Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO - Kỳ 9
 
(04h: 25-08-2022)
Bài viết của Phan Lan Hoa
***
3.8 – SỰ NGHIỆP DUY TRÌ BỤT ĐẠO SAU THỜI BỤT THÍCH-CA DIỆT ĐỘ VÀ CON ĐƯỜNG DẪN TỚI HAI DÒNG TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA.

 

 

 

GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO

Phan Lan Hoa

cd

          3.8 – SỰ NGHIỆP DUY TRÌ BỤT ĐẠO SAU PHẬT THÍCH-CA DIỆT ĐỘ VÀ CON ĐƯỜNG DẪN TỚI HAI DÒNG TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA.

          Ấn Độ giáo có nguồn gốc Việt Nam, cũng là Phật Giáo Nguyên Thủy,  tôi đã chứng minh tại các kỳ trước. Thật ra chỉ cần hai từ “nguyên thủy” gắn với tên gọi của Phật Giáo tại Việt Nam cũng đủ chứng minh nguồn gốc. Sau khi Phật Thích-ca nhập diệt, các quan điểm về nhân sinh quan và thế giới quan xảy ra tranh luận gay gắt trong đại chúng Bà-la-môn, dẫn đến chia rẽ thành hai thuyết Nguyên Thủy và Đại Thừa.

          Tôi sẽ trình bày lý do phân rẽ Tiểu Thừa – Đại Thừa, nhưng trước hết nên tóm tắt lại những điều đáng nhớ trong giáo lý ở thời đức Phật Thích-ca-mâu-ni tại thế. Phật tử muốn theo đuổi dòng lý thuyết Đại Thừa, hay Nguyên Thủy là vấn đề tự do trong tư tưởng của mình. Nhưng chí ít đã mô Phật, thì phải thấy được cái chân đạo truyền ngôn của Phật là gì? Tu vì lẽ gì để mà tu?

          Phật Giáo Nguyên Thủy có những điều đáng nhớ:

- Nam và nữ đều có chân tu. Phật tử tu tại gia chỉ cần Ngũ giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu). Nhưng đã xuất gia thì phải chấp nhận Trai giới và Ni giới, tức giới phạm chùa sư nam riêng, chùa sư nữ riêng, không hổ lốn cả nam lẫn nữ vào một chùa. Cần hiểu cho đúng “tà dâm” là gì?

- Xuất gia phải từ 20 tuổi trở lên, mà trước đó tại “Gia cư kỳ”, nếu không vì lý do đặc biệt, Phật tử đã lấy vợ, lấy chồng, sinh con đẻ cái, lễ nghĩa thờ cúng tổ tiên, ổn thỏa gia đình mới xuất gia tu thân. Không có chuyện tu 100 ngày xong thì nói năng như khùng “vợ không phải của ta, con cũng không phải của ta” như ông chủ tịch tập đoàn nọ? Càng không có chỗ nào nói phật tử phải đem tiền vàng đến cúng chùa như ở Ba Vàng?

- Phải trải qua 4 kỳ tu hành và phải xuất gia thụ giới cụ túc đầy đủ, được hội đồng Bà-la-môn xét duyệt, mới được phong tăng, thích, chứ không phải cứ tự phong “thích” cho bản thân như ngài Nhất Hạnh, đó là phạm giới luật ở điều “không nói dối”? Hay như ông nhạc sĩ nào đó nói:“Mình thích thì mình cứ mặc áo nâu, tự đặt “thích” cho mình, Phật giáo không cấm”? Xin thưa, áo nâu thì chỉ là trang phục người Việt xưa nay (nhưng áo nâu cũng để chứng minh nguồn gốc Phật Giáo ở Việt Nam), ông nhạc sĩ cứ tự do mặc. Nhưng tăng, thích là chức danh tu hành của chúng xuất gia trong thế giới Phật Giáo. Tự gắn “thích” cho mình chẳng khác gì tự phong hàm giáo sư, tiến sĩ cho mình, có bản lĩnh nghe thiên hạ cười mỉa mai thì cứ việc.

- Muốn dạy dỗ thiên hạ, phải sát hạch qua “Lâm cư kỳ”, thụ giới cụ túc mới có thể “Du hành kỳ” làm sư.

