Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
 Phlanhoa viết
 Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
 Văn hay sưu tầm
 Thú chơi tập Kiều
 Sưu tầm để ngẫm
 Tìm hiểu về thể loại câu đối
 Láo nháo
 Thư pháp
 Tâm hồn người Việt
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
“HẠ MỤC” ĐỂ XEM TIẾN SĨ NÓI LÁO VỀ NGUỒN GỐC TRUYỆN KIỀU - Kỳ 3
 
(09h: 18-12-2020)
“HẠ MỤC” ĐỂ XEM TIẾN SĨ NÓI LÁO VỀ NGUỒN GỐC TRUYỆN KIỀU - Kỳ 3Bài viết của Phan Lan Hoa
***
Kỳ 3: TÊN SÁCH “KIM VÂN KIỀU TRUYỆN” LÀ TÁC QUYỀN CỦA NGUYỄN DU

 

 

  

“HẠ MỤC” ĐỂ XEM TIẾN SĨ NÓI LÁO VỀ NGUỒN GỐC TRUYỆN KIỀU

                                                                                                      Phan Lan Hoa

Kỳ 3: TÊN SÁCH “KIM VÂN KIỀU TRUYỆN” LÀ TÁC QUYỀN CỦA NGUYỄN DU

٭٭٭

           Như vậy, tại hai kỳ trước tôi đã chứng minh được rằng lịch sử Trung Quốc chỉ có nhân vật tên Vương Thúy Kiều, Từ Hải và Hồ Tôn Hiến, mà không có nhân vật tên Thúy Vân và Kim Trọng. Cho nên thuận theo lý lẽ thì không thể có tên sách “Kim Vân Kiều truyện” được vì lý do không có nhân vật lịch sử này. Do đó phải khẳng định, tác quyền tên sách “Kim Vân Kiều truyện” là của Nguyễn Du.

          Sách “Tìm hiểu kho sách Hán Nôm” của Trần Văn Giáp là cuốn mục lục liệt kê và giới thiệu các đầu mục sách Hán Nôm cổ hiện đang lưu trữ trong thư khố ở Hà Nội. Giới thiệu về tàng bản ký hiệu V.N.B.60 với nội dung như sau:

          “V.N.B.60, Kim Vân Kiều truyện 金雲翹傳, một quyển 68 tờ, tờ 2 trang, trang 12 dòng, dòng 2 câu lục bát. Sách in giấy bản khổ 17,5 x 12,5.

          Sách không có tờ mặt in, trái lại tờ mặt đề chữ viết: Minh Mạng ngự lãm (tứ) (danh)(1) Đoạn Trường Tân Thanh 明命御覽()()斷腸新聲. Rồi lại: Kim Vân Kiều truyện 金雲翹傳 (mấy chữ này viết bằng bút sắt). Trang sau tờ mặt đề bút lông như sau: “Kim Vân Kiều truyện, bản Bắc quốc Thanh Tâm tài nhân lục, Tiên Điền Nguyễn Du diễn xuất quốc âm danh Kim Vân Kiều truyện, phụng Minh Mạng ngự lãm (tứ) (cãi) (vi) Đoạn Trường Tân Thanh (tòng kinh bản dã) Hoa Đường Tiến sĩ Phạm Quý Thích đề từ... 雲翹傳, 本北國青心才人錄, 仙田阮攸演出國音名金雲翹傳, 奉明命御覽()()() 斷腸新聲 (從京本也), 堂進士笵貴適題辭...

          (Sách Kim Vân Kiều truyện vốn là sách Thanh Tâm tài nhân lục của Bắc quốc, Nguyễn Du ở Tiên Điền diễn ra quốc âm, đặt tên là Kim Vân Kiều truyện, được vua Minh Mạng đọc và (cho) (đổi) (tên) (làm) Đoạn Trường Tân Thanh (đó là theo bản kinh). Phạm Quý Thích, người Hoa Đường, đậu Tiến sĩ đề từ...).

