văn Quang, Phật Ðại Diệm Kiên, Phật Tu Di Ðăng, Phật Vô Lượng Tinh Tấn. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và "Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm" này.
Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Tây có Phật Vô Lượng Thọ, Phật Vô Lượng Tướng, Phật Ðại Quang, Phật Ðại Minh, Phật Bảo Tướng, Phật Tịnh Quang. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và "Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm" này.
Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Bắc có Phật Diệm Kiên, Phật Tối Thắng Âm, Phật Nan Trở, Phật Nhật Sanh, Phật Võng Minh. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và "Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm" này.
Này Xá-lợi-phất, thế giới phương Dưới có Phật Sư Tử, Phật Danh Văn, Phật Danh Quang, Phật Ðạt Ma, Phật Pháp Tràng, Phật Trì Pháp. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn, và "Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm" này.
Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Trên có Phật Phạm Âm, Phật Tú Vương, Phật Hương Thượng, Phật Hương Quang, Phật Ðại Diệm Kiên, Phật Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân, Phật Ta La Thọ Vương, Phật Bảo Hoa Ðức, Phật Kiến Nhất Thiết Nghĩa, Phật Tu Di Sơn. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn, và "Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm" này.
Này Xá-lợi-phất, ý của ông nghĩ sao? Tại sao gọi là "Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm"? Này Xá-lợi-phất, nếu có kẻ thiện nam người thiện nữ nào nghe Kinh này mà thọ trì, và nghe được danh hiệu của chư Phật, thì những thiện nam thiện nữ ấy đều được tất cả chư Phật hộ niệm cho và đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Cho nên này Xá-lợi-phất, các ông hãy nên tin nhận lời ta và lời chư Phật nói.
Này Xá-lợi-phất, nếu có người đã phát nguyện, đang phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về nước của Phật A Di Ðà thì những người đó đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ở nước Phật kia, những người này hoặc đã sanh, hoặc đang sanh về, hoặc sẽ sanh. Cho nên này Xá-lợi-phất, các thiện nam tử thiện nữ nhân, nếu ai có lòng tin hãy nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.
Này Xá-lợi-phất, như ta hôm nay khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của chư Phật, các Ðức Phật kia cũng ngợi khen công đức không thể nghĩ bàn của ta và nói như thế nầy: Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni đã làm được những việc rất khó làm và ít có; ở trong cõi nước Ta Bà, trong đời ác năm trược: Kiếp trược, Kiến trược, Phiền não trược, Chúng sanh trược, Mạng trược được quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Ngài giảng cho các chúng sanh nghe pháp tất cả thế gian khó tin này.
Này Xá-lợi-phất, nên biết ta ở đời ác năm trược làm việc khó làm này, được quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, nói cho tất cả thế gian pháp khó tin này, thật là rất khó!
Phật nói Kinh này rồi, ngài Xá-lợi-phất và các Tỳ-kheo, tất cả người, trời, A-tu-la... ở thế gian nghePhật nói rồi đều hoan hỉ tin nhận, lễ Phật mà lui ra.
Chấm dứt Kinh Phật Thuyết A Di Ðà
Chú Trừ Tất Cả Nghiệp Chướng Vãng Sanh Tịnh Ðộ:
Nam mô a di đa bà dạ
Ða tha dà đa dạ
Ða địa dạ tha
A di rị đô bà tì
A di rị đa tất đam bà tì
A di rị đa tì ca lan đế
A di rị đa tì ca lan đa
Dà di nị dà dà na
Chỉ đa ca lệ
Ta bà ha (3 lần)
Kệ Tán Phật A Di Ðà
A Di Ðà Phật thân sắc vàng,
Tướng tốt rực rỡ hào quang sáng ngời,
Mày trắng tỏa, Tu Di uyển chuyển,
Mắt trong ngần, bốn biển long lanh,
Ánh hào quang hóa vô số Phật,
Vô số Bồ Tát hiện ở trong,
Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh,
Chín phẩm sen vàng lên giải thoát.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Ðại Từ Ðại Bi A Di Ðà Phật (3 lần)
Nam Mô A Di Ðà Phật (niệm liên tục)
|
|
|
|
Tín Nhiệm (BTV) |
Cảm ơn em đã phát hiện trạng thái u mê ở anh. Đó là điều rất thú vị để anh tự nâng tầm hiểu biết của mình thêm chút nữa.
Còn em, hình như em hiểu biết về Shidartha quá ít mà em muốn bài xích Thích ca quá nhiều. Trong khi những tài liệu em dẫn ra để tìm đọc, lại chứa những thông tin chưa đúng mực. Riêng việc Thầy Nhất Hạnh qua đời em chỉ mới có một tài liệu đã vội quyết đoán. Em nên xem lại, anh không thích dẫn ra đây vì em thừa sức làm chuyện đó, và để em tự tìm kiếm để nhớ lâu hơn. Trong trường hợp này anh tạm ngưng tranh luận với em vì không đi đến đâu cả.