- Muốn thành Phật trước hết phải có lý lịch hoàng tộc và phải thụ giới cụ túc; Muốn thành Tổ tuy không cần xuất thân hoàng tộc, cũng phải thụ giới cụ túc và có công thiết lập nên một giáo phái ở một vùng đất mới, mới được phong là tổ. Tóm lại phải có học hành và có sát hạch trình độ đàng hoàng chứ không phải cứ mặc áo nâu sồng, ngồi xếp bằng chụp vài cái hình,  chia sẻ lên mạng xã hội là xưng Phật, xưng thích được đâu? Giới luật cụ túc gồm: Trai giới 250 điều luật và Ni giới 331 điều luật.

          - Giáo lý căn bản của Bụt Đạo nguyên thủy gồm:

          1 - Lão Tử Kinh (Đạo Đức Kinh, Hồ Kinh)

          2 - Bát chính đạo

          3 - Tứ chân đế

          4 - Thập nhị nhân duyên

          5 - Ngũ uẩn

           Bấy nhiêu trên đây thôi, rõ ràng và khúc triết, không có những ma mị hoang tưởng. Những lý thuyết khác đều là biến khai sau khi đức Phật Thích-ca đã nhập Niết Bàn. Phật tử tu tại gia chỉ cần căn cứ vào 5 nội dung trên để tự tìm chân tu cho mình. Chân lý chung của xã hội, đức Phật đã chỉ ra, chân lý riêng của mỗi cuộc đời, người này khác người kia, tự mình phải đúc rút. Ví như các dòng sông tuy đều chảy, nhưng mỗi nhánh sông vẫn có hình hài riêng của mỗi nhánh, đó là do dòng chảy phải qua những địa hình khác nhau. Mỗi dòng chảy khác nhau cần tới phép ứng xử khác nhau, cho dù mục đích hướng tới đều là để duy trì dòng chảy. Phép duy trì Đạo cũng giống như phép duy trì dòng chảy kia vậy, tùy cơ ứng biến trong mỗi người, mỗi nhà, mỗi cộng đồng xã hội. Triết lý đúng thì chân tu thấu đạt; triết lý sai thì phép ứng xử sai, dễ gây hệ quả. Một quốc gia có nền tảng chính trị sáng suốt thì thịnh vượng lâu dài. Chế độ độc tài thường dẫn đến phản loạn nội bộ. Kẻ ngu làm kiến trúc sư trưởng gây ra hệ quả dân cả một thành phố phải lội trong dòng nước độc hại khi mùa mưa tới.

          3.8.1 – SỰ NGHIỆP DUY TRÌ BỤT ĐẠO SAU PHẬT THÍCH-CA DIỆT ĐỘ         

          ĐẠI HỘI 500 LA HÁN LẦN THỨ NHẤT

          Ngay trong thời Thích-ca-mâu-ni còn tại thế, đã từng có những phát triển tư tưởng ngoại đạo. Trong chúng Ba-la-môn chính đạo cũng bắt đầu có những nảy sinh tranh luận về thế giới quan và nhâ nsinh quan. Đến khi đức Phật nhập Niết bàn được 7 ngày, để chấn chỉnh tư tưởng Phật giáo, tại Vương Xá thành (tôi nghĩ là Xá Vệ thành thì đúng hơn), Tôn-giả Ma-ha Ca-diếp đã triệu tập đại hội lần thứ nhất để kết tập lại lời Phật dạy.

Khi ấy tại thành này có 500 vị La Hán đã chứng quả. Căn cứ vào trường học Lão Tử ở làng Thổ Hà và lịch sử Trung Quốc, lịch sử Phật giáo  ghi chép về địa điểm có con số 500 La Hán, thì tôi nghĩ đó là thành Luy Lâu (một vùng đất giữa biên giới hai tỉnh Bắc Ninh – Bắc Giang ngày nay). Xét khắp lịch sử Phật Giáo và lịch sử Trung Quốc, Việt Nam, không có nơi nào chép về 500 La Hán ngoài Luy Lâu.

          Cuộc kết tập và làm việc của 500 vị La Hán xảy ra trong vòng 7 tháng. Tôn giả A-nan-đà là bậc đa văn đệ nhất bấy giờ được cử tụng lại Kinh, Pháp của đức Thích-tôn. Các vị La Hán ngồi nghe và xác thực lại lời của Phật, thừa nhận chính xác. Sau đó các vị La Hán chia lời Phật dạy thành Kinh tạng, Pháp tạng và Luật tạng, gọi là Tam tạng. Khi ấy Luận tạng chưa có.