          Ghi chú bên dưới trang có nội dung trên (tr.134): ”(1) Hai chữ (tứ)(danh) viết rồi lại xóa đi, ở đây xin chép đúng nguyên bản”. (xem ảnh chụp trang tư liệu)

           LỜI BÀN

          Nội dung trên đây rất logic với nội dung bài Tổng từ của vua Tự Đức đã giới thiệu tại kỳ 2. Chỉ là đưa thêm tư liệu để độc giả thấy được rằng, tư liệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều không hề thiếu, nếu không muốn nói là cơ man. Cơ man vì suốt hơn trăm năm nay, cho dù không có quy định bằng văn bản nào cả, nhưng tự nhiên giống như là mặc định, Truyện Kiều thơ Nôm là đề tài luôn nóng hổi trên diễn đàn văn học Việt Nam, trong đó năm 2020 quả là một năm đầy sôi động hiếm thấy. Đáng buồn là một trò dối trá công chúng đã được đưa vào lễ kỷ niệm. Tôi cho rằng đây là một ý đồ sỉ nhục thanh danh Đại thi hào Nguyễn Du, nên phải lên tiếng.

          Có thể kết luận nguồn gốc Truyện Kiều thơ Nôm như sau:

          1 - Nguồn gốc Truyện Kiều: Tên truyện gốc bên Trung Quốc là “Thanh tâm tài nhân”, tác giả là Thánh Thán. Tài liệu trên đây khẳng định là “Thanh Tâm tài nhân lục”, tức ghi chép về nhân vật lịch sử.  Truy cứu trong lịch sử Trung Quốc đời vua Gia Tĩnh (Minh Thế Tông), chỉ có ba nhân vật lịch sử là Vương Thúy Kiều, Từ Hải và Hồ Tôn Hiến, không có hai nhân vật Kim Trọng và Thúy Vân, cùng nhiều nhân vật phụ khác. Từ đó suy ra Trung Quốc không có tên sách “Kim Vân Kiều truyện” được, vì thiếu vằng hai nhân vật Kim Trọng, Thúy Vân.

          2 - Nguồn gốc tên sách “Kim Vân Kiều truyện”: Nguyễn Du đã dựa vào nhân vật lịch sử trong cuốn “Thanh Tâm” để phóng tác thành một bộ truyện thơ Nôm và đặt tên là “Kim Vân Kiều truyện”. Đặt tên “Kim Vân Kiều truyện” vì ngoài nhân vật lịch sử Trung Quốc là Vương Thúy Kiều mà Nguyễn Du mượn tên, thì Kim Trọng và Thúy Vân là nhân vật ngoài sử do Nguyễn Du đưa vào. Do đó phải khẳng định tác quyền của tên sách “Kim Vân Kiều truyện” là của Nguyễn Du. Từ đó suy ra, những cuốn sách trùng tên “Kim Vân Kiều” khác (lục, truyện, tuồng, thơ chữ Hán, vv...) đều là phóng tác từ cuốn thơ Nôm của Nguyễn Du, tất cả đều ra đời sau “Kim Vân Kiều truyện” bằng thơ Nôm.

          3 - Nguồn gốc tên sách “Đoạn trường tân thanh”: Vua Minh Mệnh trong lúc ngự lãm, vì động lòng trắc ẩn nội dung thơ Nôm “Kim Vân Kiều truyện” của Nguyễn Du, đã truyền cho đổi tên là “Đoạn trường tân thanh”. Thực tế thì các nhà nghiên cứu như Nguyễn Tài Cẩn, Lê Quế đều nhóm các bản có tên là “Đoạn trường tân thanh” vào nhóm bản kinh. “Kim Vân Kiều tân truyện” vào nhóm bản phường.

          4 – Nguồn gốc tên sách “Kim Vân Kiều tân truyện”: Hiện chưa có tư liệu nào nói về nguồn gốc thêm chữ “tân” vào tên sách, chỉ biết rằng các bản phường cổ nhất hiện nay (1866, 1871,...) có chung tên là “Kim Vân Kiều tân truyện”. Độc đáo, bản chép tay Truyện Kiều hoàng gia cũng có tên “Kim Vân Kiều tân truyện”. Chỉ là suy đoán cá nhân của tôi về lý do bản Truyện Kiều chép tay của hoàng gia triều Nguyễn lại không có tên “Đoạn trường tân thanh” cùng với nhóm bản kinh, có lẽ là do vua Tự Đức “tình cờ tìm được bản sách cũ còn nguyên vẹn” và bản này có tên là “Kim Vân Kiều tân truyện”.

