Bài và ảnh đều trích trong cuốn “An – Tĩnh cổ lục” của Hippolyte Le Breton – năm 1936
Xứ này được cấu tạo bởi những yếu tố địa chất cuối cùng tách rời từ dãy Trường Sơn để lao ra ngoài bể khơi. Miền này chỉ có núi và núi lẫn với một ít ruộng xen vào giữa. Xét về phương diện địa chất, nguồn gốc của miền này được chứng minh bởi những đồi bị nước biển xâm thực làm mòn dần, những đồi cát có di vật hóa thạch và những lớp sò chôn dưới đất.
tăng cường bởi các đồn lũy Chăm Pa ngăn lại. Toàn bộ những công trình đó gồm cả Đèo Ngang đã được người ta đặt cho cái tên “Lâm Ấp phế lũy”.
Lý Thái Tổ (1010 – 1028), vị vua đầu của nhà Hậu Lý (1010 – 1225) đã hạ được bức thành đó. Vì vậy từ thế kỷ XI trở đi, chính là “cửa ngõ xứ Trung Kỳ” dãy Hoành Sơn làm biên giới phía Nam của nước Đại Việt.
2) Đến thế kỷ XVII, xảy ra cuộc chiến tranh giữa chúa Nguyễn và chúa Trịnh. Bởi vậy Ông Ninh lúc bấy giờ đặt đồn ải ở những vị trí này và do đó những di tích còn lại cũng được gọi là “thành Ông Ninh”.
Mặc dù Ông Ninh là người quê Đằng Ngoài, tôi cũng sẽ kể tiểu sử của ông ấy, vì rằng vị danh nhân này đã để lại những kỷ niệm ở đất An – Tĩnh, nên cuộc đời của ông có thể nói là đã dệt nên lịch sử của xứ này từ 1655 đến 1661. Tiểu sử của ông Ninh sẽ được trình bày trong khung của lịch sử Lam Thành, một thành lũy nằm trong thung lũng sông Lam sẽ nói đến trong chương tiếp theo.
Bây giờ, tôi chỉ còn phải kể tên hai thành nữa. Ở làng Hà Trung, người ta phát hiện dấu vết của một pháo đài xây từ đời nhà Trần (thế kỷ XIII), pháo đài này đã từng đóng một vai trò dưới triều Lê (thế kỷ XVII). Tên gọi của thành này là Đinh Cầu cổ thành, một thành cũ phía sau là chỗ đóng quân giữ chiếc cầu đó. Hải Khẩu, cửa sông ra biển được bảo vệ bởi một đồn nhỏ cùng đóng vai trò như thành cổ trên đây và cùng trong một giai đoạn.
Trước khi nói đến những ngôi đền ở Kỳ Anh, tôi cần phải chỉ ra một địa điểm đáng chú ý. Đó là núi Tiên Chưởng Sơn (cũng được biết với cái tên Ngọc Sơn). Quả núi này sở dĩ được gọi như thế là vì hình thù của nó giống như tay của một vị thần tiên. Nhưng không biết đích xác là vị tiên nào.
Bên cạnh quả núi này là một núi khác được gọi là Lạc Sơn. Ở nơi đây, triều nhà Lê đã lập trại nuôi voi chiến.
Những ngôi đền hiếm có và đáng chú ý vì nhiều lẽ: những cánh đồng ở Kỳ Anh chỉ là những dải cát dài rộng. Chỉ trên bờ các con sông, người ta mới tìm thấy ruộng, mà phần nhiều cũng là ruộng tạm thời. Chỉ mùa xuân mới có nước, về mùa khô dòng sông chảy dưới cát. Vì vậy đây là miền một phần đất cằn và hoang. Xứ Kỳ Anh sở dĩ được chiếm lĩnh là do những lẽ thuộc về lĩnh vực chiến lược và chính trị. Xứ này không thề thành đất mà các dòng họ lớn lựa chọn. Lịch sử về những nơi có tên tuổi và những thắng tích của xứ này vì vậy liên hệ mật thiết với lịch sử các cuộc chiến tranh. Chiến tranh giữa người An Nam với người Chăm Pa, chiến tranh giữa họ Trịnh và họ Nguyễn.
Chỉ có một công trình để lại đáng chú ý là đề n Chế Thắng. đền này ở Hải Khẩu (cửa sông đã nói trên), thôn Bình Lễ.
