Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Nước chảy cho đá trôi nghiêng - Nguyễn Tất Thứ
 
(15h: 04-08-2010)
Nước chảy cho đá trôi nghiêng - Nguyễn Tất ThứKỷ niệm của cụ Phan Bội Châu thời niên tráng (Phần I)

Một đêm trăng sáng khoảng cuối thu, đầu xứ San cùng với vài người bạn tới ví phường vải Ngọc Đình. Đi phường vải thường đầu xứ San chỉ nói cho người khác ví, San ít khi lên giọng.

Dừng xa khoan kẹo ơi phường

Dáng chứng có khách văn chương tới nhà.

Rồi lên tiếng hỏi San :

Mấy khi khách đến chơi nhà

Chẳng hay quê quán khách đà nơi đâu?

 

Quê quán San vốn ở Đan Nhiệm, nhưng hồi ấy dạy học ở quê mẹ Sa Nam, phía trước có Lam Giang, Phía sau có hùng Sơn (Đụn Sơn), nên San trả lời :

 

Trước Lam thuỷ, sau Hùng Sơn

Nhà nào đọc sách, gẩy đờn nhà anh.

Phường vải cất lời chào :

Chào mừng nho sĩ anh tài

Trăng trong bờ liễu, gió ngoài đường mây.

San đáp :

Đôi bên hội ngộ bất kỳ

Đèn khêu tỏ rạng thơ đề vài chương.

 

Phường vải từng nghe tiếng tăm của San và khen :

 

Xạ hương kia ở trong rừng

Khi thơm bưng bít mấy từng cũng thơm

 

Vốn không thích ai ca tụng mình, nay thấy phương khen, San bèn vui đùa đáp lại:

Xạ hương hơn hẳn quế hồi

Dẫu rằng bưng bít có ngu7òi vẫn khen.

 

***

Một lần San ghé chơi phương vải Ước Lệ (hưng Nguyên), thấy các o này có phần nhan sắc mà lời ví lại chẳng hay ho gì, San cáo từ ra về. Phường vải thấy mình tươi đẹp nhiềui  kẻ tới lui, sao anh đầu xứ này lại chán nản ra về, liền nhờ một tay thầy gà mớm lời hộ để kháy San :

 

Tần cung mĩ nữ tam thiên

Bái công năng bất thuỳ diên dã hồ ?

 

Chẳng là lúc bại được nhà Tần, Bái Công vào Tần Cung, quên chuyện về đất Hán. Phường vải đã mượn tích đó làm câu ví, ý nói ; nơi cung điện vua Tần có những ba ngàn gái đẹp, chắc là Bái Công cũng nhễ nước dãi nhiều lắm chứ chi? Buộc tỉnh San phải trả lời thẳng cửa để tay thầy gà kia biết thái độ của san :

 

Tần cung phàm thử lệ xa

Sở dĩ vong dạ, Công hà cũng yên.

 

Chẳng là Bái Công mê nữ sắc nơi Tần cung, quên chuyện về đất Hán, buộc Phán Khoái, Trương Lương phải nói đến lời này: tất cả những thứ xa hoa tráng lệ, cùng sắc dục ở đây đã khiến nhà Tần phải mất nước, Bái Công lại còn vui lòng dùng những thứ đó hay sao?

***

 

Người ta còn nhờ một đêm trăng đẹp như đêm nay. Đầu xứ San cùng ba người bạn đồng liêu là Nguyễn Quý Song, Trần Duy Lương, Vương Thúc Quý, ba ông này đều thông minh lỗi lạc như Ssan và cùng quê quán Nam Đàn với San tới vì phương vải Hoàng Trù. Bốn cháng vừa bước vào sân, phương vải đã nhận biết đây là bốn tay danh sĩ của Nam Đàn nên hỏi vắn một câu :

 

Bốn chàng quê quán nơi đâu

Xin tường danh tính để sau khuyên mời.

 

Bốn cháng trả lời :

Nam Đàn tứ hổ là đây

Song, San, Lương, Quý một bầy bốn anh.

Chỉ một câu mà đủ cả bốn tên cùng quê quán, lời văn hóm hỉnh gọi tứ hổ là bầy – bầy hổ.

Phường Vải kính phục, tiếp lời trân trọng:

Độc đạo Nam Thành chí Bắc Thành

Thiên trung bán nguyệt điểm tam tinh

Tam nhân đồng toạ ngưu vô giác

Nhất điểm tam hoành dữ khẩu thanh

Chàng mà giải được thiếp xin theo hầu.