Riêng về số mệnh. Shidartha khi thành đạo đã nói rõ mạng sống con người qua hơi thở. Còn thở là còn sống, khi ngừng thở thì hết sống. Không dính líu gì đến số mạng cả. Tuy vậy trong đạo phật lại có rất nhiều tông phái tu như một tôn giáo, họ tôn sùng giáo chủ như A di Đà, Di Lặc…coi kinh kệ như khuôn vàng thước ngọc,…. Thích Ca không như vậy, ngài nói nên hiểu cho kỹ rồi hãy tin chứ không phải như một tôn giáo là phải tin trước khi hiểu. Do vậy con đường Thích ca hướng dẫn là một dạng tu rất tự do, tu sao cũng được
Ngài chỉ là người dẫn đường chứ hoàn không phải một vị giáo chủ.
Và nếu em chỉ nghiên cứu những tông phái mang nặng tính tôn giáo rồi xem phật giáo như một tôn giáo, rồi kết luận đạo phật hoặc thích ca như thế này thế nọ đó là quyền của em, và những hiểu biết đó không phải là đạo do Thích ca truyền. Cho nên đức thắng số mà em bảo của thích ca truyền là không phải. Đó có thể là những thầy tu muốn dạy bảo đệ tử của mình theo một hướng khác để được hưởng số phần tốt hơn. Vì không đủ khả năng thu hút nhiều đệ tử, một số thầy có thể dung hiểu biết của người xưa để truyền đi rồi nói là lời phật dạy.
Đối với anh, tầm đang u mê, nhưng có thể khẳng định rằng Thích Ca là một con người đầy đủ. Ngài là thái tử, con của một vì vua, mẹ là hoang hậu. Ngài có tình yêu, có vợ rồi có con. Khi thấy nỗi khổ của chúng sanh ngài tìm hiểu nguyên nhân gây đau khổ, rồi tìm cach diệt khổ. Khi tìm được rồi ngài truyền cho mọi người. Nên anh lập lại cái u mê của mình. Thích Ca Đó là người giác ngộ, người dẫn đường, chứ không phải là giáo chủ đầy quyền năng vì Ngài đã nói rất rõ: ta không thể ban phước hay giáng họa cho ai. Đó cũng là người bình thường thôi em ạ. Lúc ngài tu hành đâu thể tự mình nấu món ăn, vẫn phải đi ăn xin như một khất sĩ để nuội mạng sống của mình, thì ai cho gì ăn nấy chứ đâu buộc phải trai tịnh mới ăn. Phải hiểu Phật là nhìn như thật, biết đúng như thật, ấy là giác ngộ cho bản thân mình. Phật là tự do thì có ép ai phải hiểu theo một hướng nhất định đâu. Còn giác ngộ do trí tuệ hiện tiền, mà trí tuệ có minh mẫn sáng suốt khi tâm không lăng xăng vọng tưởng. Tâm đã lăng xăng thì trí không ổn do vậy nói giác ngộ từ tâm không có gì quá đáng, còn buộc phải nói thích ca trong tâm mọi người đó là hơi quá đáng đấy em ạ.
Ở tôn giáo khác,với giáo chủ đầy quyền năng tạo lập cả thế giới, thì người tu theo trước hết phải tin tuyệt đối những gì giáo chủ rao giảng, và không thề tự mình tìm hiểu đúng như thật được. Hiểu biết trong các tôn giáo, trước hết phải biết theo giáo chủ chỉ dạy. Thôi anh tạm dừng.
Kính chào cô em nhiều ý kiến quá mạnh mẽ, nhưng chưa chắc đúng đâu em. Đời còn dài nên nghiên cứu nhiều hơn chớ vội dừng bước em ạ.
Phlanhoa phản hồi
@ Anh kính quý
Một là anh nói: v/v “thông tin dẫn chứng chưa đúng mực”, thì hiện nay O Ví không thể tìm thấy thông tin nào là đúng mực? Tất cả đều là tam sao thất bản hết anh à?
Hai là: O Ví thấy buồn cười ở chỗ là mọi người cứ tự cho mình là đọc nhiều về kinh Phật, cứ chụp mũ rằng: ”em chỉ nghiên cứu những tông phái mang nặng tính tôn giáo rồi xem phật giáo như một tôn giáo, rồi kết luận đạo phật hoặc thích ca như thế này thế nọ”??? Rằng O Ví không biết gì về kinh Phật?
Xin thưa, ngoài lịch sử ra đời Phật giáo, thì những thứ dưới đây O Ví đã từng đọc qua: Tứ diệu đế, Tứ pháp, Bát khổ, Ngũ uẩn, Bát chính đạo, Tam pháp ấn (Vô ngã, Vô thường, Khổ), Luân hồi, Duyên khởi, Mật tông kinh, vv... Ngoài Mật tông kinh, các kinh còn lại đều được giới thiệu là chính kinh do chính đức Đạt Đa soạn thảo và truyền giáo anh nhỉ?