          Kinh tạng khởi nguyên được biên soạn tại lần đại hội thứ nhất này được gọi là A-hàm (Àgama), nghĩa Hán Việt là Kinh điển, Tri thức, Thánh ngôn, gồm có 4 bộ:

          1* Kinh trường A-hàm (Digha Àgama).

          2* Kinh trung A-hàm (Manljhima Àgama).

          3* Kinh tăng nhất A-hàm (Ànguttara Àgama).

          4* Kinh tạp A-hàm (Samyutta Àgama)

          Kinh A-hàm ở buổi đầu sơ khai là sự tập hợp lại nguyên bản lời giáo huấn của đức Phật Thích-ca khi tại thế, nội dung chỉ gồm: Lão Tử, Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Đế, Ngũ Uẩn, Bát Chính Đạo, chứ không đồ sộ và rối rắm như bây giờ là đã qua nhiều lần biên soạn lại. Nội dung giáo huấn về Đạo và Đức trong Lão Tử Kinh dường như đã bị loại ra ngoài lý thuyết Đại Thừa.  Đến đời nhà Lưu Tống, tại nước Chiêm-bà đã phát triển tới 72 bộ kinh, 1.350 cuốn. Năm Nguyên Gia thứ 23 (446), Đàn Hòa Chi bấy giờ làm Giao Châu thứ sử, đi đánh Lâm Ấp. Dương Mại là vua Lâm Ấp bấy giờ bỏ trốn vào rừng, khi quay về thì kinh sách đã bị cướp đi, 18 thần chủ bằng vàng (tôi nghĩ đó là 18 vị vua Hùng) đã bị nấu chảy, đem về Trung Quốc. Dương Mại đau đớn, ốm nặng rồi mất. Số kinh sách của Lâm Ấp do Đàn Hòa Chi đánh cướp, có lẽ đã được tập kết tại chùa Tây Trúc (ở Bắc Bộ) và sau đó Đường Huyền Trang chính là người đã “đi Tây Trúc thỉnh kinh” mang về Trung Quốc?

          ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO LẦN THỨ HAI TẠI VỆ-XÁ-LY THÀNH

          (Tôi nghĩ là Vương-xá thành?).

          Lần tập kết thứ hai cách lần thứ nhất tròn một thế kỷ và lần này người chủ trì là A-dục vương (Phật A-di-đà), có sự tham gia của 700 Tỉ-khưu (La-hán) và xảy ra trong vòng 8 tháng. Lần theo dấu vết của vua A-dục, thì lần tập kết này xảy ra trên đất Phù Nam, đó là lý do tôi cho rằng nơi kết tập là Vương-xá thành. Nguyên do của lần tập kết thứ hai là trong quá trình duy trì giới luật, tại dòng họ Tỳ-xá-ly tự ý sửa đổi giới luật ra 10 hành vi là: Diêm tịnh, Chỉ tịnh, Tụ lạc gian tịnh, Trụ xứ tịnh, Tùy ý tịnh, Cửu trụ tịnh, Sinh hòa hợp tịnh, Bất ích lũ ni sư đàn tịnh, Thủy tịnh, Kim tiền tịnh. Trong đại hội này, giới Tỉ-khưu quyết định không công nhận 10 hành vi này và tuyên bố là 10 hành vi phi pháp giới. Cũng trong đại hội này, đại chúng hợp tụng lại Pháp tạng, xác định lại lần nữa giới pháp của đức Thích-tôn, nhằm ngăn ngừa phi pháp pha trộn.

          CUỘC TẬP KẾT TỈ-KHƯU ĐÔNG BỘ LẦN THỨ 3

          Tuy nhiên các Tỉ-khưu thuộc Đông bộ không phục tùng nghị quyết của Đại Hội về việc phủ quyết 10 hành vi của họ Tỳ-xá-ly, bèn cùng nhau hội họp ở một nơi khác. Nội dung tập kết là Kinh tạng, Luật tạng, Đại pháp tạng và Tạp tạng, thành ra Tứ tạng, rồi lại đặt thêm Bồ-tát tạng, thành ra Ngũ tạng.

          Vì nguyên nhân trên, từ đây Giáo đoàn Phật giáo chia thành hai bộ phái là: Thượng Tọa bộ (Tera) và Đại Chúng bộ (Màhasamghika). Thượng tọa bộ thuộc phải bảo thủ; Đại Chúng bộ thuộc phái canh tân.

