Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC TỪ VIỆT NAM. Kỳ 1: Nước Thiên Trúc thực sự ở đâu
 
(11h: 14-02-2017)
PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC TỪ VIỆT NAM. Kỳ 1: Nước Thiên Trúc thực sự ở đâuBài viết của Phan Lan Hoa
***
Tôi đang dùng chính kho tàng “sách nhà Phật?” để nói chuyện với chư vị. Vậy nên cảm phiền chư vị muốn ném đá tôi cho trúng thời phải đem tâm mà đọc kinh sách, sự đọc thời phải nên động não, phải ngẫm ngợi sâu, phải phân tích, phải logic các tình tiết lịch sử. Lời nói phải tôi sẽ tiếp thu để nghiên cứu tiếp. Dù sao tôi cũng đang một mình “ngược Lường”. Bạn đường của tôi chỉ là Việt Tiên Tổ trên đầu, nỗi lòng khôn tả....

 

 

ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC

CHƯƠNG III.

ĐỊNH HÌNH XỨ ẤN ĐỘ, THIÊN TRÚC VÀ NGUỒN GỐC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

Độc giả đọc sử Phan Lan Hoa

***  

III.2. ĐỊNH HÌNH VỊ TRÍ NƯỚC THIÊN TRÚC 

Bách khoa thư VĂN HÓA CỔ ĐIỂN TRUNG HOA chép rằng Trần Huyền Trang từng đi chu du hết “Ngũ Ấn Độ”, tên chữ chép nguyên văn là  . Như vậy nhận định của tôi rằng xứ Ấn Độ gồm 5 dân tộc Giao Chỉ - Mường – Việt – Chàm – Miên là trùng khớp. Hành trình của Đường Tam Tạng được mô tả là đi qua sông Ấn, thỉnh kinh ở Tây Trúc. Con sông này ngày nay vẫn nguyên tên gọi là sống Ấn, thuộc tỉnh Quảng Nam. Trong vùng từ Quảng Nam tới Bình Định, còn có hai ngọn núi tên là Đông Trúc và Tây Trúc. India có tới 22 vùng ngôn ngữ, chứ không chỉ có Ngũ Ấn như Đông Dương.

Trần Huyền Trang về nước mang theo 657 bộ kinh Phật, 150 hạt xá lị của Đức Phật, một pho tượng Thích Ca Mâu Ni bằng vàng cao 3 thước 5 tấc. Sau đó đã dịch được 75 bộ, tổng cộng 1.335 quyển. Nhưng sử sách của người Chàm ghi chép rằng ở đời nhà Tùy, Trung Quốc đã chiếm đoạt của người Chàm rất nhiều của cải châu báu và 1.350 pho kinh Phật.

Quý vị chưa tin, cứ việc đảo lộn lịch sử India, xem xem có thấy địa phương nào (dù là mảy may) có tên Thiên Trúc trong đất đai India?

Xin thưa rằng, cho đến ngày nay, tôn giáo chính thống của India là đạo Hin-đu (Hinduism), chiếm tới hơn 80%, còn Phật giáo dường như mờ nhạt ở đất nước này, chiếm chưa tới 2% tỉ lệ. Xin hỏi, nếu India thực sự là nôi sinh Phật giáo, tại sao lòng dân lại không hướng Phật làm vậy? Sử gia vô tư nhầm tên xứ mình với xứ người, rồi vô tư nhập hai dòng Phật giáo và Hin-đu giáo thành một. Người India chắc phải ngạc nhiên lắm, nếu họ đọc được tiếng Việt ?!

Tên chữ khi nói về nước Ấn Độ (India), Hán Kinh dụng chữ 身毒 (thân đốc), hoặc 涓毒 (quyên đốc); Khi nói về 35 tổ Thiên Trúc, thì tên chữ Thiên Trúc là   (thiên độc); Còn trong trích dẫn mô tả cảnh sinh hoạt của các thiền sư ở thành Liên Lâu (đã nói ở bài 2), thì chữ là   (ấn độ). Rõ ràng là tên chữ khác nhau mà sao sử gia có thể nhập ba cái tên thành một được nhỉ? Chữ ấn trong pháp ấn, chữ độ là đầu trọc, trong trường hợp này có lẽ nên dịch nghĩa là sư. Ấn Độ là xứ của những Pháp sư.