Ba là: Anh nói: “Lúc ngài tu hành đâu thể tự mình nấu món ăn, vẫn phải đi ăn xin như một khất sĩ để nuội mạng sống của mình, thì ai cho gì ăn nấy chứ đâu buộc phải trai tịnh mới ăn....”???
Em Ví nghĩ anh đang đọc phải thứ tam sao thất bản chứ không phải O Ví?
Trong số kinh trên, O Ví sẵn sàng bàn luận với Phật tử nội dung của nó. Hoặc khi có thời gian, O Ví sẽ đọc lại và tự mình viết ra nhiều điều thắc mắc nữa, bởi O Ví còn thấy nhiều điều đáng bàn nữa. Còn trong phạm vi hạn chế này, em xin kể một đoạn về lai lịch tu hành chính quả của Phật để anh Tín Nhiệm biết là O Ví từng đọc nhé:
Siddhārtha là ai ư?
Xin thưa tên tiếng Phạn đầy đủ là Siddhārtha Gautama, phiên âm ra là Tất Đạt Đa. Là tên cúng cơm của ngài Thích Ca Mâu Ni và là người mà giới Phật giáo gọi là Đức Phật! (lịch sử xuất thân khỏi nói nhé).
Anh nói: “Ngài có tình yêu, có vợ rồi có con. Khi thấy nỗi khổ của chúng sanh ngài tìm hiểu nguyên nhân gây đau khổ, rồi tìm cach diệt khổ. Khi tìm được rồi ngài truyền cho mọi người.”
Chỗ này anh lại nói dùm cho Phật, nhưng sai rồi. Ngài Tất Đạt Đa lấy vợ lúc còn niên thiếu do cha mẹ sắp đặt (15 tuổi) và đến năm 19 tuổi, thì như bao thanh niên khác của xứ Phạn, bắt đầu con đường đi tìm giác ngộ (cho chính bản thân). Theo truyền thống xứ Phạn Tịnh bấy giờ quan niệm, chỉ có con đường khổ hạnh mới đưa đến đạt đạo. Tất-đạt-đa quyết định rời cung điện, cùng tu khổ hạnh với nhiều nhóm tăng sĩ khác nhau. Ông quyết tâm tìm cách diệt khổ và tìm mọi đạo sư với các giáo pháp khác nhau. Các vị đạo sư khổ hạnh danh tiếng thời đó, Với đạo sư A-la-la Ca-lam, Tất-đạt-đa học đạt đến cấp Thiền Vô sở hữu xứ và với đạo sư Ưu-đà-la La-ma tử, học đạt đến cấp Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nhưng Tất-đạt-đa cũng không tìm thấy nơi các vị đó lời giải cho thắc mắc của mình, nên quyết tâm tự mình tìm đường giải thoát.
Ngài Tất Đạt Đa cùng 5 tì kheo của ngài ban đầu vẫn với tư tưởng là phải tận khổ để được giác ngộ, họ chủ trương không ăn gì, chỉ uống nước lã để được giải thoát, nhưng họ đã thất bại. Không đạt giải thoát với cách tu khổ hạnh, ông từ bỏ phép tu này. Quả quyết rằng mình đã đi đến chỗ cùng cực của công phu tu khổ hạnh và khổ hạnh không dẫn đến giác ngộ, ông tìm phương pháp khác, và nhớ lại một kinh nghiệm thời thơ ấu, lúc đang ngồi dưới gốc cây mận ... Khi ngài quyết định ăn uống trở lại thì bị 5 tì kheo phản đối bỏ đi. Một mình ngài sau khi ăn uống phục hồi được sức khỏe, thì ở lại dưới gốc bồ đề, ăn chay và thiền. Thiền của ngài trải qua 4 cấp độ
- Sơ thiền là mức nhập định đầu tiên
- Nhị thiền là kết quả tiếp theo nếu hành giả đủ công đức
- Tam thiền là xả niệm lạc trú (dứt bỏ ý niệm, thường xuyên an lạc).
- Tứ thiền là xả niệm, thanh tịnh, không lạc, không khổ, tức là đã hoàn toàn vượt khỏi vô thức lẫn ý thức
Sau 49 ngày ngồi dưới gốc cây bồ đề. Ngài Tất Đạt Đa tự cho rằng mình đã giác ngộ. Ngài viết Pháp luân và bắt đầu sự nghiệp truyền giáo. Dòng giáo lý của ngài có tên gọi là Phật giáo. Nghĩa là ta phải hiểu rằng ngài Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ sáng lập và đứng đầu Phật giáo.
