Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Muồng Hoàng Yến
 
(16h: 27-08-2010)
Muồng Hoàng YếnBài viết tổng hợp từ các sưu tầm
Ảnh của Phlanhoa


• Tên tiếng Anh: Golden shower, Indian laburnum
• Tên khác: Muồng Hoàng hậu, bò cạp nước, Osaka, dok khuen, anikkonna, amaltas
• Tên khoa học: Cassia fistula L., thuộc phân họ Vang của họ Đậu(Fabaceae).

Nguồn gốc của muồng hoàng yến từ miền nam châu Á, từ miền nam Pakistan kéo dài về phía đông qua Ấn Độ tới Đông Nam Á và về phía nam tới Sri Lanka.

 

Muồng hoàng yến là Quốc hoa của Thái Lan và tại đây nó được gọi là dok khuen; màu vàng của hoa tượng trưng cho hoàng gia Thái. Tại lễ hội hoa năm 2006, Royal Flora Ratchaphruek được đặt tên theo loài cây này; ratchaphruek là tên gọi khác của dok khuen.

 

Bò cạp nước, được gọi là kanikkonna là hoa tượng trưng cho bang Kerala tại Ấn Độ. Hoa muồng hoàng yến cũng có tầm rất quan trọng lễ nghi trong lễ hội Vishu. Màu vàng tượng trưng cho ánh hào quang tươi sáng trong tín ngưỡng của lễ hội.Trong tiếng Hindi và Urdu nó được gọi là 'amaltas'. Tại Ấn Độ, con tem 20 rupi mang hình loài hoa này.

 

Ở Việt Nam, muồng hoàng yến còn được gọi là cây bọ cạp nước, bò cạp vàng, Muồng hoàng hậu. Ngoài ra, do có màu vàng và cũng có năm cánh như mai vàng, nên nhiều người gọi nó là mai muộn. Trước đây, muồng hoàng yến là loài cây mọc hoang dại trong các rừng thưa ở các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk; Ngày nay, do cây có hoa đẹp, nở dài từng chuỗi, tán rộng hoa nở đồng loạt, màu vàng tươi sáng rực rỡ, cây mọc nhanh, không cao quá và có rễ ngang, bám chắc nên muồng hoàng yến đã rất được quan tâm, chú ý để phát triển làm cây cảnh quan công viên, đường phố. Thậm chí ở Hà Nội, nhiều Đại sứ quán các nước yêu cầu được trồng trong khuôn viên đại sứ quán của họ.

 

Ở Hà Nội, muồng hoàng yến nở hoa vào khoảng tháng 5 – 6, nhưng ở miền Nam nắng sớm nên hoa nở sớm hơn vào khoảng cuối mùa xuân.


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Hoa sữa - Bài và ảnh của Phlanhoa (12h: 26-08-2010)
 Hoa sấu (15h: 25-08-2010)
 Sự tích hoa trinh nữ (13h: 23-08-2010)
 Ngôn ngữ của hoa Đỗ quyên (23h: 21-08-2010)
 Cúc cánh mối – Bài và ảnh của Phlanhoa (22h: 20-08-2010)
 Hoa xoan (Melia azedarach) (22h: 17-08-2010)
 NGÔN NGỮ CỦA HOA SEN (11h: 16-08-2010)
 HOA NGỌC LAN (00h: 15-08-2010)
 Sự tích hoa cải vàng (15h: 11-08-2010)
 NGÔN NGỮ CỦA MAI VÀNG (13h: 08-08-2010)