Nội dung về vị trí nước Thiên Trúc thực ra tôi đã chia sẻ lên trang vidamdodua.com từ 2017 và trên trang facebook của tôi năm 2020. Nay chỉ là tập hợp lại, bổ sung thêm tư liệu mà thôi. Sau khi đưa nội dung lên, thì có một bạn ở Huế tên là Thanh Thanh, đã đề cảm nhận rằng bạn ấy là du học sinh ở India, tại đó họ đưa vào chương trình giáo dục cho người nước ngoài rằng Phật Thích Ca không hề sinh ra ở India. Còn tại sao sử gia nước Ta cứ khăng khăng Phật gốc tích Bali thì phải hỏi sử gia mới biết? Xin kèm theo bản chụp nội dung:

“ Thanh Thanh:

Nhân đọc bài của cô, tuy không biết nhiều về lịch sử, ngôn ngữ thế giới, nhưng cũng muốn góp đôi lời.

1. Tôi luôn thắc mắc trong đầu tại sao gọi nước India là Ấn Độ trong khi nếu theo cách dịch đồng âm, thì Indonesia dịch là Ấn Độ đúng hơn?

2. Tôi rất ngạc nhiên khi India Phật giáo chỉ chiếm khoảng 1 – 2%. Trong khi 80% là đạo Hin-đu. Mislim chiếm khoảng 10%. 8% còn lại là các đạo khác.

3. Người India còn gọi là người Hin-đu, chữ viết là Sancrit.

4. Tôi không tìm thấy địa danh nào có tên Thiên Trúc, chỉ nghe tên này trong Tây du ký.

5. Do tôi có học ở India vài năm, chương trình học bắt buộc một học trình “India and it’s culture” có nói rõ, Phật Thích Ca sinh ra trên đất Nepan, vườn Lumbini (Lâm - tì – ni) chứ không phải ở India như nhiều người tưởng.”

Vậy là đã có lời từ chối từ India, Phật giáo không phải văn hóa chính thống của họ!

Sự hiểu biết của tôi về Phật Thích Ca, thì sau chương này, tôi phải chia sẻ một chương về nguồn gốc chữ Phạn đã, mới có thể bàn tới những gì tôi thấy về đấng tối cao của Phật giáo này.

LẦN THEO SỬ SÁCH, ĐI TÌM VỊ TRÍ ĐỊA LÝ NƯỚC THIÊN TRÚC

THIỀN UYỂN TẬP ANH, quyển thượng, có ghi chép đoạn hội thoại giữa quốc sư Thông Biện (vị thiền sư thứ 8 thuộc phái thiền Vô Ngôn Thông) với bà Ỷ Lan, xin được trích dẫn một trích đoạn sau đây:

"...Xét Đàm Thiên pháp sư truyện thì vua Tùy Cao Tổ gọi Pháp sư nói: "Trẫm nghĩ đến lời dạy từ bi của đức Điều Ngự, muốn báo đền công đức, không biết làm sao. Trẫm trộm làm bậc nhân vương, rộng giúp Tam bảo, đã khắp ban di thể xá lợi, đồng thời ở trong nước dựng bảo tháp phàm 49 cái để làm bến cầu giác ngộ cho đời, còn hơn 150 tự tháp ngoài do các xứ kiến lập mong tạo phước nhuận thấm tới đến cả thế giới đại thiên. Song xứ Giao Châu kia tuy đã nội thuộc, nhưng còn ky my, nên phải chọn những sa môn danh đức, đến các xứ của châu ấy để dạy dỗ, hầu khiến cho tất cả đều giác ngộ.

