Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO - Kỳ 3
 
(06h: 01-06-2022)
GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO - Kỳ 3

Kỳ 3: CON ĐƯỜNG LAN TỎA ẤN ĐỘ GIÁO – PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
3.1- BẮC ẤN ĐỘ, BẮC THIÊN TRÚC

Bài viết của Phan Lan Hoa

 

 

GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO

Phan Lan Hoa

cd

Kỳ 3:

CON ĐƯỜNG LAN TỎA ẤN ĐỘ GIÁO – PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

 

3.1- BẮC ẤN ĐỘ, BẮC THIÊN TRÚC

Xét về lý mà nói, thì có rất nhiều yếu tố để có thể nhận biết ra dòng Văn hóa Ấn Độ mang bản sắc Việt Nam.

Ví dụ như:

Tượng Phật cổ nhất

Kinh Phật lâu đời nhất

Chùa Phật xưa nhất

Bi ký chữ Phạn nhiều năm tuổi nhất

Địa danh Phật giáo cổ nhất

Thậm chí danh sách các Đạo sĩ Ấn Độ và các tăng sư truyền giáo ra chín phương thế giới, xem phần lý lịch xuất thân, phải đến sáu bảy chục phần trăm là tăng sư Việt Nam, không Lâm Ấp thì cũng Giao Châu.

Hoặc là chuyện xông trầm cũng vậy, xứ Đông Nam Á là xứ trầm hương, là món hàng người Âu châu tìm đến mua bán từ trước Công nguyên, nên mới có tục xông trầm. Còn những chiếc thuyên buôn nữa, lịch sử India không có ghi chép nào về thuyền buôn trước Công nguyên, nhưng Việt Nam thì đã có những chiếc thuyền vỏ đồng từ thời Văn minh Đông Sơn. Ở Cẩm Nhượng (Hà Tĩnh) còn có miếu thờ một vị tên là Danh Hùng, nghe dân kể thì đó là ông tổ của chiếc bánh lái thuyền. Ông tổ nghề muối cũng sinh ra ở đất ấy. Nhưng tôi đã hứa là “nói có sách”, nên sẽ học chuyện bằng lịch sử, dùng những dòng ghi chép của lịch sử để xâu chuỗi vấn đề.

Kỳ này sẽ bắt đầu từ Lịch sử nước Nhật để truy cứu.

Sách NHẬT BẢN SỬ LƯỢC, chương 4, mục III. Phật giáo truyền vào nước Nhật, tóm tắt như sau:

Tháng mười, năm thứ 13 đời Thánh Minh Vương, Bắc Tề gửi sang Nhật Bản một pho tượng Thích Ca bằng đồng pha vàng, cùng kinh sách và tăng lữ. Nhưng sự truyền giáo này ban đầu gặp phải sự cản trở. Nguyên nhân Nhật triều bấy giờ có hai hào tộc quyền lực là Vật Bộ và Tô Ngã, cạnh tranh quyền lực khốc liệt với nhau. Họ Vật Bộ ra sức ngăn cản, ngược lại họ Tô Ngã lại ủng hộ việc truyền bá Phật giáo. Để bảo vệ chính kiến của mình, họ Tô Ngã “…vịn lẽ Phật giáo là đạo gốc của các dân tộc tại Đông Nam châu Á… (xin ghi nhớ dùm, India không nằm trong nhóm các nước Đông Nam Á). Nhật Hoàng bèn quyết định cho du nhập Phật giáo, nhưng không ép buộc, ai muốn theo thì theo. Chùa Phật được dựng lên và bắt đầu truyền giáo vào dân chúng. Ngay lúc đó, nước Nhật gặp phải họa thiên tai, họ Vật Bộ tâu lên là do Phật giáo tà ma khiến cho thần linh nổi giận. Chùa chiền bị đập phá, Phật giáo bị cấm chỉ hoạt động, tăng lữ bị giam cầm. Nhưng sau đó, thiên tai vẫn liên tiếp tăng lên theo đà giam cầm tăng lữ. Mẫn Đạt Thiên Hoàng đành phải chấp nhận cho họ Tô Ngã khôi phục chùa Phật, phóng thích giam cầm đối với tăng lữ. Hai hào tộc hiềm khích ngày càng tăng, dẫn đến chiến tranh đôi bên, kết quả họ Vật Bộ bị diệt trừ quyền lực, không còn khả năng cản trở. Phật giáo từ đó ngày càng thịnh hành ở Nhật Bản.