          3.8.2 – PHẬT GIÁO PHÂN CHIA BỘ PHÁI TIỂU THỪA – ĐẠI THỪA

          Không chỉ nhầm địa danh Ấn Độ, các nhà nghiên cứu Phật giáo còn bị đánh lừa bởi rặng Hi-mã-lạp-sơn-đông ở Đông Nam Á với Hi-mã-lạp-sơn-tây ở Apganistan; lại còn nhầm Ba Lị, tên một kinh đô cổ của nước Indonesia với Pali của nước India. Tại sao 3 cái tên địa danh của Đông Nam Á liên quan đến Phật giáo lại cùng lúc bị trùng với địa danh ở vùng biên giới India và Apganitan có trời mới hiểu?

          Khi Giáo đoàn Phật giáo chia thành hai bộ phái. Kinh điển tiếng Phạn được lưu truyền theo hai ngả Bắc – Nam, gọi là Bắc truyền và Nam truyền.

          BẮC TRUYỀN: Từ Ấn Độ (dân tộc Chàm) truyền qua Giao Châu. Từ Giao Châu truyền qua Trung Quốc và Tây Tạng. Theo TS. Thích Thanh Kiểm, kinh điển Tây Tạng là bộ kinh được dịch thẳng từ tiếng Phạn, không phải loại kinh được dịch từ bản dịch chữ Hán nên rất sâu sắc. So với kinh điển dịch sang tiếng Hán có nhiều sai lệch hơn. Từ Trung Quốc, giáo nghĩa được dịch qua tiếng Hán rồi truyền bá qua Nhật Bản, Triều Tiên, và miền bắc India. Phát triển theo bắc phương chủ yếu là dòng dị bản Đại Chúng bộ (Màhasamghika), về sau gọi là Đại Thừa.

          NAM TRUYỀN: Từ Ấn Độ (dân tộc Chàm) truyền qua Phù Nam rồi lan rộng khắp các nước Đông Nam Á. Kinh điển được viết bằng tiếng Nam Phạn, hay còn gọi là tiếng Ba Lị. Phát triển theo nam phương là dòng nguyên thủy Thượng Tọa bộ (Tera).

          Ở đây tôi xin nói rõ, với đất nước India mà người Việt Nam đang dùng tên gọi phiên âm Latin của nước mình để gọi là Ấn Độ, trong khi tên phiên âm Latin của họ là Hin-đu. Quốc đạo của họ là Hin-đu giáo, chiếm tỉ lệ người theo đạo trên 80% dân số. Một đặc điểm nên nhớ Pali nằm ở vùng tây bắc Hin-đu, chữ viết cổ là Sanskrit. Còn Ba Lị nằm ở miền nam nước Phù Nam cổ xưa do vua A-dục trị vì bao gồm toàn thể miền nam vùng Đông Nam Á. Ba Lị nay thuộc đất Indonesia, chữ viết cổ là Nam Phạn. Tôi sẽ chia sẻ mẫu tự các loại chữ này kèm theo bài viết như dưới đây.

Chữ Sanskrit (Indian cổ) hình trên, so sánh với chữ Phạn cổ ở Đông Dương và trong Kinh Phật chữ Phạn cổ hình dưới

          NGUYÊN NHÂN PHÂN ĐÔI THÀNH HAI BỘ PHÁI

          Như đã giới thiệu tại mục 3.6, thời của Bụt Thích-ca tại thế, vốn dĩ đã có phát sinh những tư tưởng ngoại đạo. Khi Bụt vừa nhập Niết bàn chưa tròn 7 ngày, họ đã manh mún chia rẽ. Trước tình hình đó, người kế vị là Ma Ha Ca Diếp đã phải triệu tập 500 La Hán để quy tập kinh sách và chấn chỉnh luật giới.

          Nhưng rồi các Tỷ-khưu của dòng họ Tỳ-xá-ly ở Đông bộ vẫn thiết lập ra 10 điều luật mới (10 hành vi). Trước sự lộn xộn này, A-dục-vương (Bụt A-di-đà) đã quyết định triệu tập 700 Tỷ-khưu lần thứ 2 để họp bàn. Phần đông giới trí thức Bà-la-môn đã biểu quyết bác bỏ 10 hành vi của họ Tỳ-xá-ly, cho rằng quy định đó là 10 điều phi pháp. Nhưng Tỷ-khưu Đông bộ vẫn không chịu quy phục. Đó là manh nha đầu tiên về nguyên nhân chia rẽ Giáo đoàn Bụt Đạo thành 2 bộ phái Thượng tọa bộ (Tera) và Đại Chúng Bộ (Màhasamghika) về sau.