Pháp sư đáp: "Một phương Giao châu, đường thông Thiên trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu (Bắc Ninh) lại dựng chùa hơn 20 ngôi, độ tăng hơn 500 người, dịch kinh 15 quyển, vì nó có trước vậy. Vào lúc ấy, thì đã có Khâu Đà La, Ma La Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó. nay lại có Pháp Hiền thượng sĩ, đắc pháp với Tỳ Ni Đa Lưu Chi, truyền tông phái của tam Tổ, là người trong hàng Bồ tát, đang ở chùa Chúng Thiện dạy dỗ học trò. Trong lớp học đó không dưới 300 người, cùng với Trung quốc không khác. Bệ hạ là cha lành của thiên hạ, muốn bố thí một cách bình đẳng thì chỉ riêng khiến sứ đưa xá lợi đến, vì nơi ấy đã có người, không cần đến dạy dỗ...”

Nhìn vào bản đồ Giao Châu, địa danh India sẽ ở xa xôi về hướng Tây Bắc và cách biền biệt với Giao Châu chứ đường không liên thông như sử chép được? Đường bộ dường như không thể đi, vì biên giới Miến Điện và India là một dãy rừng già hiểm trở cho đến ngày nay chưa ai vượt qua.

Trích dẫn thêm ghi chép của lịch sử Trung Quốc thời nhà Tùy để làm rõ hơn vấn đề: 

"Thiên trúc... vào năm Diên Hy thứ hai (158) và thứ tư (160) đời Hoàn đế đã từng từ ngoại vùng Nhật Nam đến cống". Chư di truyện của Lương thư 54 và Di mạch truyện của Nam sư 78 cũng viết: "Các nước biển Nam, đại để ở trên các đảo biển lớn phía nam và tây nam Giao Châu... Đời Hoàn đế nhà Hậu Hán, Đại Tần, Thiên Trúc đều do đường đó sai sứ đến cống". Và không chỉ đến cống, Lương thư 54 còn ghi thêm về nước Thiên Trúc là: "người nước đó làm nghề buôn bán, thường đến Phù Nam, Nhật Nam và Giao Chỉ"... (Trích dẫn được rút từ Tổng tập VHPGVN – Lê Mạnh Thát).

Nhật Nam, cụ thể ở thời Đông Hán, là phần đất cuối Cửu Chân, tức là địa phận huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An ngày nay. Đất này vị trí địa lý phía Đông giáp biển Đông, bắc giáp Giao Châu, vậy thì truy ra Thiên Trúc ở phía nam và tây nam Nghệ An là đất Chàm. Như vậy cần phải bổ sung vào lịch sử dân tộc Lâm Ấp một tên gọi khác của họ một giai đoạn lịch sử gọi là nước Thiên Trúc kéo dài khoảng ±1000 năm, tức là quãng lịch sử bị mất của người Chàm. Lý do mất sử là vì Thiên Trúc cùng Ấn Độ bị sử gia bán cái sang India? Lịch sử người Chàm được ghi chép là buôn bán rất giỏi.

Trong các đoạn trích trên đây chứng minh nhiều điều:

1- Khi Tùy Cao Tổ muốn truyền Phật giáo sang nước ta, thì nước ta bấy giờ tại Bắc Ninh đã có tới 20 chùa, 500 sư và 15 quyển kinh. Chứng minh Bụt giáo nguyên thủy có gốc gác từ Việt Nam.

2- Ấn định một danh sách thiền sư Việt Nam từng truyền giáo trên đất Trung Hoa trước thời Tùy Cao Tổ. So với câu chuyện Huyền Trang đi lĩnh hội Thích Giáo ở Ấn Độ thì sớm hơn khoảng trên dưới ngàn năm.

3- Ấn định địa danh nước Thiên Trúc là thuộc dân tộc Chămpa.

Ý nghĩa của Thiên Trúc là đất nước của những lũy tre xanh. Trong cuốn hồi ký XỨ ĐÔNG DƯƠNG, ngài Paul Doumer viết:

Những người cùng đi sứ sang Pháp với Nguyễn Trọng Hợp đã thể hiên sự kinh ngạc khi đặt chân xuống nước Pháp mà không nhìn thấy loài tre trong hệ thực vật vô cùng phong phú của chúng ta:

- Thế ra ở Pháp không có tre sao? Họ hỏi

- Không, không có cây nào cả.

