Kỷ niệm của cụ Phan Bội Châu thời niên tráng (Phần II)
Vua sáng, tướng hùng thường dễ gặp
Trai tài, gái đẹp khó thành duyên.
***
Chép xong đoạn truyện trên đây, tôi liền mang bản thảo tìm về tận cho o Diên, đọc cho o nghe một đoạn thời xuân mộng của o đã mờ khuất trong dĩ vãng. Làm như thế là tôi muốn tìm kiếm thêm một chút tâm tư của nhân vật chính trong chuyện.
Tôi về thăm bà lão ấy vào một buổi chiều hè nhạt nắng, rặng tre đưa kẽo kẹt như muốn ru những tâm hồn quê vào giấc ộng êm đềm, thanh thoát. Mái tóc bà đã bạc trắng như những giải mây trắng mơn man trên vòm trời xa. Hẳn rằng mái tóc này xưa kia đã xanh mượt như nhung tơ và xoã xuê trên chiếc gáy nõn nà như nụ hôn thầm đượm. Nhất là cái dáng điệu lặng lẽ, yên nhiên của bà càng khiến tôi cảm thấy nhiều đức nhu mỳ trang chính đương thời mười tám đôi mươi. Tôi ức tưởng thêm rằng giữa thời xuân mộng, cái miệng ấy không cười cũng tươi như búp hoa hiên, đôi mắt ấy không lẳng lơ mà thuỳ mị vô cùng. Nhan sắc đã thế, lại thêm cái đức, cái tài thì làm gì cụ Phan chẳng phải mê, phải mệt!
Nghe đọc xong câu chuyện, ba lão ngồi lặng người như nín thở - có lẽ bà đang hồi tưởng sâu về dĩ vãng. Hồi lâu, tôi chợt thấy hai khoé mắt ba có ngấn lệ, rồi những ngấn lệ ấy kết thành chuỗi từ từ lăn trên gò má nhăn nheo. Bà cúi xuống đưa chéo áo lên lau mặt và nói bằng một giọng run run:
- Mù loà, già cả rồi, nước mắt sống thường khi vẫn chảy…
Hôm đấy bà không nói gì, ít hôm sau tôi lại đến thăm. Bà ngồi dựa minh bên cửa sổ chấn song, trước bát nướch chè xanh quyện khói, kể cho nghe những mẩu ân tình cùng cụ Phan thuở trước mà bà gọi là “ngày sơ”.
- Ngày sơ, cụ Phan là một nhà nho xinh trai, tài bộ, chữ tốt, văn hay. Gia dĩ tâm tình lại phóng khoáng, nhân từ…bao nhiêu cô gái trong vùng đều phải ngất ngây say sưa. Đó là họ còn chưa thể đoán trước được cụ sẽ là một bậc chí sĩ của nước nhà.
Nói tới đây, bà lão ngừng lời còn như chờ tôi có hỏi thêm gì mới tiếp. Phỏng đoán như vậy, tôi thêm lời:
- Thưa bà, cụ Phan tài bộ, điều đó dĩ nhiên rồi. còn xinh trai, tôi thiết tưởng cái trán mà hói lên quá xoáy tóc, lại bộ râu quá rậm, ắt cũng khó xinh…
Không trả lời vội, bà cười nhạt hàm ý khinh thường cái nông nổi của tôi, rồi thong thả nói chiết từng tiếng một như muốn giảng cho tôi nghe:
- Thuở trước khác bây giờ ! Những người tai to miệng lớn, trán cao đều được kể là xinh trai…
Tôi trở hướng câu chuyện để được đi sâu vào dĩ vãng của bà. Bà chậm rãi kể:
- Những câu ví giữa tôi và cụ Phan thuở trước nhiều lắm. Hoạ chăng người ta truyền tụng thì cũng nhưng câu mà ông đã chép lại. Đây, xin kể thêm vài câu mà tôi và cụ Phan đã ví với nhau giữa những đêm chia tay:
Ra về có nhớ em không
Hay là vui thú vườn hông quên đi.
Cụ Phan trả lời:
Ra về nhớ lắm em ơi
Nhớ duyên em nói, nhớ lới em thưa.
Tôi ví tiếp:
Ra về dặn bớt tương tư
Bớt thương, bớt nhớ kẻo hư thân mình.
Cụ Phan trả lời:
Ra về dặn ngọc thề vàng
Duyên càng thắm mãi, dạ càng nhớ lâu.
Nhất là cái đêm chia tay cuối cùng, cái đêm mà ông Mền ví đến câu:
Vì chưng đã nhỡ ra rồi
Đem thân danh sĩ mà nhồi tuyết sương.
Đêm ấy, giữa lúc cùng nhau đang ví hát vui vẻ, cụ Phan bỗng cáo từ ra về…và không ngờ từ đó cụ đi luôn mãi mãi. Không thể phỏng đoán được như thế, chỉ thấy đang cùng nhau ví hát vui vẻ, mà cụ Phan bỏ ra về nên tôi trách:
Tiệc đang vui vẻ lạ lùng
Cầm đàn há lẽ để chùng dây tơ.
