Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Từ điển tiếng Nghệ An - Hà Tĩnh
 Giai thoại Đồ Nghệ
 Kho tàng truyện dân gian Nghệ An - Hà Tĩnh
 Đó đây quê mình Nghệ - Tĩnh
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Nguyễn Du làm lễ cầu hồn Khuất Nguyên trên bến sông Tương
 
(12h: 18-08-2010)
Nguyễn Du làm lễ cầu hồn Khuất Nguyên trên bến sông TươngTrích đoạn trong cuốn tiểu thuyết lịch sử “Nguyễn Du” của Nguyễn Thế Quang


Đêm 16 tháng giêng năm Giáp Tuất-Gia Khánh năm thứ 18 (Gia Long năm thứ 13-1814), bên bờ sông Tương dưới ánh trăng thanh, nhiều người dân Hồ Nam đứng xem một ông quan Việt kính cẩn cầu hồn người con vĩ đại – nhà thơ lớn của nước mình.

Trên một sàn gỗ cao bảy thước. giữa những cờ giấy đuôi nheo, những ngọn đèn lồng, trước cây thần phạn bằng lụa hình chữ nhật có đề chữ, đèn nến lung linh, một ông già tóc bạc nhắm mắt, tay chắp trước ngực, kính cẩn hướng về bức hình Tam lư Đại phu Khuất Nguyên. Phía sau là một chiếc bàn cao, trên có bộ áo mũ màu trắng của hà bá, bộ áo mũ màu vàng của quan âm phủ. Cạnh ông già tóc bạc là một thanh niên còn trẻ, mặc áo tứ thân kiểu người Việt, cũng đang kính cẩn ngồi chắp tay lên ngực. Đó chính là Tứ, còn đầu của Nguyễn, cùng dự lễ cầu siêu đang chờ hồn người quá cố nhập vào.

 

Nguyễn ngước nhìn trời, trăng đã lên ngay trước mặt, ánh vàng giải mênh mông, mặt sông lung linh lăn tăn gợn sóng. Gió nhẹ, những lá phướn bay lất phất. Nguyễn thong thả gõ ba hồi chuông như muốn gọi ba nghiệp, gọi ba đàng mong địa phủ, há bá hiện về. Tiếp đó là một hồi trống, rồi ba hồi chuông dài nữa như muốn giải trừ tam độc, mong các đấng linh thiêng về chứng giám cho tam đức của mình. Nguyễn chấp tay khấn:

 

-          Nam mô A Di Đà Phật. Kính lạy hoàng thiên, hậu thổ, long vương hà bá, địa phủ, tín chủ họ Nguyễn tên Du tước Du đức hầu chánh sứ bộ Việt Nam Quốc, ngưỡng mộ tiền nhân Tam lư Đại phu Khuất Nguyên, lập đàn tràng, xin chư vị tôn thần long vương, hà bá, địa phủ mở cửa cho linh hồn Tam lư Đại phu xuất đăng, nhập vào trưởng nam để tín chủ được hầu chuyện tỏ lòng ngưỡng mộ.

 

Xong lần thứ nhất, Nguyễn thỉnh chuông, kính cẩn ngồi chờ. Đất trời vẫn phẳng lặng, lời cầu xin vẫn chưa được chứng giám. Nguyễn lại thỉnh chuông. Nguyễn Tứ gõ trống. Nguyễn lại chấp tay tha thiết khấn:

 

-          Tín chủ người Việt, là kẻ hậu sinh nhưng luôn nghĩ “Tứ hải giai huynh đệ”, đều là người ở cõi nhân gian cùng chung chí nguyện cứu vớt chúng sinh khỏi cảnh trầm luân, kính lây chư vị tôn thần cho phép được hội ngộ.

 

Nguyễn lại đứng chờ. Mọi người đứng xung quanh ồn ào. Bỗng gió nổi lên, ai nấy đều im lặng. Trên sông sóng bỗng dềnh lên, rồi một cơn xoáy xuất hiện, một ngọn nước nhỏ cuốn lên chạy ào ào từ thượng nguồn cuốn đến gần đàn, cả bầu trời mờ mịt. Bỗng ngọn nước tan, nhưng gió xoáy lên xoay tít trước mặt Nguyễn, hai chiếc mũ hà bá và quan âm phủ cùng cuốn lên theo cơn xoáy: thần hiển linh. Nguyễn xúc động tiếp túc cầu khấn, nhắm mắt chờ.