- Thế các ông làm việc, các ông ăn ở, các ông sống bằng cách nào vậy?

Chúng ta đã đã trả lời họ rằng không có tre và chúng ta vẫn sống, vẫn làm việc được. Đối với họ, điều đó kỳ diệu đến nỗi họ phải mất một thời gian để hiểu được cuộc sống không có tre. Bởi trong đời sống của những người An Nam ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, cũng như Nam Kỳ, cây tre có rất nhiều tác dụng, trong mọi lúc mọi nơi. Như hình ảnh không chỉ có ở trong nhạc kịch:

Trong khu rừng kế cận

Mái nhà tranh ẩn mình

Xinh xắn và duyên dáng

Dưới lùm tre biếc xanh

Người dân Đông Dương dựng nhà bằng tre. Mặt khác, kể cả khi một căn nhà được xây bằng gạch, thì nó vẫn được bao bọc bởi một lũy tre lớn, mà bản thân nó cũng đã chính là một công trình. Bờ rào, những chòi canh để trông coi hoặc để nghỉ chân khi đi săn, những cọc cừ bằng tre để ngăn sông xói mòn đất, những chiếc tời, vó và cần câu, tất cả các loại đồ dùng và dụng cụ đều được làm bằng tre…”.

Đất Bắc Bộ cũng là quê hương của những lũy tre xanh, cho nên có lẽ cũng từng là Thiên Trúc. Nhưng có lẽ vì từ khi Thục Phán An Dương Vương cướp nước vua Hùng, thì đất này bị tách rời Thiên Trúc từ đó.

III.3. BẢN QUYỀN CHỮ PHẠN LÀ CỦA DÂN TỘC CHĂMPA

***

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ SỬ DỤNG:

- Tổng tập Văn học Phật giáo – TS Lê Mạnh Thát

- Dân tộc Chàm lược sử - Dohamide-Dorohiem

- Đông Dương ngày xưa và ngày nay - Henri-Cucherousset

- Lược sử phật giáo Ấn Độ - Thiền sư Thích Thanh Kiểm

- Tâm lý dân tộc An Nam – Paul Giran

- Hồi ký Đông Dương – Paul Dourmer

- Khảo cổ học Bà Rịa Vũng Tàu

- Tâm lý dân tộc An Nam – Paul Giran

- Bách khoa thư Văn hóa cổ điển Trung Hoa – Nguyễn Tôn Nhan

- Bụt sử lược biên thiệt truyện – Pierre RE

- Phật giáo Việt Nam – Trần Văn Giáp (bản tiếng Pháp – Tuệ Sĩ dịch)

- Phật giáo Nam kinh tông – Thiện Hậu

- Tục cao tăng truyện

- Thiền uyển tập anh

- Luận biện chính

- A Dục vương truyện

- A Dục vương kinh

- Phật giáo Việt Nam – Nguyễn Đăng Thục

- Lịch sử Việt Nam, Champa, Trung Quốc thời Hán – Tùy – Đường

- Hậu Hán thư

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 NGUỒN GỐC PHẬT GIÁO CÓ TỪ VIỆT NAM. Kỳ 2 : Xứ Ấn Độ là xứ nào? (18h: 28-02-2017)
 PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM - Kỳ 3: Chữ Phạn là trí tuệ của dân tộc Chăm Pa (15h: 06-03-2017)
 PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM - Kỳ 4: Phật A-di-đà là ai? (19h: 02-04-2017)
 PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM - Kỳ 5: Phật Thích Ca là ai? (03h: 24-10-2020)
  PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM - Kỳ 6: Đạo và Đức, linh hồn và nghiệp chướng (09h: 20-04-2017)
 PHẬT GIÁO CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM - Kỳ 7: Tâm pháp là gì? (19h: 11-05-2017)
 Lạm bàn về chuyện bức thư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị cấm đốt vàng mã tại chùa. (17h: 23-02-2018)