          Nguyên nhân thứ hai dẫn đến chia rẽ giáo đoàn là một hôm tại chùa Kê-viên (Kukkutarama) có tổ chức hội họp các vị Bồ-tát. Một vị Tỷ-khưu hiệu là Đại Thiên cho rằng trước kia đức Bụt Thích-ca còn tại thế thì nghe theo kinh điển của ngài. Nay ngài đã nhập Niết bàn, thì trong đại chúng, có người thông minh có thể trước tác kinh điển.

          Quan điểm của Đại Thiên khiến cho giới trí tuệ Bà-la-môn tranh cãi gay gắt. Bụt A-di-đà đã không hòa giải được họ. Ngài Đại Thiên sau đó tự ý lập thành Đại Chúng bộ. Kỳ Túc thượng tọa duy trì Thượng Tọa bộ.

          THƯỢNG TỌA BỘ thuộc phải bảo thủ, chủ trương bảo vệ nguyên bản kinh sách do Thích-ca-mâu-ni truyền dạy khi còn tại thế.

          ĐẠI CHÚNG BỘ có tư tưởng canh tân. Vì có tư tưởng canh tân, cho nên giới tu hành được tự do hơn, kỷ luật không còn nghiêm minh như Bụt Đạo nguyên thủy. Kinh sách phát triển vô độ, sinh ra lắm dị bản, nội dung vừa lan man vừa trùng lặp, khiến cho Phật giáo ngày càng lâm vào mạt pháp như bây giờ.

          Từ chủ trương cho phép tăng thích được cầm tiền cúng dường của Đại chúng bộ, dẫn đến lòng tham vô hạn, lừa đảo dân chúng phải quỳ mọp cúng dường thầy tăng như hình ảnh chùa Ba Vàng đang nóng trên mạng xã hội là một nhãn tiền toàn dân Việt Nam nhìn thấy. Kẻ mù chữ cũng biết đó là hành động bất đạo, chỉ có thầy chùa vẫn gân cổ cãi là có đạo?!

          Giờ thì dân chúng ai cũng hiểu cái lý của Bụt Thích-ca và Bụt A-di-đà vì sao không để giới tu hành được phép xài tiền? Bởi vì mục đích của tu hành là thoát khổ. Cho phép khất thực cầm tiền và xài tiền rõ ràng là Kiến hoặc (mê lầm về kiến thức). Ma lực của đồng tiền có thể tạo Hoặc (mê lầm), từ đó đưa đến Khổ - Nghiệp, là nghiệp chướng tạo ra kiếp Luân hồi.

          NĂM TÂN THUYẾT CỦA NGÀI ĐẠI THIÊN (Mahndeva)

          Theo LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ, 5 điều tân thuyết như sau:

          “1* Dư sở dụ: Tới bậc A-la-hán thì đoạn tuyệt mọi phiền não, nhưng vì còn nhục thân, nên vấn đề sinh lý không phải đã hết hẳn, trong khi thụy miên, bị ác ma dụ hoặc, cũng vẫn có lâu thất.

          2* Vô tri: Dù A-la-hán đã đoạn diệt được vô minh, nhưng không phải là đã hết tất cả. A-la-hán thì thấu suốt đượcc mọi phiền não, chướng ngại và lý tưởng giải thoát, nhưng đối với công việc thông thường của thế tục, cũng có nhiều trường hợp không biết hết.

          3* Do dự: Tới bậc A-la-hán thì không sinh ra nghi hoặc (do dự) về sự tu hành giải thoát, nhưng có sinh ra nghi hoặc với công việc thường xuyên của thế tục, là làm thế nào là hợp lý, thế nào là không hợp lý.

          4* Tha-linh-nhập: Bậc A-la-hán tự mình không biết được là mình đã chứng quả A-la-hán, cần phải có Phật, hay bậc sư trưởng chỉ bảo, rồi mới biết mình đã chứng ngộ.

          5* Đạo nhân thanh cố khởi (Đạo nương vào âm thanh mà sinh): Do tâm cảm thấy khổ, thốt ra tiếng khổ thay! Nênm cảm thống thiết thấy cuộc đời là khổ, vô thường, vô ngã, do thế mà đạt được Bụt Đạo.”

