Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
 Phlanhoa viết
 Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
 Văn hay sưu tầm
 Thú chơi tập Kiều
 Sưu tầm để ngẫm
 Tìm hiểu về thể loại câu đối
 Láo nháo
 Thư pháp
 Tâm hồn người Việt
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
THANH TỊNH CAO NHÃ VÀ CỞI MỞ THOẢI MÁI
 
(12h: 09-09-2010)
THANH TỊNH CAO NHÃ VÀ CỞI MỞ THOẢI MÁITrích trong cuốn “Triết gia và đệ tử” của Nguyễn Văn Sâm
Ảnh của Phlanhoa


“Nói thanh tịnh cao nhã, thoáng đạt dịu dàng, thì ánh trăng là xứng nhất.
Nói cởi mở thoái mái, phong lưu vô hạn, thì vẻ hoa sao bằng dáng liễu?”


Thuật bình :

 

Thanh tịnh cao nhã, thoáng đạt dịu dàng, thì ánh trăng là nhất.

 

Cởi mở thoải mái, phong lưu vô hạn, thì vẻ đẹp của hoa sao bằng được dáng hay của liễu?

 

Ban ngày nắng chói chang, bầu trời không một gợn mây hoặc là nhiều ngày mưa liên miên, ướt át lầy lội đều không tốt. Chỉ có dưới đêm trăng, vạn vật mờ mờ ảo ảo, tự nhiên như nhiên, không chợt nóng chợt lạnh làm cho người ta cảm thấy thanh tịnh cao nhã, cho người ta một cái đẹp dịu dàng, yên tĩnh.

 

Vì vậy mà chỉ một mặt trăng đã đẻ ra bao nhiêu thần thoại, gợi ra bao nhiêu mộng tưởng, trở thành bạn của nhiều người.

 

Mặc dù ai cũng cần đến mặt trời, muôn vật nhờ mặt trời mới sinh trưởng được, nhưng chưa ai nói làm bạn với mặt trời mà chỉ có làm bạn với mặt trăng.

 

Hình như mặt trời là đế vương tôn quý, không ai dám coi thường quyền lực của nó, còn mặt trăng như bà mẹ hiền hoặc người bạn lớn tuổi, bạn có thể đùa với nó, thổ lộ tâm tình với nó. Nguyệt lão tốt bụng nhất, đã dùng chỉ đỏ để kết nối nhân duyên cho bao nhiêu cặp tình nhân trong thiên hạ.

 

Hoa tuy đẹp nhưng chỉ có dung mạo đẹp mà thôi. Còn cây liễu phất phơ trong gió nhẹ, mềm yếu dịu dàng, yêu kiều tha thướt, thật đáng yêu. Vì vậy Tào Tuyết Cần tả Lâm đại Ngọc “Khi hành động như liễu yếu phất phơ trong gió”.

 

Người ta ai cũng yêu người đẹp, nhất là người đẹp dịu dàng trầm lắng. Vũ Tắc Thiên được gọi là Vũ Mỵ Nương bởi vì có vẻ đẹp dịu dàng làm mê đắm lòng người.

 

Trong đời không ít người đẹp, có người dung mạo rất đẹp mà không làm ai động lòng.

 

Nhưng, có những người con gái, dung mạo không lấy dì làm đẹp lắm, nhưng một ánh mắt, một nụ cười hay một cái cau mày đủ làm cho người ta ngây ngất khó quên.

 

Dương Quý Phi rất giỏi nũng nịu làm mê người.

 

“Ngoái đầu nhoẻn miệng trăm duyên nở,

Son phấn sáu cung thảy nhạt mờ.”

 

Đến nỗi làm cho ông vua nổi tiếng anh minh một thời Đường Huyền Tông không còn giữ được mình nữa:

 

“Đêm xuân hận ngắm mặt trời cao,

Từ đó quân vương muộn thiết triều.”

 

Cái đẹp của ánh trăng là thanh tịnh cao nhã, cái đẹp của dương liễu là dáng vẻ thướt tha. Người mà vừa thanh tịnh cao nhã lại có dáng vẻ thướt tha sẽ là người phong lưu số một.

 

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Thắc mắc về “văn minh” (12h: 08-09-2010)
 Văn hóa là gì ? (15h: 06-09-2010)
 ĐỜI SỐNG VÀ BẠN BÈ (20h: 28-08-2010)
 HÀO HOA VÀ ĐẠM BẠC (17h: 09-08-2010)
 HOA, TRÚC, NGƯỜI ĐẸP VÀ SỰ THƯỞNG NGOẠN (15h: 28-07-2010)
 Hiệt củ (22h: 06-07-2010)
 Quân tử (21h: 06-07-2010)