          5 - Nguồn gốc 20 hồi của “Kim Vân Kiều truyện”: là do vua Tự Đức trong lúc ngự lãm đã phân chia để tiện cho việc đề vịnh và vẽ tranh minh họa. Suy ra, tất cả những phóng tác có hai mươi hồi nội dung giống với bản Truyện Kiều thơ Nôm này, đều ra đời sau cuốn đề vịnh của vua tự Đức. Điều này cũng có nghĩa là cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện – Thanh Tâm Tài Nhân” bằng chữ Hán ra đời sau “Kim Vân Kiều truyện” bằng thơ Nôm của Nguyễn Du ít nhất là 34 năm. Vì vua Tự Đức lên ngôi sau khi Nguyễn Du đi sứ về 34 năm (1847).

          Tư liệu để chứng minh về nguồn gốc Truyện Kiều thơ Nôm của Nguyễn Du thì còn nhiều. Nhưng thiết nghĩ, bấy nhiêu đã đủ để phủ quyết cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện – Thanh Tâm Tài Nhân” bằng chữ Hán không phải là nguồn gốc của “Truyện Kiều – Nguyễn Du”. Ngược lại, chỉ là cuốn phóng tác phỏng theo cuốn thơ Nôm của Nguyễn Du. Kính đề nghị Hội Kiều học Việt Nam nghiêm túc xem xét và đính chính. Cần phải bảo vệ tác quyền tên sách “Kim Vân Kiều truyện” và nội dung phóng tác của Nguyễn Du!

 

***

TƯ LIỆU THAM KHẢO VÀ SỬ DỤNG TRONG TOÀN THỂ NỘI DUNG PHẢN BIỆN:

-      Đại Nam thực lục

-      Đại Nam liệt truyện

-      Khâm định Việt sử

-      Hoàng Lê nhất thống chí

-      Lê quý dật sự

-      Tư liệu về Bắc Bình vươngNguyễn Huệ

-      Vũ trung tùy bút

-      Tạp chí Bách khoa số 209 - 1965, 381 - 1972

-      Tạp chí Dòng Việt số 16 - 2004, 18-2005

-      Tri Tân tạp chí số 004 – 1941

-      Nam Phong tạp chí số 86 - 1924

-      Tìm hiểu kho sách Hán Nôm - Trần Văn Giáo

-      Tư liệu Truyện Kiều – Nguyễn Tài Cẩn

-      So sánh dị bản truyện Kiều – Lê Quế

-      Tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện – Thanh Tâm Tài Nhân”

-      Vương Thúy Kiệu truyện – Dư Hoài

-      Nhiều bài viết và tạp chí khảo khác


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 ‘HẠ MỤC” ĐỂ XEM TIẾN SĨ NÓI LÁO VỀ NGUỒN GỐC TRUYỆN KIỀU - Kỳ 2 (13h: 15-12-2020)
  “HẠ MỤC” ĐỂ XEM TIẾN SĨ NÓI LÁO VỀ NGUỒN GỐC TRUYỆN KIỀU - Kỳ 1 (19h: 12-12-2020)
 PHẢN BIỆN CÁC NGHIÊN CỨU HIỆN NAY VỀ LỊCH SỬ CUỘC ĐỜI NGUYỄN DU - Kỳ 4 (18h: 10-12-2020)
 PHẢN BIỆN CÁC NGHIÊN CỨU HIỆN NAY VỀ LỊCH SỬ CUỘC ĐỜI NGUYỄN DU - Kỳ 3 (12h: 08-12-2020)
 PHẢN BIỆN CÁC NGHIÊN CỨU HIỆN NAY VỀ LỊCH SỬ CUỘC ĐỜI NGUYỄN DU - Kỳ 2 (17h: 07-12-2020)
 PHẢN BIỆN CÁC NGHIÊN CỨU HIỆN NAY VỀ LỊCH SỬ CUỘC ĐỜI NGUYỄN DU - Kỳ 1 (17h: 07-12-2020)
 MUÔN THÚ CHƠI THƠ KIỀU CỦA DÂN VIỆT NAM (23h: 09-03-2013)
 TẬP KIỀU GỬI HAI VỊ “HẬU SINH KHẢ UÝ” ĐỖ MINH XUÂN VÀ VŨ KHIÊU (19h: 12-04-2014)