Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT – NGƯỜI HÁN
 
(07h: 18-05-2022)
NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT – NGƯỜI HÁNBài viết của Phan Lan Hoa
***

 

 

 

 

NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT – NGƯỜI HÁN

Phan Lan Hoa

***

Thế giới loài người được các nhà khoa học Nhân chủng chia ra làm 4 đại chủng:

- Caucasoid, hoặc Europid: Đại chủng da trắng Âu

- Mongoloid: Đại chủng da vàng Á

- Negroid: Đại chủng da đen Phi

- Australoid: Đại chủng da đen Úc

Đại chủng Mongoloid lại được chia làm 3 nhánh:

- Mongoloid Bắc Á: Người Bắc Trung Quốc, Bắc triều Tiên, Mông Cổ.

- Mongoloid Trung Á: Người Trung Quốc khu vực từ bờ nam sông Trường Giang đổ xuống phía Nam.

- Mongoloid Nam Á: Khu vực các nước Đông Nam Á.

Gần đây có nhà khoa học đưa ra đề nghị tách chủng người Đông Nam Á ra thành đại chủng thứ 5 da tím và đổi tên là Chủng Đông Nam Á thay cho tên gọi cũ là Monggoloid Nam Á.

Bởi sự thật chủng người Đông Nam Á không phải Monggoloid, mà có sự hôn phối giữa hai đại chủng Australoid – Mongoloid, tạo nên hai giống người Homo Sapien cổ là Vedoit và Indonesien. Các nhà nhân chủng đã đưa ra khẳng định đây là hai nhóm người Nguyên Đông Dương (Proto-Indochine), tức có nguồn gốc Đông Dương. Mà sau đó, từ hai chủng này, tiến hóa thành chủng người Nam Á hiện nay. Các hố khai quật của nền Văn minh Đông Sơn, Văn minh Sa Huỳnh, Văn minh Óc Eo, đều có chung đặc điểm là di cốt thuộc chủng Vedoit, hoặc Indonesien. Nhóm người nói tiếng Việt – Mường cũng không ngoài huyết thống di truyền từ hai nhóm người này mà chuyển hóa thành. Từ đó các nhà khoa học đã đi đến kết luận, vùng lõi Đông Sơn thuộc ba lưu vực: Hạ lưu sông Lam – sông Mã – sông Hồng và là nền văn minh thuộc quyền sở hữu của người Việt – Mường. Từ đó có thể khẳng định chắc chắn, người Lạc Việt và người Hán không cùng huyết thống.

Các nhà Nhân chủng căn cứ vào hộp sọ và các chỉ số của nó, chỉ cần sai 2 đơn vị thì đã tách ra thành chi mới. Mỗi chi được cho là có nguồn gốc tổ tiên riêng. Hộp sọ Mongoiloid Bắc Á lệch so với hộp sọ Australoid – Mongoloid ở Đông Nam Á 9 đơn vị.

Khi nghiên cứu Trung Quốc, các nhà nhân chủng chia làm 3 vùng lõi:

- Mongoloid phương Bắc: Có nguồn gốc Mông Cổ. Các tộc người Hoa, Hạ, Thương, Chu, Nữ Chân (tổ tiên nhà Mãn Thanh), đều thuộc chủng Mongoloid phương Bắc. Địa bàn từ bờ bắc sông Trường Giang trở lên phía Bắc. Người Trung Quốc cho rằng Người vượn Bắc Kinh là tổ tiên loài người của họ. Nhưng điều này các nhà khoa học chưa xác định được. Trong lịch sử Trung Quốc, gọi nhóm người này là Di.

- Mongoloid vùng Trung Nguyên: Thuộc khu vực từ bờ nam sông Trường Giang đến bờ bắc sông Dương Tử. Sử Trung Quốc chép “các tộc người phương Nam gọi là Man”. Riêng khu vực tỉnh Hồ Nam ngày nay, cư dân vùng Trường Sa quốc tự xưng là Man Di (có lẽ là có sự hòa hợp sắc tộc từ khi dựng nước?).

- Nam Mongoloid: Thuộc khu vực từ bờ nam sông Dương tử trở xuống phía Nam. Sử Trung Quốc gọi các tộc người phía nam sông Dương Tử là Bách Việt.

Như vậy thì chính sử Trung Quốc ghi chép khá rõ ràng về nguồn gốc dòng tộc từ đời Tây Hán. Bách Việt không phải Man, cũng chẳng phải Di. Có nhiều sử gia ngụy biện. Giống người Lạc Việt đã bị tàn sát, diệt chủng hết rồi?

Nói bừa mà cũng gọi là trí thức được ư? Diệt chủng, hay còn tồn tại và phát triển mạnh mẽ, phải căn cứ vào kết quả khảo cổ để sáng tỏ. Nói cái gì cũng phải có chứng lý. Lịch sử không phải là tình ca để các vị tự do viết điều mộng tưởng theo ý mình? Thế giới loài người, từng có những tên bạo chúa muốn diệt chủng một dòng giống nào đó. Nhưng trên thực tế, chưa có tên bạo chúa nào làm được điều đó.

Trong nội dung chính tôi đã trích dẫn Từ điển Bách khoa thư Văn hóa Trung Hoa, khẳng định Bách Việt là tên gọi xuất hiện vào đời nhà Tây Hán (207 TCN). Nhưng tên gọi Việt Thường thì lâu hơn thế khoảng ± 2300, trước đời Nghiêu Thuấn bên Trung Quốc và lịch sử Trung Quốc chép rõ, vì trí địa lý của nó ở “Phía nam Giao Chỉ” (đã có mục “Giao Chỉ ngắn ngắn sử lược” trong nội dung kỳ 3).