Bức tượng Phật nằm hiện nay chính là tư thế khi ngài viên tịch. Sách nhà Phật mô tả rằng :” Trong cánh rừng Sàla ven phía nam thành phố, đêm rất tối và tĩnh mịch, Tất-đạt-đa nằm nghiêng bên phía hữu, đầu hướng về phía Bắc, mặt hướng về phía Tây và dần nhập Niết-bàn thông qua các mức thiền định, một trạng thái giải thoát hoàn toàn khổ đau của cuộc sống....”
Trong quá trình truyền đạo của ngài Tất Đạt Đa, có người em họ là Đề-bà-đạt-đa nhiều lần muốn hãm hại. Người này mới là nhân vật chủ trương khổ hạnh cực đoan, chứ không phải ngài Thích Ca.
Tóm tắt các ý trên: Đức Phật = Thích Ca Mâu Ni = Siddhārtha = Tất Đạt Đa = Thái Tử con vua Tịnh Phạn = một con người sinh ra bằng xương bằng thịt, được người đời ghi vào lịch sử vì có công gầy dựng nên một dòng đạo có tên là Phật giáo. Và như thế ta cần khẳng định Phật giáo là một tôn giáo. Anh cho rằng Phật giáo không phải là tôn giáo thì hơi lạ?
Từ tổng hợp trên, O Ví có cơ sở để khẳng định rằng: Phật là một trong số người đã tìm đến được giác ngộ trên thế giới. Nhưng như thế không có nghĩa ngược lại người “ giác ngộ là Phật”? Bởi đơn giản từ Phật là danh từ riêng, được hiểu là pháp danh duy nhất dành gọi ngài Thích Ca Mâu Ni. Cho nên nếu có người thứ hai giác ngộ, thì người đó là người đó, chứ không thể là Phật? Ví dụ như Chúa Giêsu chẳng hạn, Chúa cũng giác ngộ vậy có là Phật đâu? Trúc Lâm Đầu Đà Trần Nhân Tông của Việt Nam cũng là người giác ngộ vậy.
Quán triệt tư tưởng của O Ví nhé: Em tôn kính ông Thích Ca ở tư cách một nhân vật lịch sử huyền thoại, đứng đầu một dòng đạo. Anh Tín Nhiệm nói “Giác ngộ từ tâm” thì em đây côn nhận đúng liền. Nhưng nói “Phật là giác ngộ, giác ngộ là Phật”; hay “Phật ở trong tâm” gì đó thì O Ví tuyệt đối đấu lý đến cùng. Bởi đó là điều lừa đảo bá tính của các Tăng Thích thời nay, nhằm mục đích thu hút phật tử theo đạo !?
Anh Tín Nhiệm nói: “Đời còn dài nên nghiên cứu nhiều hơn chớ vội dừng bước em ạ.”
O Ví có khẳng định là dừng bước đâu?
Thực ra khi sinh ra trên đời một đứa con, O Ví đã ngốn vào đầu đủ thứ triết học, chứ không riêng gì kinh Phật, mục đích là để làm vốn dạy con. Nhưng rồi chợt giác ngộ ra rằng những thứ kinh ấy quá nhiều điều rối rắm, không còn phù hợp với thời đại của con mình. Những nước có Phật giáo phổ cập đều nghèo nàn lạc hậu. Cũng tính im lặng quên đi, nếu như bá tính nước Nam không lâm vào vấn nạn chùa chiền như bây giờ!
Khổ thế đấy, ở nước Mỹ, đứa bé con chất vấn giáo hoàng Pao-lô về chiến tranh cũng là điều bình thường. Còn ở nước Nam này, ai mà bạo gan động tới Phật, tới Đảng và ... động tới mấy chữ cái của nước Tàu thì bị cho là ghê gớm?
O Ví chỉ là người đồng ý với thông điệp của MC Phan Anh: “Đừng im lặng”. Nói lên suy nghĩ của mình và không khăng khăng bảo thủ là mình đúng. Nhưng với điều kiện mọi người tranh luận mà không đưa được sự thuyết phục, thì tất yếu O Ví không thể tâm phục cũng là lẽ thường tình?
Còn một điều nữa: O Ví đang đối nghĩ trực tiếp vào 30 điều của ngài TNH, cơ mà các phật tử vào đọc lại không bàn thẳng trực tiếp vào 30 điều ấy xem tôi nói sai hay đúng? Lại chỉ nói loanh quanh biện hộ rằng kinh Phật thế nọ thế kia? Rồi quy chụp rằng: "hình như em hiểu biết về Shidartha quá ít mà em muốn bài xích Thích ca quá nhiều"???
Nói lên suy nghĩ của mình là bài xích sao??? Nếu thế thì đúng là em bó tay với sự bảo thủ của phật tử nhà Phật rồi???
Thiết nghĩ, ngài TNH há chẳng phải là đại diện tối cao của Phật giáo VN hay sao? Điều ông ấy nói mọi người bảo không phải của nhà Phật, vậy thì điều ai nói mới là của nhà Phật ở nước Nam này?
