Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
HUYỀN THOẠI DÒNG SÔNG LAM – Phlanhoa
 
(13h: 06-09-2010)
HUYỀN THOẠI DÒNG SÔNG LAM – PhlanhoaNgày xưa, có một trận hồng thuỷ vô cùng dữ dội và kinh hoàng, nước lũ tràn ngập mênh mang khắp miền đất Hoan Châu, cuốn trôi hết nhà cửa, hoa màu, làng mạc, xóm thôn. Cả con người cũng bị cơn hồng thuỷ nhận chìm tang thương trong nước lũ. Đúng lúc đó, có một con rồng xanh nổi lên, thân hình to lớn của rồng nằm dài hết bề dọc đất Hoan Châu, suốt từ miền ngược xuống miền xuôi. Con rồng đã hút hết nước lũ vào bụng nó, cứu dân thoát khỏi thảm họa. Sau trận Hồng Thủy, nước rút, con cũng rồng biến mất, nhưng trên đất Hoan Châu, hằn sâu lại một vệt dài ngoằn nghoèo giống như hình dáng của con rồng. Những mùa lũ sau, nhờ vào vệt nằm lõm sâu của con rồng, nước theo đó mà chảy thành dòng rồi đổ ra biển cả. Khi mủa lũ qua đi, dòng nước trở nên hiền hòa, lặng lờ xanh trong, ngỡ như là hình hài một con rồng xanh nằm ngủ. Nhân dân do vậy đã gọi là “sông Thanh Long”. Rồi lại gọi tắt là sông Lam. “Thanh” hay “Lam” đều mang ý nghĩa là dòng sông màu xanh.

Sông Lam là con sông lớn nhất của Xứ Nghệ, hầu như đa số các sông suối khác trên vùng đất này đều đổ nguồn vào sông Lam. Có cả thảy 86 phụ lưu (39 phụ lưu tả ngạn, 47 phụ lưu hữu ngạn) cùng với nhiều thác ghềnh, nên sông Lam còn có tên là sông Cả.

 

Hai con sông Nâm Mộ và Nậm Nơn ở Kỳ Sơn kết lại thành đầu nguồn sông Lam, rồi nhận nước của Huồi Chà Lạp, Nậm Xan, Khe Bố, Khe Choăng … bên hữu ngạn; của Huồi Nguyên, khe Xuy Văng… bên tả ngạn…

 

Sông Cử Lộng (Con) là hợp lưu của sông Nậm Giai, Nậm Việc, Nậm Quang từ Quế Phong, Quỳ Châu chảy xuống Quỳ Hợp rồi Nghĩa Đàn ở vùng chợ Hiếu, từ đây sông Con quành xuống Tân Kỳ rồi đổ ra sông Lam. Sau đó thì sông Lam tiếp tục nhận nước của Rào Gay, sông Giăng, sông Đan Lai, sông Rộ, Rào Gang. Sông đi qua Anh sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn. Đến Đức Thọ sông nhận nguồn nước của hợp lưu sông La tại ngã ba Phủ (hợp lưu sông La gồm có sông Ngàn Sâu từ Hương Khê, Ngàn Phố từ hương Sơn và sông Minh từ Can Lộc). Từ ngã ba Phủ, sông Lam chy quanh rú Thành, đón nước sông Vĩnh từ rú Quyết, khe Giằng từ Nghi Xuân, nép sát mình vào chân núi Hồng Lĩnh tự tình, rồi đổ nguồn ra cửa Hội.

 

Cùng với sông Lam, bạn có thể du thuyền xuyên ngược dòng qua bãi mía, nương ngô xanh mướt mà; qua các khu rừng rậm rạp, các làng mạc sầm uất… qua cửa Rào, Cây Chanh, Dừa Lạng, Bồ Ải – Khả Lưu; qua thị trấn Đô Lương, rú Nguộc, rú Đụn, bến Sa Nam, rú Thành…để đắm mình trong thiên nhiên hoang giã và đầy thơ mộng của đất Hoan Châu.

 

Còn nữa, dòng sông không chỉ huyền thoại bởi câu chuyện truyền thuyết, hay bởi vẻ đẹp thơ mộng,  dòng sông Lam xanh còn ghi dấu ấn lịch sử oai hùng. Nước nguồn sông ấy, phù sa dòng sống ấy, đã từng nuôi lớn biết bao nhân tài cho đất Việt. Bạn có thể đi ngược dòng sông Lam để viếng thăm những ngôi đền, chùa soi bóng, nơi in đậm nét văn hoá kiến trúc cổ xưa, cũng như ghi ơn công lao gầy dựng của những người con tài ba của quê hương Nghệ Tĩnh như đền Quả, đền Trúc, đền Võ Liệt, đền Tam Toà, đình Hoành Sơn, đình Trung Cần, đền Hiển Quang, đền Rậm…

 

Với diện tích 27.200 km2 Sông Lam xứng đáng là một con sông Cả với đầy đủ ý nghĩa vật chất và tâm linh của người dân Xứ Nghệ.

 

Nghe hát : Du thuyền sông Lam - nhạc sĩ Tiến Dũng

 

 

 

 

Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 PHÚC GIANG THƯ VIỆN - CÁI NÔI VĂN HÓA XỨ NGHỆ (12h: 02-09-2010)
 CÁC VỊ “TIẾN SĨ VÕ” (09h: 05-09-2010)
 Kể chuyện dòng Sông La - Phlanhoa (17h: 17-08-2010)
 Huyền thoại núi Hồng Lĩnh (11h: 13-07-2010)