 

Trời bỗng trở gió, những lá cờ đuôi nheo bỗng chuyển về một hướng, chỉ ngọn về hạ du, phần phật, phần phật. “Hà bá và quan âm phủ đã gọi hồn rồi!” – Nguyễn hồi hộp. Lát sau, gió bỗng đổi hướng, từ mặt sông phía Tây, một luồng sáng vút lên rồi lướt trên mặt nước bay về phía đàn. Mọi người kinh hồn vừa ôm lấy nhau, vừa trố mắt nhìn. Luồng sáng lướt đến mặt sông, rẽ vào phía đàn, đến chân chiếc thang bắc từ mặt nước, rồi lướt trên giải vải nối vào hình Khuất Nguyên bừng sáng. Có người thấy như đôi mắt của Khuất Nguyên đang nhấp nháy.

 

Nguyễn thụp xuống:

 

-          Vãn bối Tố Như ở nước Việt xin kính chào tiền bối. Từ xưa kẻ thô thiển ngoài đất Việt đã được đọc “Ly tao, Thiên vấn”, ý sâu mà lời văn trong sáng của một tấm lòng yêu nước thương dân, chí nguyện trong sạch, nết đức thanh cao cất mình khỏi đám bụi trần không để cho đời làm dơ bẩn. Lòng vãn bối quặn đau khi ý đúng lời hay của tiên sinh không được dùng đề tiên sinh về dưới nước sông này, nước Sở cũng mất mà muôn dân lầm than. Lần này theo hiệu lệnh Hoàng thượng nước Việt, vãn bối sang Bắc Quốc, hơn một năm đi qua muôn vạn dặm đường, sở mục nhiều điều mà lòng luôn đau thắt, thành quách như cũ nhưng lòng người khác rồi; quan lại từng đi ra ngựa ngựa xe xe, về nhà vênh vênh váo váo, đứng ngồi bàn tán nói tựa như ông Cao ông Quỳ nhưng việc làm không từ sự tàn ác nào, cắn xé người dân ngọ xớt. Hồn thấy không: mấy trăm dặm Hồ Nam người ăn mày đầy đường. Trong nhà lao của các quan phủ, các tỉnh bao kẻ bị giam cầm từ thứ dân cho đến kẻ sĩ có thân mà không được sống yên, có trí nghĩ được điều đúng mà đành chôn chặt, có miệng mà không dám nói điều đúng, đành câm lặng hoặc bán mình nói điều không muốn. Sau tiền bối là Giả Nghị, Liễu Tông Nguyên cùng bao nhiêu người khác chêt trên sông này, bao người chết trên bao sông khác, bao người không được chết trên sông mà chết trong tù ngục, bao người thân sống mà trí chết tâm tàn. Trong cõi người rộng lớn đâu cũng là Mịch La, quan lại đời này ai ai cũng là thượng quan cả thôi, Khuất Nguyên ơi!

 

Nguyễn vừa khóc vừa khấn. Gió thổi ù ù, mây mù từ đâu kéo về tối sẫm cả mặt sông. Dân chúng Hồ Nam nhốn nháo. Những người đứng gần đó kinh hoàng vội sụp mũ kéo áo, nhưng mắt vẫn nhìn lên đàn. Họ nhìn thấy mái tóc bạc của Nguyễn cúi xuống, rồi ngẩng lên, tất cả lạnh đi khi nghe lời khấn của viên quan nước Việt. Bỗng gió lặng. Không gian bỗng im ắng đến lạ lùng. Mọi người nổi da gà khi nghe Nguyễn nói:

Hồn hề! Hồn hề:

Táo liễm tinh thần phản thái cực

Thân vật tái phản linh nhân xi

Ngư long bất thực, sài hổ thực

(Hãy thu tinh thần về với thái cực

Đừng ở lại đây mà người ta mai mỉa

Cá rồng không ăn thì hùm sói cũng ăn)

 

Bỗng từ trong bức hình Khuất Nguyên, một vầng sáng phóng ra trùm lên người Nguyễn Tứ. Tứ gục xuống. Nguyễn vẫn chắp tay ngồi yên. Lát sau, Nguyễn Tứ bỗng tỉnh dậy, quay người vế phía Nguyễn. Mọi người hiểu hồn Khuất Nguyên đã nhập vào Tứ. Nguyễn quay sang, hai người đối diện nhau. Mọi người chăm chú nhìn, bỗng họ nghe nói:

 

-          Tố Như! Đa tạ đệ đã nhớ đến ta và gọi ta đến nơi này.