Riêng về thông tin ngài TNH viên tịch, nếu một đường link mà anh chê ít, thì O Ví xin giới thiệu nhiều đường link ạ. Trong đó đường link đầu tiên có giới thiệu ngắn về buổi tụng trước giờ ngài TNH ra đi. Còn nếu như web đăng mà không chính xác thì chỉ có nước O Ví nhờ anh Tín Nhiệm trên đường đi du lịch ghé qua làng Mai Hạnh chụp dùm bức hình ngài ấy còn sống để em được tin là ngài ấy còn sống?
http://vietbf.com/forum/showthread.php?p=2581834
http://www.vietnamdaily.com/?c=article&p=87128
http://nguoiphattu.com/van-hoa/y-kien-trao-doi-du-luan/8054-tai-sao-truyen-thong-lung-tung-dua-tin-sai-ve-thien-su-thich-nhat-hanh-.html
http://tintuc.vn/doi-song/thien-su-thich-nhat-hanh-vien-tich-o-tuoi-88-8535
http://hocthuatphuongdong.vn/index.php?action=printpage;topic=6837.0.
|
|
|
|
Tín Nhiệm (BTV) |
Trao đổi thẳng thắn với những vị tu hành là điều rất nên làm, nhưng không phải ai cũng thích làm. Vì vậy khi có người mạnh dạn trao đổi thậm chí phản bác quan điểm của các thầy cũng là lẽ thường, nhưng tạo nhiều ngạc nhiên cho mọi người.
Anh không đủ thì giờ để góp thêm với em về quan điểm vì đó là những suy nghĩ tự do của mỗi cá nhân không ai có thế buộc mọi người phải nghe theo mình được. Anh chỉ khái quát qua những nét chính để đi đúng hướng hơn.
Thứ nhất Thầy Nhất Hạnh vẫn còn sống chưa viên tịch. Và Đạo Phật không phải là một tôn giáo đơn thuần vì không có vị giáo chủ đầy quyền năng và đầy huyền bí để có thể ban phước hay giáng họa cho ai. Do vậy “Đức năng thắng số” không phải là lời Phật dạy, vì Phật không tin và dạy về số mệnh. Đó chỉ có thể là kinh nghiệm của người xưa. Còn những thầy đi tu có phát biểu về số mệnh là tùy hiểu biết từng thầy, không ai cấm cản.
Phật dạy chỉ tin sau khi đã hiểu chứ không phải thầy hay phật nói gì tin nấy. Và sự hiểu biết của bất cứ ai cũng chỉ là những nắm lá trong lòng bàn tay chứ không thể hiểu hết những đám lá trong rừng cây. Phật cũng chỉ nói những gì cần thiết chứ không đề cập đến những điều siêu phàm. Nhưng Phật là con đường đi đến giac ngộ một cách tự do nên không có khuôn khổ nào để ràng buộc.
Phật là giác ngộ, khi giác ngộ thì gọi là Phật. Mà giác ngộ là tự bản thân từng người tạo ra cho mình chứ không ai buộc và dạy cho ai giác ngộ được. Do vậy Phật là tự do, tự chuyển tâm mình để tự tìm tự do cho chính mình. Tự do đó không giống tự do do đấu tranh mà có, mà đó là tâm trạng ung dung tự tại khi đứng trước mọi hoàn cảnh và đau khổ. Điều đó phải tự tu tập rèn luyện mới đạt được chứ không ai ban cho.
Trong triết lý, dù chân lý là những lẽ phải do ý thức con người tìm ra khi tiệm cận với chân lý, tưởng không bao giờ thay đổi. Nhưng vật chất luôn chuyển động không ngừng, ý thức con người vì thế cũng luôn thay đổi và thực tế thay đổi không ngừng, nên chân lý cũng khó mà đứng yên, do đó khó có điều gì thuộc về vĩnh cửu.
Bàn luận thì cứ bàn, nhưng đi đến thống nhất thì không bao giờ đạt được, do cách hiểu mọi người không giống nhau.
Thôi tạm ngừng tại đây, vì anh không thể ngồi quá lâu trên bàn phím. Khi có dịp ra Vũng Tàu anh hy vọng sẽ có thêm nhiều trao đổi với em.
Chúc an lành và nhiều thành công.
Phlanhoa phản hồi
@ Anh kính quý
Em Ví xin nói thật mong anh đừng mất lòng.
Anh nói: "Đạo Phật không phải là một tôn giáo đơn thuần vì không có vị giáo chủ đầy quyền năng và đầy huyền bí để có thể ban phước hay giáng họa cho ai.Do vậy “Đức năng thắng số” không phải là lời Phật dạy, vì Phật không tin và dạy về số mệnh.
Phật là giác ngộ, khi giác ngộ thì gọi là Phật?"
Anh đang u mê sâu vào chữ "Tham" lớn hơn trời của nhà Phật?!