Cụ Phan thổ lộ
Vì chưng dặm liễu xa xôi
Cung đàn, tiệc rượu ngừng thôi hẹn ngày.
Đêm ấy gió tây thổi lạnh ghê người. Cụ Phan bỏ ra về, đường xa sương gió, tự nhiên tôi thấy mủi lòng thương:
Ra về phất phất gió tây
Ngại tình dao viễn, dạ đầy nhớ thương.
Đến đây bà lão ngồi lặng hồi lâu với chiếc quạt mo phe phẩy trên tay. Tôi toan đứng dậy cáo từ, bà ngừng tau quạt, nói khẽ khàng:
- Khoan về, cậu nho ngồi nán lại tôi nói thêm.
- Xin vâng.
Bà chậm rãi :
- Kể chuyện cụ Phan thời niên tráng còn nhiều, nói cho hết cũng phải hàng tháng, bao nhiêu chuyện vui, chuyện hào hùng. Chỉ riêngh chuyện đi ví phường vải cũng lắm ý nghĩa. Cụ Phan mượn tiếng ví hát để thức tỉnh giác ngộ quần chúng. Thời cụ Phan sinh ra và lớn lên là thời đất nước ta đang bị giặc Pháp xâm chiếm. Sau khi lấy được Nam Kỳ, chúng tràn ra Trung Kỳ, Bắc Kỳ…phong trào Cần Vương, phong trào Văn Thân lần lượt bị dìm trong máu lửa. Những ngừoi yêu nước không thể ngồi yên. Sách có câu: “Gia bần tri hiếu tử, Quốc nạn thức trung thần”. Cụ Phan lúc nào cũng canh cánh bên lòng chuyện cứu nước. Có lần đi ví, bị chó cắn hụt, cụ muốn nhân đó mà thức tỉnh mọi người:
Thù này ắt hẳn còn lâu
Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què!
Có lần khát nước, cụ mượn chuyện để động viên lòng yêu Tổ Quốc:
Trời làm đại hạn cạn khô
Kẻ lo việc nước đi mô, hỡi phường?
Hoặc nghe phương vải ví:
Ra về không nỡ rời tay
Một giờ ly biệt xem tày ba thu.
Cụ liền góp ý:
Nước non nặng một lời thề
Cũng liều sống thác chớ nề hợp tan.
Phường vải thường ví:
Ra về để áo lại đây
Để đêm thiếp đắp, để ngày xông hương.
Cụ Phan chỉnh lại:
Ra về gửi bức chinh bào
Xin đem máu đỏ nhuộm đào non sông.
Đến đây bà ngừng tay quạt, nói chậm rãi:
- Chuyện hoạt động của cụ Phan nhiều lắm, bỗng dưng tôi không thể nào nhớ hết được, đây chỉ sơ lược về chuyện phương vải. Tôi thiết tưởng nói đến cụ Phan là phải nói đến những mặt khác như lòng yêu nươ`1c, thương nha, lòng trung tín với bạn bè, với đồng chí. Cụ Phan là một ngươ2i thông minh lỗi lạc, có nhiều hoài bảo. Mười bảy tuổi, được tìn nghĩa quân ở Bắc Kỳ nổi dậy như ong, cụ trằn trọc quên ăn, bỏ ngủ, nửa đêm khêu đèn thảo bài hịch “Bình Tây thu Bắc” chép thành nhiều bản đem dán ở ác cây to ngoài đường cái. Mười chín tuổi hay tin kinh thành Huế thất thủ, cụ hưởng ứng chiếu Cần Vương, tổ chức một đội “thí sinh quân”. Sau khi đỗ giải nguyên cụ liền thanh lập hội Duy Tân, tổ chức phong trào Đông Du…
***
Thơ xưa có câu :
Minh quân lương tướng tao phùng dĩ
Tài tử giai nhân tế ngô nan.
Tạm dịch:
Vua sáng, tướng hùng thường dễ gặp
Trai tài, gái đẹp khó thành duyên.
Ấy cũng tương tự trường hợp của cụ Phan hồi niên tráng với o phường vải Hoàng Trù. Ấy cũng là trường hợp “nước chảy cho đá trôi nghiêng”
Hòn đá kia ở giữa dòng suối, nếu nước không chảy mạnh, hòn đá nọ vẫn ở yên không hề trẩy mòn, sứt mẻ. Cũng như chàng chí sĩ họ Phan sau luỹ tre xanh, đang vui thú văn bàim bè bạn…nêu không có một tâm trạng khác người xô đẩy thì việc gì phải bỏ đi xa xôi ngàn dặm.
Nước chảy cho đá trôi nghiêng,
Chàng lo chung thiên hạ, thiếp sầu riêng một mình.
Đó là lời than thở của o phường vải Hoàng Trù trong những ngày ngóng trông chàng chí sĩ họ Phan đi mãi không về…