ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC
Chương III.
ĐỊNH HÌNH XỨ ẤN ĐỘ, THIÊN TRÚC VÀ NGUỒN GỐC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
Độc giả đọc sử Phan Lan Hoa
***
III.6. NHƯ LAI CÙ ĐÀM BỤT
BỤT SỬ LƯỢC BIÊN THIỆT TRUYỆN – Pierre REY, Sài Gòn 1913, chép rằng:
“… Trước ngày Bụt giáng sinh, có một ông Bồ tát tên là Thakiamouni (Thích Ca Mâu Ni) là cổ Bụt trước Gaudama Bụt (Cù Đàm Bụt). Bụt Thích Ca Mâu Ni luc ấy truyền đạo tại xứ Kavila Vastu (Ca-duy-la Việt) và tiên truyền rằng ngày sau không lâu xa trong thánh quốc Ca-duy-la Việt này sẽ có Bụt Bồ tát chí tôn giáng trần…”
Cha của Thái tử Cù Đàm Bụt là vua Đồ-đầu-ra của xứ Ca-duy-la Việt quốc. Mẹ là bà Maya (Tịnh Diệu), công chúa nước Dewaha (Đệ - hoa – hạ). Gần ngày sinh nở, bà Maya xin phép vua Đồ-đầu-ra về quê ngoại (đây thể hiện phong tục về ngoại sinh con đầu lòng ở miền Nam Trung Bộ và Miền Nam nước Ta). Song trên đường đi về ngoại là rừng núi, nên bà Maya đã sinh thái tử Gaudama (Cồ Đàm) trong rừng, dưới một gốc cây mà theo mô tả trong sách thì thân gỗ cao lớn, nở những bông huệ trắng thơm ngát (hoa ngọc lan). Nhân dân vì đã nghe lời tiên tri của Thích Ca Mâu Ni, nên khi nghe bà Tịnh Diệu chuyển dạ thì kéo đến rất đông. Cù Đàm Bụt sinh ra trong cảnh dân chúng Ca-duy-la Việt quốc vây quanh.
Truyền thuyết kể rằng, khi Cù Đàm vừa sinh ra, đã đứng dậy đi luôn và hô lớn: “Thiên thượng Địa hạ duy ngã độc tôn” (Trên trời, dưới đất, ta là bậc chí tôn). Khi bà Maya đem con trở lại cung đình, các vị Bồ tát thánh thần đều theo hầu. Vua Đồ-đầu-ra đứng dậy chào rồi cúi lạy Bụt Như Lai.
Truyện mô tả những hủ tục xung quanh cuộc đời Bụt Cù Đàm rất Việt Nam, từ lễ sinh Tẩy trạc, đến lễ khai canh đều được mô tả tỉ mỉ. Chuyện lấy lúa rang làm hạt nổ thời Trung Quốc, hay India đều không có?
Sách chép, khi Cù Đàm được 5 ngày thì diễn ra lễ Tẩy trạc (rửa mình): “Ngày ấy trong đại điện vua Đồ-đầu-ra có xông hương thơm ngát, trần thiết bông huê, trước sân chầu và hai bên có vãi lúa rang nổ. Lại có sắm sanh sữa, đường và mật, cả ba món đổ lộn vào bình và có thỉnh 180 ông thiên văn rất tài ba trong xứ đến dự lễ Tẩy trạc…”
Ông thiên văn thứ 8 sau khi xem chỉ tay, rồi “lấy nước thơm đổ lên đầu Cù Đàm mà tẩy trạc, thì liền đặt tên cho ngài là Shiddhartha (Sĩ-đạt-đa). Cách 2 ngày sau thì bà Maya Tịnh Diệu giải thi…”
Nhưng vua Đồ-đầu-ra lại không muốn nghe theo lời tiên đoán của các vị Bồ tát, ngài những mong đứa con của mình là một vị vua trần thế oai phong, tiếng tăm lẫy lững trong thiên hạ, chứ không mong con mình hóa Bụt.Tuy nhiên, định mệnh đã an bài. Một ngày nọ, Thái tử Đàm đã trốn ra khỏi cung, noi gương Thích Ca Mâu Ni, lang bạt vào cõi nhân gian, tu hành khắp chốn 6 năm sau mới trở về Tổ quốc. Trên con đường tu nghiệp này, Thái tử Đàm đã có ghé vào nghiên cứu trong kho sách nước Chu. Chuyện ấy xảy ra sau Khổng Tử mất 129 năm, theo sử sách Trung Quốc ghi chép. Như vậy có sự trùng khớp giữa chính sử và Bụt sử.