- Thứ nhất: Phật giáo do Thích Ca Mâu Ni tạo dựng. Tức là có giáo chủ quyền năng rõ ràng. Nhưng lục lại lai lịch vị này đơn thuần ông ta chỉ muốn đi tìm con đường siêu thoát ở kiếp thứ hai. Ông ta cho rằng phải chôn xuống đất là kiếp người tăm tối. Ban đầu ông ta tính thiền bằng cách chỉ uống nước lã mà thôi, nhưng không thành công, sau đó ông ta quyết định ăn chay để thiền... Tất Đạt Đa là người soạn ra giáo lý và truyền đạt Phật giáo tới loài người.Ông ta có ba hành động căn bản để người trần tục như O Ví đây không chịu cúi đầu "nam mô..." trước ông ta đó chính là: không nhận mình do mẹ mình đẻ ra và trai giới; ba là giáo lý của ông ta toàn điều dị đoan. Ba hành động này trái với quy luật của Đạo cho nên em không bao giờ tâm phục. Chỗ này dù vi.wikipedia.org đã "nói láo" thêm cho ông Thích Ca nhiều rồi, những vẫn thể hiện rõ nét điều O Ví không tâm phục:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Siddh%C4%81rtha_Gautama
Thứ hai: "Đức năng thắng số" em khẳng định là câu của nhà Phật! Nó được sử dụng thành câu cửa miệng trên môi phât tử và các tăng thích. Nó được sử dụng với tần số chóng mặt hàng ngày.
Thứ ba: O Ví ghét nhất khi phải nghe câu "Phật ở trong tâm"??? Câu này phản ánh chữ tham lớn hơn trời của nhà Phật. Các thích tăng của nhà Phật đã ra sức truyền giáo theo kiểu thứ gì tốt đẹp trong tâm còn người là do Phật ban tặng? Thật là vô cùng hài hước và đầy xảo trá u mê trong phương pháp truyền đạo? Tại sao điều giác ngộ trong tâm tôi lại là của ông Thích Ca cơ chứ?
Nếu nói "Phật là giác ngộ". Vậy thì các con chiên của Chúa, hay tín đồ của các dòng đạo khác thì giác ngộ bằng cách nào? Hay cũng phải cầu cạnh tới Phật của Phật giáo?
Em chỉ hỏi anh Tín Nhiệm một câu đó thôi đủ để chứng minh Phật là Phật, giác ngộ là giác ngộ. Phật đơn thuần chỉ là một nhà truyền đạo, còn giác ngộ thì không cần Phật ta vẫn có thể giác ngộ khi ta sống tốt với bản thân mình.
Trong tâm O Ví chỉ có Việt Thần Tiên, không có Phật (nói chính xác khi trẻ thì cũng có bắt chước mọi người nam mô, nhưng khi đọc vào kinh phật rồi thì thấy bao điều dối trá của giới tăng thích truyền giáo làm u mê bá tính nước Nam, nên đã quyết định tẩy chay nam mô từ hơn 10 năm trước). Cho nên nếu sau này có giác ngộ, chắc chắn chỉ có Việt Thần Tiên giác ngộ được O Ví thôi anh à!
Thứ tư: Anh Tín Nhiệm nói: "Phật là tự do, tự chuyển tâm mình để tự tìm tự do cho chính mình. Tự do đó không giống tự do do đấu tranh mà có, mà đó là tâm trạng ung dung tự tại khi đứng trước mọi hoàn cảnh và đau khổ"
Nếu vậy thì O Ví nói rằng u đức của nhà Phật áp dụng cho người trần tục là sai hoàn cảnh là đúng rồi? Vì quan niệm tự do từ hai giới khác nhau. Với người trần tục, dẫu chuyển tâm mình chưa chắc có tự do nêu mỗi khi tổ quốc sa vào tay giặc. Hay nói đơn thuần hơn, cuộc sống thường ngày của người trần tục có nhiều mối ràng buộc gia đình, xã hội khiến cho khuôn khổ tự do bị bó hẹp. Và trong sự bó hẹp đó, người có đức hy sinh cảm thấy hạnh phúc hơn người có tính ích kỷ bản thân mình.
Cuối cùng là: Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã chết sáng 13.11.2014, tại làng Mai Hạnh. Hồi đó báo chí đăng tin ầm ĩ. Nếu nhà Phật nói chưa thì xin lỗi, lại thêm một điều dối trá?
http://kenh13.info/thienn-su-thich-nhat-hanh-vua-vien-tich.html
|
|
|
|
NCN (BTV) |
@ Ví
Thăm Ví từ xứ Huế.
Mình nghĩ, TNH hiểu chưa thấu cáu dạy nhà Phật nên mới bàn vậy. Tuy nhiên, mình không muốn bàn ở đây vì vài chục dòng không thể nói hết.
Ngày mới vui nhé.
Nếu hiểu chữ ĐỨC như ông TNH thì chẳng bao giờ cắt nghĩa mà hiểu quan niệm " Đức trị" của Nho giáo Khổng Mạnh; Ví à.