          ĐẠI CHÚNG BỘ VÀ CÁC MẠT PHÁI

          Vì tư tưởng tự do sinh ra nhiều giáo thuyết. Từ Đại chúng bộ phân liệt thành 3 phái mới là Nhất thuyết, Xuất thế và Kê dận. Sau đó tiếp tục phân liệt ra Đa văn bộ, rồi Thuyết giả bộ, Chế đa sơn, Bắc sơn trụ, Tây sơn trụ, cả thảy 9 bộ phái mới. Mỗi bộ phái mới phát sinh của Đại chúng bộ lại tự thêm bớt lý thuyết Phật giáo thành pháp giới riêng của mình, cho nên bị gọi là mạt phái.

          THƯỢNG TỌA BỘ VÀ CÁC MẠT PHÁI

          Thượng tọa bộ với Tuyên chỉ là “bảo thủ truyền thừa”. Nhưng theo thời gian trong nội bộ cũng nảy sinh mâu thuẫn về phương pháp truyền thừa, lần thứ nhất phân liệt thành Nhất thiết hữu bộ. Từ Hữu Bộ đẻ ra Độc tử bộ. Độc tử bộ lại phân liệt thành 4 bộ phái: Pháp thượng bộ, Hiền vũ bộ, Chính lượng bộ,  Mật lâm bộ. Sau đó Hữu bộ lại phát sinh thêm Hóa địa bộ. Hóa địa bộ phát sinh Pháp tạng bộ. Hữu bộ tiếp tục phân liệt ra Ẩm quang bộ, Kinh lương bộ. Thượng tọa bộ bị Hữu bộ lấn át chiếm cả căn cứ truyền đạo, phải lui về ẩn dật ở núi Tuyết Sơn, gọi là Tuyết Sơn bộ. Từ Hữu bộ đổ đi gọi là mạt phái của Thượng tọa bộ, gồm 11 mạt phái bộ cả thảy (như sơ đồ đính kèm).

          Giáo lý của Thượng tọa bộ là y nguyên nội dung thời Bụt Thích-ca tại thế. Nhưng Hữu bộ thì nương vào giáo lý nguyên thủy để biến thiên. Ví dụ từ thuyết Ngũ uẩn, Hữu bộ đem chia thế giới thành 5 vị - 75 pháp, sau trở thành trọng tâm của môn Duy thức học trong Phật giáo.

          XUẤT XỨ TÊN GỌI ĐẠI THỪA – TIỂU THỪA

          Khoảng 900 năm sau ngày đức Bụt Thích-ca nhập tịch, có vị tỷ-khưu tên là Vô Trước ở Trung Ấn Độ (nước Chàm) đề xướng giáo nghĩa Đại thừa duy thức, rồi cùng với em trai là Thế Thân dốc tâm truyền bá.

          Đến đầu Tây lịch, có vị tỷ-khưu tên là Mã Minh, người Bắc Ấn Độ (nước Việt), thuộc Đại chúng bộ soạn ra quyển luận Đại thừa khả tín. Tên gọi Đại thừa từ đó mà thành tên bộ phái, mà trước đó tên đầu tiên của nó là Đại chúng bộ.

          Không có bộ lý thuyết nào có tên gọi là Tiểu thừa, mà nó ra đời do tính cạnh tranh giữa hai dòng Phật pháp nguyên thủy (Thượng tọa bộ) và canh tân (Đại chúng bộ). Khi bộ phái canh tân lấy tên Đại thừa theo luận thuyết của Vô Trước và Mã Minh, họ bèn gọi Hữu Bộ là Tiểu thừa. Thật ra Tiểu Thừa là Bụt Đạo nguyên thủy từ thủa đức Thế Tôn khai sáng, cũng chính là Ấn Độ giáo, họ không thừa nhận cái tên Tiểu thừa do Đại thừa áp đặt.

          Theo sử sách Trung Quốc ghi chép, thì Đường Huyền Trang trên đường thỉnh kinh, có tới chùa Đại Giác ở Trượng Lâm (có lẽ là chùa Đại Giác ở Quảng Bình ngày nay?) học tập nghiên cứu kinh sách dưới sự giảng dạy của tỷ-khưu Giới Hiền thuộc Đại thừa bộ phái trong 2 năm. Huyền Trang sau đó đem tư tưởng Đại Thừa truyền vào Trung Quốc và được phát triển nhanh chóng, lan rộng sang Nhật Bản, Triều Tiên và bắc India, cuối cùng truyền ngược trở lại Việt Nam.

