Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
 Phlanhoa viết
 Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
 Văn hay sưu tầm
 Thú chơi tập Kiều
 Sưu tầm để ngẫm
 Tìm hiểu về thể loại câu đối
 Láo nháo
 Thư pháp
 Tâm hồn người Việt
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
HOA, TRÚC, NGƯỜI ĐẸP VÀ SỰ THƯỞNG NGOẠN
 
(15h: 28-07-2010)
HOA, TRÚC, NGƯỜI ĐẸP VÀ SỰ THƯỞNG NGOẠNTrích từ cuốn sách “Triết nhân và đệ tử” - Nguyễn Văn Sâm


Hoa thì xem bóng dưới nước,
Trúc thì ngắm bóng dưới trăng,
Người đẹp thì ngắm bóng sau rèm.

Thuật bình :

 

Với người biết thưởng ngoạn, bất cứ đối tượng gì cũng có sức hấp dẫn của nó, vấn đề là xem anh thưởng ngoạn ở góc độ nào.

 

Như vậy có nghĩa là với bất cứ sự vật nào, chỉ cần anh chọn được góc độ quan sát thích hợp, thì anh sẽ được thưởng thức cái đẹp.

 

Cũng có thể nói, mọi sự vật trong thiên hạ, vô luận chúng ta cho là xấu hay đẹp, là đau khổ hay hạnh phúc, chỉ cần chọn được góc độ xác đáng thì đều có tác dụng thẩm mỹ.

 

Hoa, trúc, người đẹp vốn được coi là dễ rung động lòng người nhất cho nên ai cũng tôn trọng, bảo vệ. Nhưng tùy theo quan điểm thẩm mỹ, sẽ cho ta những mỹ cảm khác nhau.

 

Hoa mẫu đơn trước gió, hoa lê dưới mưa, hoa sen ngậm sương đều là những hình ảnh rất đẹp. Những hình ảnh “Xuân phong phất lạm lộ hoa nồng” (Gió xuân khẽ chạm hiên nhà, hoa đọng sương càng đẹp) trong thơ Lý Bạch, “Lê hoa nhất chi xuân đới vũ” (một cành hoa lê dưới mưa xuân) trong thơ Bạch Cư Dị, “Ánh nhật hà hoa biệt dạng hồng” (hoa sen dưới nắng hiện ra một màu hồng khác) trong thơ Phạm Thành Đại đều là những cái đẹp được truyền tụng.

 

Mà góc độ đẹp nhất là góc độ đặt nó trước gió, cạnh mặt nước mà quan sát. Tào Tuyết Cần tả Lâm Đại Ngọc trong mắt Gia Bảo Ngọc khi gặp lần đầu :

 

Khi lặng yên như hoa soi mặt nước,

Khi cử động như liễu yếu gió rung.

 

Có người nói, ngắm hoa trong sương, ngắm trăng mặt nước, ngắm người đẹp trong gương. Đó cũng là một góc độ thưởng ngoạn. Ngô Tòng Tiên muốn xem bóng hoa trên mặt nước, mà mặt nước đây phải là mặt nước lặng yên đang được chiếu sáng.

 

Bóng hoa trên mặt nước phẳng lặng trải rộng như được khảm vào mặt nước, cành ấy, lá ấy, những cánh hoa ấy đẹp như tranh vẽ. Đẹp nhất có lẽ là hoa mai trong thơ Lâm Hòa Tịnh.

 

Ảnh thưa nghiêng nghiêng mặt nước trong,

Hương thầm thoang thoảng trăng hoàng hôn.

 

Trúc có tiếng là thanh nhã cao khiết, có phong cách quân tử, mặc khách tao nhân xưa nay đều tôn vinh khí tiết trúc quân tử. Quan Công đã vẽ trúc trong mưa gió, Vương Tử Do sụp lạy trúc, Trịnh Bản Kiều vì trúc mà than muốn hồ đồ cũng khó.

 

Trúc rung động lòng người là ở cái phong thái thanh cao đẹp đẽ của nó. Dưới ánh trăng vàng nó tỏ rõ cái tư thế tiêu sơ tao nhã, có một vẻ đẹp dễ cảm nhận mà khó miêu tả. Trong bài thơ “Thiềm tiền trúc” Thẩm Ước đã nắm bắt được cái thần thái khó tả ấy :

 

Gió rung sương thánh thót,

Nguyệt chiếu bóng thấp thoi.

 

Người đẹp nói đây là người đẹp nữ giới, những đóa hoa tươi trong mắt nhân loại. có những người đẹp không chỉ làm nao lòng nam giới mà cả đến nữ giới cũng mê, như hoa như ngọc xao xuyên lòng người.

 

Những người đẹp đẹp mấy, xem ra cũng chỉ ở giới tính. Những người đẹp trong các cuộc thi hoa hậu ngày nay, toàn thân hầu như đều phô bày ra hết. có người đẹp thì đẹp thật, nhưng khó mà lưu lại một cảm thụ sâu sắc trong lòng người. Nguyên nhân chỉ là do thiếu đi những chướng ngại và khoảng cách, không để lại một cảm giác mơ mờ ảo ảo, giảm mất phần tưởng tượng, do đó ảnh hưởng đến sự cảm thụ về cái đẹp.

 

Tóm lại, bất cứ sự vật gì, muốn được người ta nhận thức sâu sắc thì phải có vật tham chiếu, một cái gì để so sánh, để làm nền thì mới đạt hiệu quả mong muốn.

 

Diễn kịch diễn tuồng phải có đạo cụ là vì vậy, người con gái đẹp phải có một cái gì trong tay hay trên mình, hình thành cái so sánh và tham chiếu để làm nổi bật cái đẹp của mình.

 

Phải ngắm nhìn người đẹp sau cái rèm voan nhẹ bay sau lớp bình phong pha lê trong suốt thì mới thấy hết được những nét đẹp. Phải làm sao để người ta muốn nhìn rõ mà không thể nhìn rõ được, không nhìn rõ được mà cứ vẫn muốn nhìn thì sẽ tăng thêm thành phần tưởng tượng vào trong đó.

 

Với một vật tham chiếu làm nền, vẻ đẹp của người đẹp sẽ tăng lên nhiều phần, đẹp hơn nhiều lần trình diện cơ bắp lõa lồ.

 

Trong “U mộng ảnh” Trương Triều nói phải ngắm người đẹp dưới trăng, ở đây nói ngắm sau rèm cũng là ý đó.


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Hiệt củ (22h: 06-07-2010)
 Quân tử (21h: 06-07-2010)