Nếu lịch sử Nhật bản khẳng định nguồn gốc Phật giáo ở Đông Nam Á, thì bài viết SỰ TÍCH VỀ PHẬT TRIẾT CỦA LÂM ẤP của học giả Onishi Kazuhiko, lại có nhiều nội dung trích dẫn rất giá trị, nói rằng Lâm Ấp là bắc Thiên Trúc, Phù Nam là nam Thiên Trúc; rồi lại Lâm Ấp là bắc Ấn Độ. Xin đưa vào đây một số trích dẫn của tác giả, mà theo ông đó là tư liệu từ Đường thư, từ Phật Triết, người đã có công với Nhã nhạc Nhật Bản và Chữ Viết Nhật Bản:

 

“…Takakusu đã trích dẫn một phần của Nam Hải ký qui nội pháp truyền (quyển 1) được nhà sư Nghĩa Tĩnh (635 – 715) của nhà Đường ghi chép vào năm Thiên Thụ thứ 2 (691), trong đó có đoạn như “… người ta đi về phía nam mới tới Chiêm Ba, tức là Lâm Ấp. Nước này theo Bộ Chính Lượng Bộ và ít kiêm theo Hữu Bộ…”

“Tanaka có lặp lại nhiều lần rằng nước Chiêm Bà / Lâm Ấp Quốc / Bắc Thiên Trúc là nơi xuất thân của Phật Triết dựa vào những ghi chép trong Đại An tự Bồ Đề truyền lai ký và Phù Tang lược ký sao. Do đó, chúng tôi có thể suy đoán nước Lâm Ấp chính là Bắc Thiên Trúc”.

“Theo Tanaka, Đại An tự Bồ Đề truyền lai ký được đánh giá là một tài liệu lịch sử của Nhật Bản tường thuật tỉ mỉ nhất về Phật Triết. Trong này có viết “Nhà sư nước Chiêm Bà, (nguyên chú thích) này được gọi là Lâm Ấp, nước Bắc Thiên Trúc Phật Triết”.  Do đó, “Dựa theo điều đó thì Phật Triết là nhà sư của nước Chiêm Bà, là người của Bắc Thiên Trúc” [Sđd 1991: 39]. Tiếp theo, văn bia Bà La Môn tăng chính bia có ghi là “Vào ngày 13, tháng 12, năm Khai Nguyên thứ 18, cùng với Phật Triết nhà sư Lâm Ấp…”. Kế tiếp trong Phù Tang lược ký sao có ghi “Nước Bắc Thiên Trúc nước Lâm Ấp, Phật Triết Hòa Thượng…”. Cho nên Tanaka cho rằng “Dựa vào những ghi chép này thì nước Lâm Ấp chính là Bắc Thiên Trúc”.

“Tiếp theo, Tanaka cũng đưa ra giả thuyết rằng “Lâm Ấp được biết như là Champa (Chiêm Ba, Chiêm Thành, Chiêm Bà) là tên nước cũ đã từng có ở địa phương (An Nam), Việt Nam hiện nay. Do đó, Phật Triết nhà sư Lâm Ấp cũng được biết đến như là nhà sư của Đông Dương. Cả âm nhạc mà ông truyền lại cũng được nghĩ là vũ nhạc của Champa”.