          Cuối thời điểm lịch sử ấy, mấy trăm năm liền, Phật giáo nguyên thủy ở Việt Nam chịu cảnh một cổ hai gông. Vừa bị các tông phái thuộc nhóm mạt phái từ Trung Quốc lấn át, vừa bị Đạo Thiên Chúa từ châu Âu chèn ép. Ở miền Bắc một trận phá hoại kinh hoàng từ 1945 – 1954, thậm chí còn kéo dài sang cả thập kỷ 60. Trong khi ở miền Nam, quân đội Pháp chịu sự giật dây của các cha cố, tàn sát Phật giáo Tiểu thừa rất dã man, rất đẫm máu. Kinh sách bị phá hoại hầu hết, dẫn đến thất lạc cội nguồn như bây giờ!

          Tóm tắt ngắn nhất những ý chính cần nhớ về nguồn gốc Bụt Đạo “từ thủa mở mang trời đất” của hai dân tộc Việt – Chăm. Thiết nghĩ phải biết cái gốc rễ, mới biết vun trồng cái cây như thế nào cho phù hợp. Phật tử chọn tư tưởng Đại thừa hay Nguyên thủy đều cần nhìn lại cái gốc rễ của Đạo, phân biệt rõ lời nào của Phật, đâu là biến khai tư tưởng về sau, từ đó mới vững tin con đường tu tâm tích đức mà không sợ sai lệch.

          Muôn chúc sáng suốt và đạt tới giải thoát!

         

***

Tài liệu tham khảo và sử dụng:

- Đại Việt sử ký toàn thư

- Khâm định Việt sử - Tiền Biên

- Kiến văn tiểu lục – Lê Quý Đôn

- Lịch sử các nước Đông Nam Á – Nguyễn Thế Anh

- Địa lý Việt Nam – Nguyễn Khắc Ngữ, Phạm Đình Tiếu

- Văn hóa Tiền sử Việt Nam – Bùi Vinh

- Lược sử Ấn Độ Giáo – TS Thích Thanh Kiểm

- Phật giáo Việt Nam – Trần Văn Giáp 

- Phật giáo Việt Nam – Nguyễn Đăng Thục

- Phật giáo – Trần Trọng Kim

- Phật giáo sử lược – Thượng tọa Mật Thể

- Nhật Bản sử lược – Phan Khoang

- Dân tộc Chàm lược sử - DOROHIÊM, DOHAMIDE              

- Sự tích về Phật Triết của Lâm Ấp – Onishi Kazuhiko

- Bụt sử lược biên thiệt truyện – Pierre REY

- Nam phương Phật tích – Huyền Mặc Đạo Nhơn

- Phật giáo Nam tông kinh – Thiện Hậu

- Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam – TS Lê Mạnh Thát

- Phật giáo triết học – Phan Văn Hùm

- Thiền uyển tập anh – Kim Sơn (phái Trúc Lâm)

- Chùa cổ Hà Tĩnh – Thái Kim Đỉnh

- Nghệ An ký – Bùi Dương Lịch

- An Tĩnh cổ lục – Le Breton

- Văn hóa VN với các nước Đông Nam Á – Nguyễn Đăng Thục

- Sử lược Phù Nam – Lê Hương

- Lĩnh Nam trích quái – Trần Thế Pháp

- Từ điển Hán – Nôm online (https : //hvdic.thivien.net/)

- Hình ảnh chữ viết cổ sưu tầm từ Internet

 

 

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO - Kỳ 8 (04h: 17-07-2022)
 GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO - Kỳ 7 (15h: 30-06-2022)
 GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO - Kỳ 6 (16h: 19-06-2022)
 GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO - kỳ 5 (18h: 11-06-2022)
 GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO - Kỳ 4 (17h: 04-06-2022)
 GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO - Kỳ 3 (06h: 01-06-2022)
 GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO - Kỳ 2 (07h: 31-05-2022)
 GỐC TÍCH VÀ PHÁT TÍCH ẤN ĐỘ GIÁO - Kỳ l: (17h: 29-05-2022)
 NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT – NGƯỜI HÁN (07h: 18-05-2022)
 ĐỊNH VỊ QUẬN NHẬT NAM (07h: 15-05-2022)