Phlanhoa phản hồi
@ Huynh
Quan niệm về chữ "Đức" trong Đạo Lão, Đạo Khổng và Phật giáo có sự khác nhau. Ví theo dõi thì thấy Phật giáo dạy phật tử rằng "đức năng" là chăm chỉ làm điều thiện để tích lũy đức cho mình sau này mau siêu thoát. Hiểu như thế thì cạn xợt quá?
Trong Đạo Lão: Đạo là quy luật vận hành của vũ trụ; còn Đức là quy luật ứng xử cụ thể của vạn vật đối với Đạo. Điều đó có nghĩa Đức phải cân bằng được sắc không và không được phép bài trừ.
Đạo Khổng thì Ví thấy nhiều điều không phải của Khổng mà của chính Lý Đạo Thành & Trúc Lâm Đầu Đà?
Chúc Huynh vui với Huế nhé.
NCN (BTV)
@ Ví
Nếu chỉ như các ông thầy dạy phật tử như vậy thì chưa đúng với sự sâu xa hàm súc của câu nhà Phật đâu. Họ nói nôm na cho dễ đấy thôi, lâu thành quen nên chỉ thấy phàn nông của nó. Thực ra, Phật giáo vào ta khi Nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến con người, xã hội, nên Phật giáo được phổ biến trên cơ sở và theo cái cách của Nho. Và bao giờ, ở đâu vào cũng bị sự can thiệp của chính thể nên không còn nguyên gốc của nó. Ngay cả sự chi phối của tư tưởng, quan niệm của người lập ngôn. Ví dụ, bản thân ông TNH cũng đã muốn hiểu khác và truyền bá quan niệm của mình về câu dạy của nhà Phật. Ấy cũng là điều bình thường, Ví à...
Phlanhoa
@ Huynh
Chẳng biết được câu nào là câu của nhà Phật cả?
Mới rồi vidamdodua.com cũng có bang Ngọc Châm giới thiệu bộ sách đề là "Phật gốc"? Những tập dày cộm và Ví chất vấn: làm sao biết đây là gốc? Bởi ông Thích Ca tu hành chính quả từ trước CN, lấy đâu ra nhiều chữ để lại ngần ấy để gọi là gốc???
Bản kinh từ Ấn Độ Ví cũng có xem qua đôi lần, điều răn dạy lại toàn chuyện kỳ bí thần thánh, làm gì có triết lý nhân sinh sâu sắc gì đâu?
Và nếu ông TNH muốn khác đi, thì đó đâu phải là kinh Phật?
Bàn về vấn đề Phật giáo du nhập vào ta rồi tham lam à uôm cả điều răn dạy của Bụt Đà, Trúc Lâm Đầu Đà thành của nhà Phật Ví nói trong bài "Viếng chùa Am đâu hoài Lạc Đạo" rồi ạ.
|
|
|
|
Giang Sơn (blogtiengvietnet) |
Đạo phật là đạo "duy tuệ thị nghiệp" lấy trí tuệ làm sự nghiệp, bác sửa từ năng thành từ minh là bác đã nhầm. Chữ "đức" trong đạo phật bao hàm cả trí rồi đó bác. Bác nên nhớ câu " Đức năng thắng số" là câu chữ hán, dưới góc nhìn của những người nghiên cứu huyền học đông phương.Nếu bác chịu khó nghiên cứu PHẬT HỌC tường tận thì bác không thể đem một câu nói " đức năng thắng số" để kết luận. Nói như vậy là "chưa uốn lưỡi bảy lần đó bác". Giang sơn góp ý có gì không hài lòng xin bác bỏ qua!
Phlanhoa phản hồi
Lại thêm một tín đồ u mê của Phật giáo?
"Lấy trí tuệ làm sự nghiệp" thì cái đức ấy phải đi kèm với "minh" chứ không phải "năng"? Bởi chữ minh mới là trí tuệ. Bạn đang nói mà không duy nghĩ điều mình nói là gì? Thiên hạ chả có câu "Ngu dốt đi kèm siêng năng thì thành phá hoại". Câu này cũng tương tự "đức năng" đấy.
Kẻ u mê thường ham nói giáo điều. Chữ Hán hay chữ Việt cũng chỉ là dùng để viết lên điều còn người nghĩ mà thôi. Đó là chưa nói, chữ Đức trong tiếng Hán được ghép bởi bộ đao đi kèm chữ tâm. Cho nên nói theo kiểu trong đức có trí là ngụy biện vào sự sai của nhà Phật?