 

Như vậy là hồn Khuất Nguyên hiển linh. Mọi người quỳ cả xuống. Họ lắng nghe Khuất Nguyên nói tiếp:

 

-          Cám ơn Đệ đã có lời khuyên. Nhưng ta vế thái cực để làm gì. Ở đó bình an nhưng lạnh lẽo và vô vị. Ta nhảy xuống sông đã là một sai lầm, nay ta không muốn phạm sai lầm nữa.

 

Nguyễn xúc động:

 

-          Thưa tiền bối, Người đã dám quyên sinh vì dân vì nước, kẻ sĩ mấy ai được như vậy?

-          Ta biết có người bảo ta anh hùng vì dám lấy cái chết để can quân vương. Có người bảo ta chết là thanh cao để thoát khỏi thế gian bùn lầy dơ đục. Trước đây ta cũng nghĩ vậy. Nhưng giờ nghĩ lại, ta thấy mình lầm. Sao lại đem thân mình để chết cho một người, dù đó là quân vương đi nữa, còn muôn dân thì sao? Làm vậy, quân vương có minh được đâu mà nước vẫn mất, dân chúng càng điêu linh. Rời nhân gian để được tiếng thanh cao cho riêng mình, bỏ mặc muôn dân ngu dốt, đói khổ là ích kỷ, là kém nhân.  Có kẻ còn chê ta không đi sang nước khác tìm minh quân mà thờ để có công danh. Càng không được. Con người sinh ra không ai lựa chọn được cha mẹ. Được cha mẹ sinh ra làm người mà bỏ mặc cha mẹ lầm lũi là bất hiếu, mặc đồng bào điêu linh là bất nhân, lấy công danh để sung sướng riêng mình là tầm thường.

 

Nguyễn mở to đôi mắt, ngạc nhiên, rồi chắp tay:

 

-          Thưa tiền bối, bao đời nay nhiều người cũng nghĩ như vậy, vãn bối cũng nghĩ vậy. Sống đã bạc đầu, đi khắp muôn phương nhưng thấy đường càng tăm tối, vãn bối nhớ đến tiền bối mà có lời cầu như vậy. Giờ ngộ ra, xin tiền bối tha lỗi.

-          Không sao, ta cám ơn đệ đã nghĩ tới ta. Mấy lời nói vậy, đệ nghĩ thêm đi. Muôn phương đường vẫn tăm tối không thể đổi thay, hãy gắng làm điều thiện. Trung – Việt dân chúng muôn nỗi lầm than, đệ về nước Việt, cố sống mà lo cho đời, làm cho đời bớt được điều ác, thêm được điều thiện, là điều cốt yếu của kẻ sĩ.

 

Vừa lúc đó gió nổi lên, hai chiếc mũ hà bá và quan âm phủ bay lên trên đàn. Nguyễn hiểu chư thần đang gọi Khuất Nguyên về. Nguyễn chắp tay:

 

-          Vãn bối xin lĩnh ý.

 

Rồi Nguyễn nhìn chiếc thuyền con: “Xin được đưa tiền bối trở lại Long cung”.

 

-          Không, ta không trở lại Long cung đâu, ta sẽ ở lại trần gian. Hỡi Hà bá! hãy về tâu với Long vương ta không về âm cung tối tăm đâu.

 

Bỗng  mọi người thấy từ Nguyễn Tứ, một luồng sáng vút lên rồi bay xuống đánh tan chiếc thuyền giấy trên sông, bay vế phía hạ lưu. Hai chiếc mũ hà bá và quan âm phủ rơi xuống bồng bềnh trên mặt nước. Trăng mười sáu trong vắt mênh mông.

 

Nguyễn quay về phía Đông chắp tay vái…

 

 

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Bà Tú Ý (22h: 23-02-2012)
 Con đường chí hướng Nguyễn Thiếp đã sai lệch ở đâu trong tầm nhìn của Cụ Thượng Tiên Điền? (15h: 26-06-2011)
 Nguyễn Công Trứ “ngông” từ khi sinh ra cho tới khi chết (19h: 31-07-2010)
 Giai thoại Phan Điện (23h: 25-10-2010)
 Giai thoại Phan Điện (Tiếp theo) (23h: 26-10-2010)