“Tanaka cho biết “Tôi muốn lưu ý đến những ghi chép ở ‘Đại An tự Bồ Đề truyền lai ký’, là nơi xuất thân của Phật Triết ‘Nhà sư nước Chiêm Bà, (nguyên chú thích) này được gọi là Lâm Ấp, nước Bắc Thiên Trúc Phật Triết’”.

“Tanaka đã dựa vào căn cứ “chi tiết nhất” lấy Đại An tự Bồ Đề truyền lai ký làm cơ sở cho lập luận xuất thân của Phật Triết là “Chiêm Bà quốc tăng, (nguyên chú thích) này được gọi là Lâm Ấp, Bắc Thiên Trúc Phật Triết”… Hơn nữa, cũng tương tự như vậy, Phù Tang lược đồ ký có ghi “Bắc Thiên Trúc quốc Lâm Ấp quốc Phật Triết hòa thượng …”  được xuất bản vào khoảng năm 1084 (năm Ưng Đức thứ 1)”.

“Tuy nhiên, theo Tanaka, trong Bà La Môn tăng chính bia thì chỉ ghi là “… Lâm Ấp tăng Phật Triết …”. Văn bia Bà La Môn tăng chính bia được gọi chính xác hơn là Nam Thiên Trúc Bà La Môn tăng chính bia bính tự”.

Trong quyển thượng của Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao tăng truyền lại ghi chép rằng: “Tri Hành pháp sư là người Ái Châu, tên tiếng Phạn là Bát Nhã Đề Ba [Tên tiếng Tàu gọi là Huệ Thiên], dong thuyền trên Nam Hải và đến được Tây Thiên (…). Pháp sư Tri Hành xuất thân ở Giao Châu tương đương với tỉnh Thanh Hóa, miền Bắc Trung Bộ của Việt Nam ngày nay. Ông đã vượt Nam Hải đến tận Tây Thiên tức Ấn Độ. Ông có hai danh xưng, một theo tiếng Phạn gọi là Bát Nhã Đề Ba (Prajñādeba), hai là tên tiếng Hán gọi là Huệ Thiên. Điều đó cho thấy pháp sư Tri Hành là một nhân vật đã hoạt động cả ở Ấn Độ lẫn Trung Quốc”.

Tôi xin lỗi vì trích dẫn quá nhiều một bài viết của người khác, nhưng tôi cần làm vậy vì đó là những nội dung trích dẫn từ lịch sử Trung Quốc và lịch sử Phật giáo Nhật Bản. Tôi xin phép sẽ chia sẻ toàn bộ bài viết của học giả Nhật Bản Onishi Kazuhiko sau, nhưng trước tiên tôi phải phân tích những dòng dữ liệu trích dẫn này đã.

Lâm Ấp là bắc Thiên Trúc và cũng là bắc Ấn Độ. Sử sách Nhật Bản đã ghi chép đúng và trùng khớp với Tề thư, Tùy thư, Đường thư. Nhưng do sử gia Việt Nam đem Ấn Độ sang đất Pali và ai đó đã tô vẽ một chứng cứ giả để gán gốc tích Phật giáo sang một xứ sở mà chỉ chưa tới 3% Phật giáo. Tôi xin nhắc lại, chính sử gia Việt Nam làm ra chuyện sai trái này, bởi Lịch sử Trung Quốc, Hán thư, Tề thư, Tùy thư, Đường thư chép không giống với sử gia Việt Nam chép. Chẳng biết sử gia Việt Nam lấy tư liệu từ đâu?

Tùy thư chép: “Giao Châu đường thông Thiên Trúc”; lại chép “Thiên Trúc ở phía nam và tây nam Giao Châu”.