Và mỗi khi tôi có gan đả kích vào điều tôi không tâm phục của nhà Phật, thì có nghĩa tôi đọc nó kỹ càng, chí ít là kỹ hơn bạn. Tôi đã đọc kỹ hơn bảy lần vì câu đó của cha ông người Việt là: "Uốn lưỡi 9 lần trước khi nói, Suy nghĩ chín lần trước khi hành động". Vậy bạn làm ơn hãy đọc và suy nghĩ thấu đáo ý kiến của tôi từng điều trên đã và suy nghĩ xem về điều tôi đối nghĩ với nhà Phật. Thế nhé, bây giờ giác ngộ còn chưa muộn. Trong mọi hoàn cảnh, Tiên Tổ của mình luôn là đấng tối thượng, đó mới là đúng ĐẠO. |
|
|
|
Nguyễn Vạn An (BTV) - Cộng hòa Pháp |
Theo anh biết thì Thầy Nhất Hạnh bị tai biến mạch não, đã được chữa trị tại Bordeaux rôi qua chữa trị bên Mỹ, rồi trở về tiếp tục được săn sóc tại Làng Mai cho đến giờ. Thầy đã nhận ra học trò, mỉm cười, nhưng có cầm tách uống trà được chưa thì anh không biết. Mới đây anh đựoc dự một buỏi đàm luận (tiếng Pháp) rất hay về kinh Diệu Pháp Linh Hoa do UNESCO tổ chức. GS uyên bác Jean-Noel Robert (người đã dịch toàn bộ kinh sang tiếng Pháp) nói chuyện say mê, khán thính giả bàn bạc, lúc đó và trong buổi tiếp tân, chứng tỏ họ hiểu biết rất nhiều về bộ kinh này. Anh đã viết phẩm 25 (Kinh Phổ môn), theo bản Việt dịch của Thầy Trí Tịnh, ra thơ lục bát, nhưng còn phải xét lại chưa bằng lòng. Những điều em viết thì không dám bàn vì qua đây lâu quá rồi.
Phlanhoa phản hồi
@ anh
Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch ngày 13.11.2014, thọ 88 tuổi anh à.
Điều em bàn tới là quan niệm về hạnh phúc của người tu hành khác với người trần tục. Dùng u đức của người tu hành để răn dạy cho người trần tục là một tham vọng đặt sai hoàn cảnh! Chia sẻ đạo học của người tu hành một cách thiếu suy xét, cũng là sự năng nổ sai hoàn cảnh của người trần tục!
Có gì đâu mà không dám bàn nhỉ?
Anh không dám bàn, hay là vì đệ tử của Phật nên không dám nhìn trực diện vào triết lý của Phật, cho dù sai, đúng? Sợ đụng chạm vào uy linh nhà Phật như nhiều người vẫn sợ?
O Ví đang đối nghĩ trực tiếp và rất cụ thể vào 30 điều triết lý của ngài TNH cơ mà? Nó đang được chia sẻ chóng mặt trên FB với hàng triệu lời ngợ ca như là một chân lý không thể bàn cãi ?!. Hiềm nỗi O Ví thì cảm thấy không tâm phục. Điều không tâm phục đã nói rõ dưới từng điều, cho nên quan điểm của O ví sai hay đúng sẽ lộ diện ngay trong sự đọc của anh An (nếu đã đọc bài O Ví phản biện). Bài tiếp theo có lẽ em sẽ bàn về 5 điều cấm kị của nhà Phật dành cho phật tủ tu hành tại gia, xem nó có đúng Đạo hay không? Còn sau đó thì sẽ là nhiều câu chuyện (như chuyện con lừa chẳng hạn) mà em thấy cũng không đúng đạo? Cùng với những gì Phật giáo dẫn truyền mà làm cho con dân nước Việt u mê chỉ biết sì sụp dưới chân ông Thích Ca, quên đi tổ tiên nòi giống của mình đều không đúng đạo và O Ví sẽ kiên quyết lên tiếng tới cùng... |
|
|
|
Thái Xuân Nguyên (BTV) - Phú Thọ |
Những chia sẻ của em thật chí lí. Không biết Nhà Phật sẽ giải thích thế nào về những phản biện này?
Phlanhoa phản hồi
@ Anh kính quý.
Họ chẳng giải thích gì đâu anh à. Cách làm của nhà Phật ở VN hiện nay là tảng lờ cái sai của mình và đi tìm triết lý của ai đó ghép vào kinh Phật, rồi ỡm ờ thành của Phật theo kiểu "Phật ở trong Tâm, nên cái gì trong tâm của con người là của Phật"??? Hài cho chữ "tham" lớn hơn trời của nhà Phật anh nhỉ.
Em Ví cảm ơn anh đã đồng cảm. |
|
|
|
Nguyễn Khắc Hiền (BTV) - Hải Dương |
Nguyễn Khắc Hiền – Hải Dương Đúng quá em ạ. Cảm ơn em về điều này!
Phlanhoa phản hồi:
Cảm ơn anh Hiền đã đồng cảm.
Em Ví chỉ nghĩ rằng có lẽ mỗi chúng nên suy nghĩ thấu đáo hết thảy mọi điều triết lý mà ta đọc được. Đó chính là cách tư duy cho chính mình. |
Để gửi ý kiến nhấp vào đây
|
|