Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Núi Thiên Nhận
 
(16h: 10-09-2010)
Núi Thiên NhậnBài và ảnh của Phanhoa


Thiên Nhận là một dãy núi trùng điệp nằm giữa Trung tâm Xứ Nghệ. Trông xa, núi có hình dáng như một đàn ngựa phi (bởi vậy Thiên Nhẫn còn có tên là núi Động Ngựa). Dãy núi có 999 đỉnh nên nhân dân còn gọi là Núi Nghìn.Thực ra tên của núi theo tiếng địa phương là “Thiên Nhận” chứ không phải Thiên Nhẫn là do tiếng Bắc đọc chệch. Chữ “nhận” ở đây là đơn vị đo chiều cao, mỗi “nhận” là bằng sáu thước ta.“Thiên Nhận nghìn trùng” nghĩa là núi cao nghìn nhận, giáp trời, có mây phủ trên đỉnh quanh năm. Khởi đầu dãy núi ở Thanh Chương chạy theo hướng Đông Nam qua Hương Sơn, Nam Đàn, rồi phục mõm ngựa xuống trước bến Tam Soa (Đức Thọ), tạo thế địa linh cho vùng đất này, nên La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp từng cho rằng nơi này chính là long mạch của đất Hoan Châu, đã từng dựng trang trại của mình để trồng chè, trồng sắn, giữ tiết thú phiêu nhàn trên ngọn Lạp Phong, bên cạnh thành Lục Niên.

Đất nối ba sông hiểm

Núi như muôn ngựa phi

Chương – Hương chia  hai ngã

La - Phố hợp ba chi

Hoan - Đức khoe hùng trấn

Trà – Cao vững biên thùy

Việc bình ngô thuở ấy

Cơ nghiệp dựng từ đây.

Thơ Bùi Dương Lịch

 

 

Quả vậy, dưới chân mỏm núi cuối cùng, phía bên này Hà Tĩnh là hợp lưu dòng sông Ngàn Phố - Ngàn Sâu thành sông La, có ba ngôi làng khoa bảng nổi tiếng là Đậu Xá, Tân Sơn và Đông Thái, qua các triều Lê, Nguyễn và cho đến thời đại ngày nay, không khi nào thiếu vắng nhân tài, đây cũng là quê hương của Trần Phú, Phan Đình Phùng. Phía bên kia Nam Đàn nơi được mệnh danh là vùng đất “sinh thánh”, là quê hương của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh. 

 

Dưới chân Thiên Nhẫn, đoạn qua Hương Sơn, có dòng sông Ngàn Phố đẹp như thơ, nước trong soi tỏ mây trời. Ba ngọn cao nhất của Thiên Nhẫn là Tam Thai. Khe Hương ngoằn ngoèo chín khúc theo triền Tam Thai từ Thu Thành qua Vạn Rú. Nước suối và đá núi xanh biếc âm u, mây, tre mọc um tùm, có cả cọp, beo, chồn, khỉ …

 

“Quỳ , Trà long thế cực nam ninh

Thiên Nhẫn sơn thanh thuỷ cộng thanh”

 

Tạm dịch :

 

Phủ Quỳ, Phủ Trà đi mãi đến biển nam,

Thiên Nhẫn núi đã xanh, nước cũng xanh

 

Thiên Nhẫn không chỉ nổi tiếng là hùng vĩ, mà còn mang trên mình đầy rẫy các chứng tích lịch sử. Rú Trống, rú Chiêng, vụng Cụp Quẹp, vụng Máu, bãi Cây Đỏ, khe Hoa, suối Mài, vực Nàng… cảnh sắc hùng vĩ đầy ngọan mục. Khe Bộc Bố xa xa như một giải lụa trắng uốn lượn bồng bềnh, tiếng nước chảy dội vào vách núi ngân nga điệu hùng ca Lê Lợi chiến thắng quân Minh thuở nào. Ngọn Quả Bái hay còn gọi là núi Treo Cờ với đền thờ Trần Khánh Dư, Tống Tất Thắng. Sườn núi Động Chủ còn đó Lục Niên Thành – dấu tích  những năm tháng “nếm mật nằm gai” của Lê Lợi, Nguyễn Trãi, của nghĩa quân Lam Sơn gần 500 năm về trước. Ải Lương Trường là khu quân lương của nghĩa quân Lam Sơn ở phía Tây Bắc Thiên Nhẫn, là làng Đa Lôi, là thành Bình Ngô, là những cồn nghi binh xung quanh ngọn Kíp lịp. Sau cuộc kháng chiến thành công, nhân dân xã Sơn Tân – huyện Hương Sơn có xây dựng đền Trúc để tưởng nhớ các anh hùng dân tộc ngay bên bờ sông Ngàn Phố. Đến năm 2004, đền Trúc đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc Gia.

 

Tiến sĩ Thái Thuận của tỉnh Bắc Ninh (1475) khi đi dự hội Tao Đàn, qua Thiên Nhẫn đã có bài thơ “Đi đường núi” – Đỗ  Ngọc Toại dịch như sau :

 

“Quản chi núi cả lắm hùm beo

Chiếc kiệu tinh sương đã vượt đèo

Rừng rậm, lối mòn, hồ thỏ chạy

Núi sâu, rừng vắng, sắn bìm leo

Suối bay sườn núi phun cao vút

Gió mát, bên cây thổi nhẹ phèo

Binh luỹ Cao hoàng còn dấu cũ,

Công ơn giết giặc đá chưa rêu.”

 

Trong suốt 8 năm chống chiến tranh đế quốc Mỹ phá hoại miền Bắc, nhân dân ta đã mở tuyến đường mòn từ ngã ba Đồng Lộc đi lên, men theo chân núi Thiên Nhẫn gọi là đường mòn Hồ Chí Minh (Quốc lộ 15A).  Đó là con đường huyết mạch nối liền quân dân Nam Bắc. Còn đường giao thông chủ đạo, góp phần tạo nên chiến thắng lịch sử oai hùng của dân tộc.

 

Tương lai gần, với phong cảnh hùng vĩ của thiên nhiên ban tặng và những dấu tích lịch sử oai hùng của Thiên Nhẫn. Có thế lắm chứ, Thiên Nhẫn sẽ là điểm đến hấm dẫn của du khách. Chỉ cần mở rộng thêm đường 15A thật rộng rãi hơn, thêm một hệ thống cáp treo thôi, du khách sẽ có cơ hội nhìn thấy hết những gì như miêu tả.

 

 

 

Bên bờ Sông La trông sang dãy núi Thiên Nhận

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 LÀNG ĐÓNG THUYỀN TRƯỜNG XUÂN (11h: 07-09-2010)
 HUYỀN THOẠI DÒNG SÔNG LAM – Phlanhoa (13h: 06-09-2010)
 PHÚC GIANG THƯ VIỆN - CÁI NÔI VĂN HÓA XỨ NGHỆ (12h: 02-09-2010)
 CÁC VỊ “TIẾN SĨ VÕ” (09h: 05-09-2010)
 Kể chuyện dòng Sông La - Phlanhoa (17h: 17-08-2010)
 Huyền thoại núi Hồng Lĩnh (11h: 13-07-2010)