Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
 Phlanhoa viết
 Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
 Văn hay sưu tầm
 Thú chơi tập Kiều
 Sưu tầm để ngẫm
 Tìm hiểu về thể loại câu đối
 Láo nháo
 Thư pháp
 Tâm hồn người Việt
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Hiệt củ
 
(22h: 06-07-2010)
Trích trong sách Tứ thư - Khổng Tử và Mạnh Tử
  1. Bình thiên hạ ở chỗ trị nước mình” có nghĩa là muốn thiên hạ thái bình thì phải lãnh đạo tốt đất nước mình.
Nếu người trên có hiếu với cha mẹ thì trong nhân dân nhất định dấy lên một tập quán, phong tục hiếu kính cha mẹ.
 
Nếu người trên tôn trọng bậc huynh trưởng, thì trong nhân dân nhất định dấy lên một phong tục, tập quán tôn trọng anh em.
 
Nếu bề trên thật lòng thương xót kẻ côi cút cô đơn góa bụa, thì nhân dân cũng thương xót kẻ côi cút cô đơn góa bụa. vì vậy người quân tử phải nắm vững đạo “noi theo khuôn phép” này.
 
  1. Ghét những điều không tốt mà người trên đối với mình, thì cũng đừng lấy điều đó đối xử với cấp dưới.
 
Ghét những cách làm không tốt của cấp dưới đối với mình, thì mình cũng đừng đem những việc đó đối xử vớicấp trên.
 
Ghét những việc làm không tốt của người trước đối với mình, thì cũng đừng đem việc đó đối xử với người sau mình.
 
Ghét những điều không tốt của người sau đối với mình, thì cũng đứng đem những việc đó đối xử với người trước mình.
 
Ghét những việc làm không tốt của người bên trái đối với mình, thì cũng đứng đem những việc đó đối xử với người bên phải mình.
 
Ghét những việc làm không tốt của người bên phải đối với mình, thì cũng đừng đem những việc đó đối xử với người bên trái mình.
 
Đấy gọi là đạo “noi theo khuôn phép”.
 
  1. Kinh thi có câu : “Người quân tử hiền hòa, nhân đức là cha mẹ của nhân dân”.
Người quân tử yêu thích điều dân yêu thích.
Người quân tử ghét điều dân ghét.
Như vậy gọi là cha mẹ của nhân dân.
 
  1. Kinh thi cũng có câu : “Kìa Namsơn hiểm trở, sừng sững non cao, đá núi chập chùng! Uy nghiêm thay quan thái sư họ Doãn! Nhân dân đều ngưỡng vọng mến mộ đến ngài”.
 
Làm người cai trị quốc gia không thể không cẩn thận. Nếu để sơ suất một phân ly, không noi theo khuôn phép, tất sẽ bị nhân dân loại bỏ ngay.
 
 
  1. Kinh thi còn có câu: “Khi nhà Ân chưa để mất lòng dân thì còn xứng đáng để thụ mệnh thiên tử. Nên soi vào tấm gương diệt vong của nhà Ân để biết rằng giữ được thiên hạ không phải là dễ”. Đây là muốn nòi đạo trị dân: Nếu được lòng dân là được nước, mất lòng dân là mất nước.
 
  1. Vì vậy người quân tử trước tiên phải cẩn thận tu dưỡng đức tính của mình. Hễ mình có phẩm đức tu dưỡng tốt là được lòng dân, được lòng dân là có đất đai, có tài sản, có tài sản mới có thể sử dụng.
 
  1. Đức là gốc, tài sản là ngọn. Nếu như bỏ gốc mà lấy ngọn, thì sẽ cùng tranh lợi với dân, cướp bóc dân. Vì thế nếu chỉ lo góp nhặt tài sản thì dân chúng sẽ xa rời ngay. Nếu ở trên phản lại lòng dân, chỉ biết phát ra những mệnh lệnh trái lẽ, thì dân chúng sẽ đối xử lại bằng những điều trái nghịch. Nếu ở trên phản lại lòng dân, chỉ lo tích tụ tài sản châu báu ngọc ngà, thì dân chúng sẽ đối xử lại bằng hành động bội nghịch, khiến cho tài sản của vua ngày một khánh kiệt.
 
  1. Thiên Khang Cáo có câu: “Mệnh trời không thể trước sau như một được”. Câu này muốn nói có đức thiện mới có được mệnh trời, nếu không có đức thiện thì sẽ mất mệnh trời ngay.
 
  1. Sách cổ nước Sở có câu: “Nước Sở chẳng có cái gì làm trân châu bảo ngọc cả. Chỉ đem người có đức thiện làm trân châu bảo ngọc mà thôi”.
 