Trong BỤT SỬ LƯỢC BIÊN THIỆT TRUYỆN, mô tả tỉ mỉ về một đại lễ Tịch Điền. Điều đó cho thấy tác giả của lễ Tịch Điền không phải vua Đinh, mà là vua Hùng, nó có ở Ta ít nhất cũng từ thời Thích Ca Mâu Ni (xem Lễ Tịch Điền ở cuối bài).
Tại sao sử chép Bụt có hơn ngàn vị, nhưng nhân dân chỉ thấy được ba vị là Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà và Cù Đàm Như Lai?
Như đã trình bày, Bụt là bậc quân vương thánh hiền của Nhân dân, là người thực việc thực. 1500 năm trước Bụt Thích Ca, có lẽ do Ta chưa có chữ viết, nên kinh sách không có để lại, để mà biết được cụ thể. Kể từ Thích Ca Mâu Ni, mới có 5000 ngàn chữ để lại trên đời, thì lấy đó làm gốc triển khai.Người đi đầu trong truyền bá lý thuyết của Thích Ca Mâu Ni là A-di-đà. Đến kỷ của Bụt Như Lai Cù Đàm trị vì, cũng là vào thời Nam Việt rồi, khi ấy xứ Ta bị chia cắt thành hai. Lịch sử thay đổi theo hướng khác. Thiên Trúc vẫn duy trì truyền bá Bụt Đạo, nhưng đã có sự linh động, hòa nhập lý thuyết Đạo Đức của Bụt Đạo vào phong tục tập quán từng vùng miền. Mỗi miền lập ra những dòng phái có cái chung và có cái riêng so với ban đầu. Mỗi dòng phái có một cao tăng đứng đầu gọi là Tổ. Đến năm 67 đầu Công nguyên, cả thảy có 52 tổ, trong đó 5 tổ ở Trung Quốc, còn lại 47 tổ ở trong xứ Thiên Trúc, tức là trong nước Ta và Campuchia. Khoảng thế kỷ thứ VI, vua Phạn Chí của Chămpa bắt đầu truyền bá sang các nước Đông Nam Á. Đời Đường, Cao tăng Huyền Trang sau khi chu du học Đạo hết ngũ xứ Ấn Độ, thì truyền bá sang Bali (India). Cho nên tôi cho rằng việc đưa vào thuyết giáo rằng gốc tích Phật giáo ở Bali là một âm mưu lừa đảo có chủ đích? Bởi vì chính giáo dục ở India đã từ chối thuyết này ở nước họ.
III.7. CON ĐƯỜNG TRUYỀN ĐẠO VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
Sách LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM - TỪ KHỞI NGUYÊN ĐẾN THỜI LÝ NAM ĐẾ, TS Lê Mạnh Thát chép: “Phật giáo đã đặt nền móng tại Việt Nam từ thời Hùng Vương, Sư dạy đạo đầu tiên là Phật Quang, Phật tử Việt Nam đầu tiên là Chử Đồng Tử”.
Sách PHẬT GIÁO NAM TÔNG KINH chép: “Thành “NêLê” và tháp ASoka cổ ở Đồ Sơn, Hải Phòng là một trong những minh chứng nhiều nhà sử học đã làm rõ. Ở Đồ Sơn còn một ngôi chùa Hang (Cốc Tự), dân làng kể rằng: Thuở xưa vào cuối đời vua Hùng Vương, ở đây có một vị sư tên là Sư Bần (Bần Tăng), người Ấn Độ, lập bàn thờ Phật và tu ở trong chùa Hang - núi Đồ Sơn (cuối đời nhà sư cũng viên tịch tại chính hang núi này)”.