Khu vực địa lý của Lâm Ấp đã được ghi rõ trong kinh điển Phật giáo có tên NAM HẢI KÝ QUY NỘI PHÁP TRUYỀN” Sách Phật giáo đời nhà Đường, chép “… người ta đi về phía nam mới tới Chiêm Ba, tức là Lâm Ấp. Xét Đại Việt sử ký, phần tiền biên chép, biên giới nước ta “đông giáp biển Nam Hải”, tức ứng vào vị trí Biển Đông ngày nay. Đáng chú ý là quyển ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỰC CẦU PHÁP CAO TĂNG TRUYỀN lại chép rằng Tri Hành pháp sư người Ái Châu đã dong thuyền theo Nam Hải đến tận Tây Thiên, tức Ấn Độ”. Như vậy có thể thấy rằng bốn địa danh được mô tả trùng vào một chỗ, đó là Lâm Ấp, Ấn Độ, Thiên Trúc, Tây Thiên và nó nằm dọc theo biển Nam Hải, tức biển Đông Việt Nam. Nếu Ấn Độ là India, tất yếu thuyền phải dong vào Ấn Độ Dương, nhưng ở đây sách không nhắc tới Ấn Độ Dương, mà chỉ cần đến biển Nam Hải thì tới Ấn Độ, cho nên Ân Độ là miền Trung Việt Nam, không thể là India.

Nhắc lại tên gọi Ấn Độ trong tiếng Hán. Sử sách Trung Quốc không gọi nước India là Ấn Độ, mà gọi Thân Độc (身毒).  Chỉ có tăng sư của đất Giao Châu mới gọi là Ấn Độ ( ). Tên chữ thì Ấn là ấn pháp, độ là đầu trọc, tức là pháp sư. Nhưng theo KIẾN VĂN TIỂU LỤC, phần tiếng Phạn dịch ra tiếng Hán, thì “Ấn Độ, Trung Quốc dịch là nhật nguyệt; Bà-la-môn, Trung Quốc dịch là tu hành thanh tịnh; Phạm là thanh tịnh; Thích-ca-mâu-ni là Năng nhân tịch mặc…”. Hiểu thế nào thì nó cũng không liên quan gì đến India cả? Vậy sử gia Việt Nam vì sao gọi Hin-đu thành Ấn Độ, để nên nông nỗi đánh mất cả một dòng văn minh tầm cỡ lớn nhất nhì thế giới của Việt Nam, hãy trả lời trước nhân dân nguyên do?

Học giả Nhật Bản không có lỗi trong sự nhầm lẫn của họ. Bởi vì họ không thể biết được một âm mưu phá hoại lịch sử ghê gớm xảy ra ở đất nước Việt Nam trong cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và mãi cho đến hôm nay vẫn còn tiếp diễn (chỉ cần nhìn wikipedia thì biết). Khi không giải quyết được mâu thuẫn vần đề, học giả Nhật Bản ngậm ngùi cho rằng, có lẽ khi ấy nước Nhật chưa thật sự văn minh, nên tầm hiểu biết về địa đồ thế giới còn sai. Không phải thế thưa học giả Onishi Kazuhiko. Lịch sử Nhật Bản đã ghi chép trùng khớp với lịch sử Trung Hoa. Cho nên sự sai sót là do phía Việt Nam.

Theo sách Thủy kinh chú, thì “Tượng Lâm là Lâm Ấn, vì ở đó có chùa Ấn, Hán thư chép thành Lâm Ấp”. Năm Nguyên Gia (424), Đàn Hòa Chi đi đánh Lâm Ấp, Dương Mại đem gia quyến chạy trốn vào rừng. Đàn Hòa Chi vào thành cướp được 18 thần chủ bằng vàng, nói là 18 đời vua của Lâm Ấp. Tôi nghi ngờ đây chính là thần chủ 18 vị vua Hùng? Bởi vì dấu tích các vị vua Hùng chỉ có ở đất Hà Tĩnh và đất Bắc Ninh mà thôi. Đàn Hòa Chi đem 18 thần chủ nấu chảy thu được mười mấy vạn lạng. Đàn còn cướp của Lâm Ấp 1.350 bộ kinh sách (tương đương số kinh sách Đường Tam Tạng “thỉnh” về Trung Quốc) và nhiều vật báu khác. Đây là lý do vì sao Phật giáo Việt Nam bị ngắt quãng lịch sử ở giai đoạn này. Dương Mại khi quay trở về, trước cảnh tan hoang, tổ tiên bị bọn vô Phật dày xéo, đã vô cùng đau khổ mà lâm bệnh rồi mất.

