Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
 Ngôn ngữ của hoa
 Ngôn ngữ của lá
 Sành điệu
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Rượu nếp quýt hoa vàng – Trích cuốn “Văn hóa rượu” của Kim Duy
 
(17h: 29-07-2010)
Rượu nếp quýt hoa vàng – Trích cuốn “Văn hóa rượu” của Kim DuyNăm 1973, mùa xuân, Hiệp định Hòa bình Paris về Việt Nam được ký kết giữa Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam, Việt Nam và Hoa Kỳ, chính quyền Sài Gòn. Đảng và Nhà nước ta đã mời tiến sĩ Henry Kit-xinh-giơ – cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ sang thăm thủ đô Hà Nội. Sau khi mời thăm phố Khâm Thiên đổ nát, viếng đài tưởng niệm những người dân thường bị bom Mỹ giết hại đêm 26 tháng chạp năm nhâm tý (1972), thăm viện bảo tàng lịch sử. Chính phủ ta mở tiệc chiêu đãi cố vấn Kit-xinh-giơ, với cố vấn đ85c biệt của Chính phủ ta Lê Đức Thọ.

Sau các cuộc hòa đàm thẳng thắn, nóng bỏng ở Paris, hai vị cố vấn đã hiểu biết lẫn nhau hơn. Những câu chuyện vui nhưng không kém phần thâm ý của hai vị cố vấn giữa giờ giải lao của cuộc họp kéo dài căng thẳng và quyết liệt cũng có phần cởi mở và dễ chịu hơn. Sau những giờ phút lo lắng khi đặt chân đến thủ đô của một dân tộc bất khuất có hàng ngàn năm văn hiến, tiến sĩ Kitxinhgiơ đã thật sự yên tâm. Người Hà Nội đối với ông thật khiêm nhường, hào hoa và lịch sự. Ông không sao quên được gương mặt những cô thanh nữ Hà Nội với bộ quân áo dài trắng tặng hoa ông. Họ duyên đáng, lịch thiệp trang trọng, song nét mặt, đôi mắt vẫn lạnh lùng. Dẫu sao ông vẫn cảm thấy dễ chịu hơn. Sau đó, khi cố vấn Lê Đức Thọ ngỏ lời mời tiến sĩ Kitxinhgiơ dự cuộc chiêu đãi trọng thể của Chính phủ ta, ông thẳng thắn hỏi:

 

- Thưa ngài, tôi có thể biết trước thực đơn không?

 

Cố vấn Lê Đức thọ nói:

 

- Đó là các món đặc sản của dân tôi.

 

Cố vấn Kit-xinh-giơ mỉm cười, hóm hỉnh vừa nói vừa ra hiệu:

 

- Thưa ngài có món RTC không?

 

Cố vấn Lê Đức Thọ và những người cùng đi nghe phiên dịch nói lại đều cười rất vui vẻ. Cố vấn lê Đức Thọ nói:

 

- Lần này chúng tôi chiêu đãi ngài cơm tấm, giò chả.

 

Người phiên dịch nói xong, Kit-xinh-giơ gật đầu rồi ra hiệu, hỏi tiếp:

 

- Trong bữa ăn có món rượu được đóng nắp bằng thứ lá chuối khô mà các ngài quen gọi là “cuốc lủi” không? (từ cuốc lủi ông đã không sao diễn tả hết được).

 

Cố vấn Lê Đức Thọ trả lời:

 

- Nếu ngài thích rượu đó.

 

Cố vấn Kit-xinh-giơ nói ngay:

 

- Tôi nghe người Nga khen thứ rượu đó rất ngon!

 

Thế là trong bữa tiệc chiêu đãi cố vấn Kitxinhgiơ không thể thiếu rượu ngang. Nhưng không phải là rượu ngang làng Vân hay rượu mua ngoài hàng nước. Đó là thứ rượu được cất bằng nước mưa với nếp quýt hoa vàng của tỉnh Thái Bình. Người Nghệ nhân đóng chiếc cối xay thât là kỳ tài! Cả trăm hạt thóc cho vào xay đều vỡ bông thành hai cánh trấu, như vậy còn chứng tỏ thóc được phơi rât đều nắng. Và sau cùng là khâu nấu cơm nếp, ủ men, cất rượu phải thật đúng quy trình và đúng nhiệt độ. Rượu này vào ngày tết, lễ của các anh em Đông Âu cũ, các đống chí lãnh đạo vẫn biếu các nguyên thủ Quốc gia đó. Lần này đãi vị cố vấn đặc biệt Hoa Kỳ, thứ rượu ngon ấy lại được đem ra. Theo yêu cầu của khách, những chai rượu sủi tăm, nút lá chuối khô được bày ngay ngắn trên bàn tiệc. Tiến sĩ Kitxinhgiơ tấm tắc khen êm giọng và thơm đến rạo rực, kỳ diệu của hương gạo nếp. Ông bảo là ông đã uống rất nhiều rượu trên thế giới, nhưng không một thứ rượu nào nặng, êm giọng và thơm đến tuyệt vời như cuốc lủi Việt Nam. Và ông đề nghị cố vấn Lê Đức Thọ giải thích từ “cuốc lủi”. Ông Lê Đức Thọ nói là thứ rượu Nhà nước cấm tư nhân nấu để tiết kiệm phục vụ nhiệm vụ chiến đấu, song các ngày lễ, tết cổ truyền ở Việt Nam, người ta vẫn nấu một vài nồi. Có người dùng không hết đem bán ra thị trường nên gọi là cuốc chui, cuốc lủi. Vị cố vấn khoái trá cười ầm lên.

 

Bữa tiệc ấy, tiến sĩ Kit-xinh-giơ cảm thấy thật ngon miệng. Ông đã uống rất nhiều và đã rất say!

 

Cứ nghĩ rằng ông khen xã giao, nhưng trước khi chia tay, ông đề nghị cố vấn Lê Đức Thọ có tặng phẩm cho ông thì cứ cho xin dăm lít cuốc lủi để ông giới thiệu với bạn bè ông ở Mỹ thứ rượu tinh khiết, ngon tuyệt vời được ủ bằng một loại lương thực cao cấp của Việt Nam! Ông bảo, đó là một trong vài thừ rượu ngon tuyệt trần của thế giới mà ông có may mắn biết. Ông còn hỏi giá thành rượu này có cao không? Cố vấn Lê đức thọ nói khoảng 500đồng (lúc đó) một lít. Tiến sĩ Kitxinhgiơ quy ra tiền đô là Mỹ và thốt lên:

 

- Rẻ quá ! Rẻ quá! Mà lại rất ngon, rất tuyệt, rất tinh khiết!

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Rượu Tây (17h: 05-07-2010)
 Văn hóa cà phê (tiếp theo) (21h: 25-12-2010)
 Văn hóa cà phê (22h: 21-12-2010)