Vào kỷ vua Hùng thứ 3, ở Hà Tĩnh có câu chuyện Chử Đồng Tử và nàng công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng bơi qua núi Quỳnh Viên theo Thiền sư Ngưỡng Quang tu đạo. Núi này ở huyện Tị Ảnh (Cửa Sót,Thạch Hà, Hà Tĩnh ngày nay), trên núi vẫn còn miếu Quỳnh Viên. Song song với mốc lịch sử này là chuyện Công chúa Diệu Thiện hóa Phật Bà trăm tay nghìn mắt trên đỉnh Hương Tích, thuộc dãy Hồng Lĩnh. Di tích này hiện cũng còn tồn tại nguyên thủy. Sau núi Hương Tích là hang Dược Sư. Tích kể rằng khi Diệu Thiện tình nguyện móc mắt, chặt tay mình để làm thuốc cứu vua cha, quan ngự y Triệu Chấn là người yêu của nàng đã viết ra Kinh Dược Sư và ngày ngày ngồi trước hang Diệu Thiện tụng niệm, hy vọng cho linh hồn nàng được giảm nhẹ đau đớn. Bụt Chí Tôn thấy việc động lòng trời đất, bèn cho nàng hóa thành Phật Bà trăm tay nghìn mắt. Kinh Dược Sư từ đó truyền vào đời sống nhân dân. Kinh gốc dường như vẫn còn trong chùa Hương Tích, trên núi Hồng Lĩnh.
Tới đời Đông Hán, ở nước Ta, chỉ riêng thành Liên Lâu (Bắc Ninh ngày nay), đã có 20 chùa, 15 kinh và hơn 500 sư. Có người được phong Bụt là Khâu Đà La. Còn nói rộng cả Thiên Trúc cả thảy có hơn 1000 Phật và 47 tổ (47 dòng đạo pháp). Tới năm Cảnh Đức đời nhà Đường, ở nước Chămpa bấy giờ có khoảng trên dưới 3500 bộ kinh Phật.
TỔNG SẮP CÁC MỐC LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO TỪ VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC:
- Thế kỷ thứ III trước Công nguyên, khoảng cuối đời Hùng Vương đến đầu đời An Dương Vương, bước chân Bụt Thích Ca Mâu Ni đã đến Chu Thị và truyền bá Đạo Đức Kinh ở đấy.
- Trong cùng thế kỷ thứ III TCN, sau Thích Ca không lâu, Bụt A-di-đà đã cho phân tán tám vạn bốn ngàn xá lợi Phật khắp Đông Nam Á và Trung Quốc có 19 chỗ.
- Hơn 300 năm sau đó, năm 67 đầu CN, hai vị Phạm Tăng của nước Thiên Trúc tên là Ma Đằng và Pháp Lan là người kế túc sự nghiệp truyền đạo, đã từ đất Việt Thường đem giáo pháp sang Giang Đông (Trung Quốc) truyền bá.
- Đời Hán, triều An Đế có Già La Chà Lê (Khâu Đà La), cũng được tôn là Bụt, chủ trì Ấn Độ giáo tại thành Liên Lâu (Bắc Ninh). Nhằm lúc bên Trung Quốc là thời Xuân thu loạn lạc, văn nhân chí sĩ từ Trung Quốc kéo đến Luy Lâu lánh nạn và học đạo rất đông. Liên Lâu do đó mà thành Trung tâm truyền giáo lớn nhất Trung Hoa thời ấy. Con đường truyền giáo sang phương Bắc phổ cập hơn chủ yếu từ đấy.
- Khương Tăng Hội (199 – 280): Vị này có cha là người của dân tộc Khương Cư đã lập cư nhiều đời tại Thiên Trúc. Căn cứ theo lịch sử hình thành Lâm Ấp, thì tộc người Khương thuộc vào khoảng tỉnh Quảng Bình ngày nay). Mẹ của Khương Tăng Hội quê ở Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay). Là một trong những dịch giả dịch Phạn Kinh sang chữ Hán để hoằng pháp tại kỷ nguyên vua Tôn Quyền cai trị (229-252).
- Ma-la-kỳ-vực (Mãrajĩvaka) 290 – 306 Tây lịch: Vị này quê ở Tây Trúc. Ban đầu vị này tới Phù Nam truyền đạo, rồi qua Giao Châu, Quảng Châu, Lạc Dương. Khi Bắc phương có biến loạn, lại quay về Giao Châu.