Năm Nguyên Hòa (806), đời Đường Hiến Tông, vua Lâm Ấp là Phạm Chí bị thua quan đô hộ An Nam, bèn bỏ đất cũ dời vào vùng có ngọn núi tên là Chiêm Bất Lao, nên lấy tên núi đặt tên nước là Campà (Chăm-pa), phiên âm tiếng Hán là Chiêm-bà, đô thành của Chiêm-bà gọi là Chiêm-thành. Theo Đại Việt sử ký, năm 1014, vua Đại Việt là Lý Thái Tông đánh Chăm-pa, phá thành Phật Thệ (thủ đô Chiêm Bà) ở xã Nguyệt Biểu, thuộc tỉnh Thừa Thiên ngày này. Nước Chiêm-bà (Chăm-pa) không chỉ là theo Phật giáo, mà là nôi sinh Ấn Độ giáo, cũng là Phật giáo nguyên thủy.

 

Kỳ sau: 3.2NAM ẤN ĐỘ, NAM THIÊN TRÚC

***

Tài liệu tham khảo và sử dụng:

- Đại Việt sử ký toàn thư

- Khâm định Việt sử - Tiền Biên

- Kiến văn tiểu lục – Lê Quý Đôn

- Lịch sử các nước Đông Nam Á – Nguyễn Thế Anh

- Địa lý Việt Nam – Nguyễn Khắc Ngữ, Phạm Đình Tiếu

- Văn hóa Tiền sử Việt Nam – Bùi Vinh

- Lược sử Ấn Độ Giáo – TS Thích Thanh Kiểm

- Phật giáo Việt Nam – Trần Văn Giáp 

- Phật giáo Việt Nam – Nguyễn Đăng Thục

- Phật giáo – Trần Trọng Kim

- Phật giáo sử lược – Thượng tọa Mật Thể

- Nhật Bản sử lược – Phan Khoang

- Dân tộc Chàm lược sử - DOROHIÊM, DOHAMIDE        

- Sự tích về Phật Triết của Lâm Ấp – Onishi Kazuhiko

- Bụt sử lược biên thiệt truyện – Pierre REY

- Nam phương Phật tích – Huyền Mặc Đạo Nhơn

- Phật giáo Nam tông kinh – Thiện Hậu

- Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam – TS Lê Mạnh Thát

- Thiền uyển tập anh – Kim Sơn (phái Trúc Lâm)

- Chùa cổ Hà Tĩnh – Thái Kim Đỉnh

- Nghệ An ký – Bùi Dương Lịch

- An Tĩnh cổ lục – Le Breton

- Lĩnh Nam trích quái – Trần Thế Pháp


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO - Kỳ 2 (07h: 31-05-2022)
 GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO - Kỳ l: (17h: 29-05-2022)
 NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT – NGƯỜI HÁN (07h: 18-05-2022)
 ĐỊNH VỊ QUẬN NHẬT NAM (07h: 15-05-2022)
  ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC - Chương III - Mục III.6 và III.7 (10h: 12-11-2021)
 ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC - Chương III - Mục III.5 (06h: 12-11-2021)
 ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC - CHƯƠNG III - Mục III.4 (16h: 11-11-2021)
 ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC - Chương III - Mục III.3 (13h: 11-11-2021)
 ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC - Chương III, Mục III.2 (05h: 11-11-2021)
  ĐỊNH HÌNH NÒI GIỐNG, ĐỊNH HÌNH DÂN TỘC - Chương III, Mục III.1 (04h: 11-11-2021)