Ông Phạm, cậu của vua Tấn Văn Công có nói một câu: “Người vì mất nước mà chạy ra nước ngoài, không còn xem cái gì là trân châu bảo ngọc cả; chỉ đem lòng nhân ái, yêu thương con người làm vật báu thôi”.
 
  1. Thiên Tần Thệ trong sách Chu Thư có câu: “Giả thử có một đại thần rất thành thực, dù chẳng có tài năng nào khác, nhưng có tấm lòng quảng đại, bao dung; thấy người khác có tài năng, đại thần đó xem như mình có; biết người khác thông minh hiền đức, đại thần đó hết sức tán thưởng ra lời mà còn vô cùng kính phục từ trong tâm, thì bậc đại thần như vậy có thể dung nạp người hiền tài, nên có thể che chở cho con cháu, xã tắc và nhân dân của ta. Đại thần đó đối với ta rất có ích lắm thay.
 
Còn kẻ làm tôi thấy người khác có tài năng thì đem lòng đố kỵ, ghen ghét; biết người khác hiền đức thông minh liền làm điều khó dễ, gây trở ngại, khiến người khác không được vua biết tới, không thành công trong mọi việc, thì loại người này không có lòng bao dung, do đó không thể che chở cho con cháu, xã tắc và nhân dân của ta. Loại ngưới này đối với ta là hết sức nguy hiểm!
 
Chỉ có người có đức nhân mới có thể đem loại người đố kỵ ấy đày đi nơi xa, không cho chúng sống chung với hiền thần tại đất Trung Nguyên.
 
Đây là muốn nói, chỉ có người đức nhân mới biết yêu người, ghét người. Vì vậy, cái yêu, cái ghét của thánh nhân đều chính đáng cả.
 
  1. Phát hiện người có tài đức mà không đề bạt cất nhắc, đề bạt cất nhắc rồi mà không trọng dụng, đây gọi là khinh rẻ người tài đức vậy.
 
Phát hiện người bất lương làm sai trái mà không bãi chức, bãi chức rồi mà không đuổi ra nơi xa xôi hẻo lánh, đây gọi là dung túng cho kẻ bất lương vậy.
 
Ưa thích cái mà mọi người ghét bỏ, ghét bỏ cái mà mọi người ưa thích, thế gọi là trái bản tính con người, tai họa nhất định giáng xuống kẻ ấy.
 
Cho nên làm người quân tử cần nhớ kỹ đạo lý lớn này; phải dựa vào trung tín mới được thiên hạ, còn nếu kiêu ngạo phóng túng thì nhất định mất thiên hạ.
 
  1. Muốn tích tụ được của cải cũng có nguyên tắc: người làm ra của cải thì đông, mà hưởng thụ của cải thì ít; làm ra của cải thì nhanh mà tiêu dùng của cải thì chậm. Có như vậy thì tài sản mới một ngày một dồi dào sung túc.
 
Người nhân dùng của cải của mình để hoàn thiện phẩm đức. Kẻ bất nhân dùng sinh mệnh của mình để vơ vét thêm của cải. Chưa từng có bâc vua nào yêu thích điều nhân mà dân chúng lại không yêu điều nghĩa. Chưa từng có người nào hiểu biết điều nghĩa mà lại làm việc không hết lòng. Cũng chưa từng có bao giờ của cải trong kho lẫm lại không phải là của người có nhân.
 
  1. Mạnh Hiến Tử có nói: “Người có xe bốn ngựa kéo thì không nên nghĩ đến việc nuôi gà nuôi heo. Nhà có khả năng dùng nước đá ướp lễ vật thì không nên nghĩ đến việc nuôi dê, nuôi bò. Ở địa vị làm quan có đến hàng trăm cỗ xe thì chẳng nên nghĩ đến việc nuôi gia thần nhằm bòn mót tiền tài của dân chúng. Thà là có kẻ bề tôi ăn cắp của mình còn hơn là có kẻ bề tôi rút tiền tài của dân cho mình”.
 
Điều này muốn nói lên rằng một nước không nên xem tài sản là lợi ích, mà nên xem nhân nghĩa là lợi ích.
 
  1. Nếu bậc vua cai trị một quốc gia mà chỉ nặng về coi trọng tài sản, nhất định có kẻ tiểu nhân xúi dục. Kẻ ấy lại còn tán thưởng việc làm trên của vua là tốt. Kỳ thực, nếu để kẻ tiểu nhân tham gia vào việc quản lý quốc gia, nhất định dẫn đến thiên tai nhân họa, dù cho về sau dùng lại người hiền đức cũng không cứu vãn nổi.

Đây là nói về đạo trị quốc: Không nên xem tài sản là lợi ích, mà nên xem nhân nghĩa là lợi ích vậy.


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Quân tử (21h: 06-07-2010)