- Chi Cương Lương (Kalyãnarũci): đời Tấn Vũ Đế (265 – 290), quê ở Nhục Chi (thuộc Thiên Trúc). Dịch Phạn Kinh sang tiếng Hán tại Giao Châu và Quảng Châu. Tên tuổi gắn liền với THẬP NHỊ DU KINH.
- Mâu Tử, tác giả của MÂU TỬ LÝ HOẶC LUẬN. Vị này quê ở Thương Ngô, nhưng sống với thân mẫu (có lẽ người Liên Lâu) tại thành Liên Lâu và ngộ đạo tại đây. Đến năm 25 tuổi thì về Thương Ngô và hoằng pháp tại Thương Ngô.
Sách PHẬT GIÁO NAM TÔNG KINH chép rằng, chỉ đến thế kỷ XI, đời Đường, dòng thiền Đại Thừa mới từ Trung Quốc truyền ngược sang, lấn át cả dòng Phật Giáo Nguyên Thủy ở miền Trung nước ta. Nền tảng Phật giáo nước ta từ đó mà bị hệ lụy.
Lại đến thế kỷ 17 – 19, Phật giáo ở Việt Nam còn bị áp bức bởi người Pháp. Lý do bảo hộ cho dòng Thiên Chúa giáo tràn vào nước Ta. Từng có những cuộc tàn sát chùa chiền Phật giáo tàn khốc tại phương Nam. Phật Giáo Nam Tông được bí mật gầy dựng lại, khởi nguồn từ Cămpuchia. Sau đó mới du nhập Phật Giáo Nguyên Thủy từ miền Trung. Sách chép vậy Phật Giáo Nguyên Thủy há chẳng phải khẳng định gốc gác miền Trung sao?



QUAY LẠI CHƯƠNG I & II
***
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ SỬ DỤNG:
- Tổng tập Văn học Phật giáo – TS Lê Mạnh Thát
- Dân tộc Chàm lược sử - Dohamide-Dorohiem
- Đông Dương ngày xưa và ngày nay - Henri-Cucherousset
- Lược sử phật giáo Ấn Độ - Thiền sư Thích Thanh Kiểm
- Tâm lý dân tộc An Nam – Paul Giran
- Hồi ký Đông Dương – Paul Dourmer
- Khảo cổ học Bà Rịa Vũng Tàu
- Tâm lý dân tộc An Nam – Paul Giran
- Bách khoa thư Văn hóa cổ điển Trung Hoa – Nguyễn Tôn Nhan
- Bụt sử lược biên thiệt truyện – Pierre RE
- Phật giáo Việt Nam – Trần Văn Giáp (bản tiếng Pháp – Tuệ Sĩ dịch)
- Phật giáo Nam kinh tông – Thiện Hậu
- Phật giáo – Trần Trọng Kim
- Truyền đăng lục
- Tục cao tăng truyện
- Thiền uyển tập anh
- Luận biện chính
- A Dục vương truyện
- A Dục vương kinh
- Phật giáo Việt Nam – Nguyễn Đăng Thục
- ĐVSK toàn thư
- Khâm định Việt sử triều Nguyễn
- Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim
- Trung Quốc sử lược – Phan Khoang
- Nguồn gốc Mã Lai của người Việt Nam – Bình Nguyên Lộc
- Hậu Hán thư
- Lĩnh Nam trích quái
- Tư Mã Thiên sử ký
- Văn hóa Sa Huỳnh – Viện Đông Nam Á – 1991
- Văn hóa Tiền sử Việt Nam – Bùi Vinh
- Nhân chủng học Đông Nam Á – Nguyễn Đình Khoa
- Đại Việt địa dư toàn biên – Phương Đình Nguyễn Văn Siêu
- Hà Nội (Những kinh thành có trước Hà Nội) – Nguyễn Quang Lục
- Việt Nam Phật giáo sử luận – Nguyễn Lang
- Thủy kinh chú sớ - Lịch Đạo Nguyên chú
- Vương quốc Champa – Lịch sử 33 năm cuối cùng – PGS.TS.Po Dharma
- Sử liệu Phù Nam – Lê Hương