Trên thực tế khảo sát nhân chủng của các nhà khoa học, nhóm người nói tiếng Việt cổ chỉ có người Việt ở Việt Nam. Tiếng Việt cổ xuất hiện ở hạ lưu sông Hồng cách nay khoảng 4000 năm. Các dân tộc còn lại ở bờ Nam sông Dương Tử chẳng qua là bị nhà Hán gán ghép tên Việt vào từ đời Tần – Hán mà thôi. Tất nhiên không loại trừ có những nhóm người Việt di cư theo hướng Bắc từ thời kỳ Nam Việt. Nhưng khảo cổ Trung Quốc chưa cho thấy kết quả nào đáng lưu ý?

Đại chủng Nam Á (Đông Nam Á) phân nhánh theo nhân chủng:

- Vedoit

- Indonesien

- Nam Á

Trong đó Nam Á là dòng hậu duệ được chuyển hóa từ hai dòng cổ Vedoit và cổ Indonesien. Bán đảo Đông Dương được xác định là nôi sinh ra cả 3 loại hình trên. Sau phát triển ra các vùng đảo Đông Nam Á (Ấn Độ Dương). Cuối cùng di cư vào một vùng phía nam India sau Công nguyên.

Phân nhánh theo vùng ngôn ngữ:

- Ngôn ngữ Việt: Chỉ có ở Việt Nam gồm các dân tộc Việt, Mường, Chứt, Đan Lai, Thổ.

- Môn khmer: Phân bổ rộng ở Việt, Cam, Lào, Thái, Malaca

- Mã Lai: Phân bổ ở Mã Lai, Indonesia, Malaca, Phillipines và một nhóm rất ít ở Việt Nam.

- Thái: Phân bổ ở Thái, Lào, một số dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam;

- Riêng nhóm Dao, Mèo có sự pha tạp ngôn ngữ Hán – Tạng – Thái

KẾT LUẬN:

Cho dù lịch sử Trung Quốc, hay kết quả nghiên cứu Nhân chủng học mới nhất, đều không thừa nhận Người Hán, người Việt cùng cha đẻ, đó là sự thật rất sáng tỏ, không có gì cần phải tưởng tượng ở đây cả?

Thực tế trong các hố khai quật từ Ninh Bình đổ vô hết miền Nam Việt Nam, Các khu di chỉ thuộc dòng Văn hóa Hòa Bình đều có di cốt thuộc chủng Australoid. Tại Nghệ Tĩnh, khu khảo địa có đủ di cốt và di chỉ không hiếm, thậm chí là có khá nhiều, kết quả cũng Australoid, hoặc Australoid có nét Mongoloid. Chỉ là có nét thôi ạ. Khu di chỉ Làng Vạc thuộc thời kỳ cuối đồ đồng thau, di cốt cũng thuộc nhóm Australoid có nét Mongoloid. Mongoloid thực sự mờ nhạt trong dòng máu Việt tộc.

Các khu khảo địa ở dọc bờ biển Nghệ Tĩnh còn có một nét đặc trưng khác, đó là mối giao lưu giữa hai dòng văn hóa Đông Sơn – Sa Huỳnh. Năm 2020 đã có mở triển lãm giới thiệu tại Hà Nội.

Trong khu di chỉ Bãi Cọi ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh có cả chõ đồ xôi và lưỡi cày. Các nhóm di chỉ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. Hơn thế nữa, kỹ thuật chế tác đồ trang sức từ đá đỏ, ngọc thạch, thủy tinh đã có từ thời Văn minh Đông Sơn – Sa Huỳnh tại đây.

Thần Nông là thủy tổ của cái lưỡi cày và cây chè xanh. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh cây chè có nguồn gốc Việt Nam. Cái lưỡi cày cũng đã xuất hiện tại hố khai quật ở Hà Tĩnh. Có thể kết luận Thần Nông là Thủy tổ người Việt! Ai đó bịa ra Thần Nông Bắc, Thần Nông Nam, lại còn gán Hán thư, Hậu Hán thư làm chứng lý, xin thưa Nhị thập tứ sử Trung Quốc đã có bản dịch tiếng Việt. Các cụ ta nói "Nói láo cũng phải có sách", nên cẩn trọng.

          ***

Tài liệu tham khảo và sử dụng:

- Bách khoa thư văn hóa cổ điển Trung Quốc - Nguyễn Tôn Nhan

- Trung Quốc sử lược - Phan Khoang

- Nhị thập tứ sử Trung Quốc

- Thủy Kinh chú sớ - Lịch Đạo Nguyên

- Các bộ chính sử VN: ĐVSK, KĐVS, VNSL

- Nhân chủng học Đông Nam Á – Nguyễn Đình Khoa

- Văn hóa Tiền sử Việt Nam – Bùi Vinh

- Văn hóa Sa Huỳnh – Viện Đông Nam Á

- Biên khảo về người Tiền sử Việt Nam và Thế giới – Kim Thạch, Hải Vân

 

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 ĐỊNH VỊ QUẬN NHẬT NAM (07h: 15-05-2022)
  ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC - Chương III - Mục III.6 và III.7 (10h: 12-11-2021)
 ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC - Chương III - Mục III.5 (06h: 12-11-2021)
 ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC - CHƯƠNG III - Mục III.4 (16h: 11-11-2021)
 ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC - Chương III - Mục III.3 (13h: 11-11-2021)
 ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC - Chương III, Mục III.2 (05h: 11-11-2021)
  ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC - Chương III, Mục III.1 (04h: 11-11-2021)
 ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC - Chương I và chương II (16h: 10-11-2021)
 Lạm bàn cùng ông Hà Văn Thùy về bài viết: (17h: 19-02-2016)
 Dấu tích nhà nước Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam (08h: 24-12-2014)