Không cần suy nghĩ nhiều, “tứ hổ” xem dễ như ăn chiếc bánh :

“Độc đạo tam thành chí Bắc Thành” nếu không là chữ “nhất” thì là chữ gì ?

“Thiên cung ban nguyệt điểm tâm tình” rõ ràng là chữ “Tâm”.

“Tam nhân đồng toạ ngưu vô giác” không cần dàn xếp lôi thôi cũng biết ngay là chữ “Phụng”

“Nhất điểm tam hoành giữ khẩu thanh” rõ ràng như viết trên giấy một chữ “thỉnh”.

Tứ hổ cùng lên tiếng:

Nhất- tâm- phụng - thỉnh, ơn nàng

Một lời ghi tạc đá vàng thủy chung.

Các o lại hỏi tiếp:

Bốn chàng là bậc văn nhân

Ba năm sinh một tháng nhuần là sao?

 

Học vấn không tinh thông, thật khó trả lời câu này. Mọi người có mặt hôm đấy đều phải lắc đầu. Riêng tứ hồ tỏ ý xem thương và nhường đầu xứ San trả lời. San mỉm cười đáp:

Thiên thời độ số cũng vừa

Vì chưng đó thiếu, đây thừa nảy ra.

 

Câu đáp tài tình, vui đùa, các o tuy đỏ mặt vẫn phải nhoẻn cười và cố dồn tứ hổ vào nước bí:

Thiếp dưa chàng một nạm ngô rang

Đúc nơi mô mà mọc, thiếp đốt nhang theo hầu.

 

Ba ông cùng đi một lần nữa lại nhường phần trả lời cho đầu xứ San, San liền đáp:

Nơi nào nắng lắng không khô

Mưa lâu không úng, đúc vô mọc liền.

 

Theo phép ví phương vải, đã dùng được một câu tài tình thì phải để lời khen. Thế là phương vải cùng lên tiếng :

 

Ý hay, tứ lại dịu dàng

Tài này đúng giá ngàn vàng chẳng sai.

 

Thế rồi bữa này bữa khác, đầu xứ San đi phường vải Hoàng Trù. Cho tới một buổi sang đông, trời lạnh lẽo, San vẫn chịu khó lặn lỗi trên con đường nhỏ bùn lấy từ chợ Sa Nam đến Hoàng Trù ngót mười cây số. Tối hôm ấy người đến ví đông, ngoài đầu xứ San còn có ông Mền Xuân* ở Thịnh lạc là đáng kề.

Ông này cũng đang chết mệt vì Diên, Diên ví đùa :

 

Ba lần chăn ấm gối êm

Làm chi sương cưởi khuya đêm lạnh lùng?

 

Nhưng tình đã trót vấn vương, dầu xa cách chín lần núi, mưới khúc sông, mưa to gió lớn cũng chẳng sao. Thôi thì cái thâm danh sĩ dành coi nhẹ vì tình:

 

Vì chưng đã lỡ ra rồi

Đem thân danh sĩ mà nhồi tuyết sương.

 

Nghe lời ví, lòng Diên cũng xao xuyến ít nhiều. Nhưng khốn nỗi, còn có một bẫc danh sĩ khác, dầu xứ San cũng đem thân nhồi tuyết sương. Diên biết ăn nói sao đây, đành lên tiếng hỏi San:

 

Nghe chàng là bậc tài danh

Sao mà mắc lấy chữ tình chi đây?

 

Đó là một thườnng tình của thế gia. Người nào đã giàu về trí, ắt sung về tình. San trả lời:

Xưa nay những kẻ ngang tàng

Tài bao nhiêu ấy tình càng bấy nhiêu.

 

Ái tình dù có mạnh bao nhiêu nữa, vẫn không thể lay chuyển được chí lớn của ngu7òi dũng sĩ. Cuối múa đông năm ấy, chàng dũng sĩ họ Phan cất bước lên đường, thả tầm mắt ra xa ngoài ngàn trùng sóng cuốn, mây trôi

 

Nước chảy cho đá trôi nghiêng.

Từ đấy, nơi xóm nhỏ Hoàng Trù, có một o phường vải tài hoa sống những ngày thầm lặng với công việc bông sợi, dâu tằm.


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Giai thoại Phan Bội Châu - Lược trích trong cuốn "Hát phường vải" của Ninh Viết Giao (10h: 30-07-2010)