Truyền thuyết dân gian kể lại rằng: Nữ thần của đền là một người vợ của vua Trần Duệ Tông tên là Nguyễn Bích Châu. Năm 1377, Duệ Tông chuẩn bị cuộc viễn chinh sang Chăm Pa. Bích Châu khuyên nhà vua từ bỏ ý định, nhưng khi vua từ chối thì nàng lại xin đi theo vua. Đến Hải Khẩu, một buổi chiều đội chiến thuyền bỏ neo. Vào khoảng nửa đêm, một trận bão nổi lên. Nhà vua nằm mộng thấy một người đàn ông tự giới thiệu mình là “Nam Minh Đô đốc” và đòi nhà vua phải tế thần một trong những người vợ của mình thì mới làm dịu được cơn bão. Bích Châu tự nguyện hy sinh để cứu lấy đội chiến thuyền. Duệ Tôn sai trói vợ mình để trên một chiếc mâm vàng rồi đem quẳng xuống biển. Ngay sau đó sóng gió bỗng yên lặng. Tôi phải nhắc lại ở đây rằng cuộc viễn chinh đó kết thúc bằng một cuộc đại bại: Duệ Tôn bị giết trước thành Đồ Bàn (tỉnh Bình Định ngày nay) và đội quân An Nam bị đánh tan.
Chuyện dân gian còn truyền tụng thêm rằng: vua Lê Thánh Tông 91460 – 1497), lúc đi đánh Chăm Pa (1470) có dừng lại ở Hải Khẩu. Trong khi nắm mộng, nhà vua thấy Bích Châu hiện về và nói rằng: “Thiếp bị thuồng luồng bắt giữ, xin bệ hạ cứu cho”.
Lúc tỉnh dậy, nhà vua cho bọc vào nến một bức thư, đóng dấu ấn riêng của mình rồi vứt xuống bể. bức thư bày tỏ những lời khuyên nhủ của vua cho Quảng Lợi, tức là Hà Bá. Thần Hà Bá thuận theo ý nhà vua và người ta thấy từ đáy biển nổi lên thi hài của nàng Bích Châu vẫn nguyên sắc đẹp như hồi còn trên dương thế. Vua mai táng nàng với nghi lễ của một vị hoàng hậu. Lê Thánh Tông sau khi đại thắng trở về sai lập đền thờ Bích Châu và phong cho nàng tước vị “Chế Thắng phu nhân”.
Từ đó, sự linh thiêng của vị vương phi này đã nhiều lần được biểu hiện ra để phù hộ cho dân chài Hải Khẩu và những người này coi nàng như vị thần che chở cho mình.
Ở làng Thần Đầu có hai ngôi đền thờ hai anh em Lê Quảng Chi và Lê Quảng Y. Cả hai đếu làm đến chức Thượng thư dưới triều vua Lê Thánh Tông và Lê Hiển Tông (thế kỷ XV).
Ở làng Phu Lễ có đền thờ Phạm Công Tiêm, người từng làm tổng trấn An – Tĩnh dưới triều vua Lê.
Bây giờ tôi chỉ còn góp thêm một ý niệm về quá trình kiến tạo gần đây nhất của các đồng bằng duyên hải của nước Đại Việt bằng cách đưa ra làm thí dụ hai đồng bằng nhỏ ờ Hoàng Lễ và Vĩnh Sơn, một nằm ở phía Bắc và một nằm ở phía Nam Hoành Sơn.
Tại đồng bằng Hoàng Lễ nằm vế phía Bắc chúng ta thấy uốn khúc khe Con Bò để đi đến của Xích Mộ (mộ đỏ). Cửa sông này chắc là cách đây mấy thế kỷ nằm xa về phía Bắc hơn, vì không những chỉ ngôi mộ mà cả đồn lũy cũ để bảo vệ lối đi qua hiện nay cũng bị chôn vùi dưới cát đã di chuyển từ Tây Bắc sang Đông Nam. Đồn này gọi là Đáo Đầu. Năm 1470, vua Lê Thánh Tôn cầm quân đi đánh Chăm Pa khi qua cánh đồng Hoàng Lễ, nhà vua được biết là thành bị cát xâm lấn nên đã phải bỏ đi. Vua bèn làm một bài thơ, trong đó viết: “Xưa, Thành Đáo đầu bảo vệ xứ này. Bây giờ đồi cát lại là thành trì để chống quân giặc (Chăm Pa)”.
Bây giờ chúng ta hãy quan sát cồn cát bồi Vĩnh Sơn ở phía Nam Đèo Ngang. Chúng ta nhận thấy những khúc quanh co của Khe Rào hướng về đồi cát, nhưng cát thì đã lấp cửa sông nhỏ này. Vì vậy, ở đây chỉ còn cái mà người An Nam quen gọi là Cửa Lấp, nghĩa là một cửa sông bị bồi lấp cách đây ít nhất một thế kỷ.
Cửa lấp! đó là số phận đang chờ cửa Xích Mộ hiện thời. Và đó là lịch sử của những cửa lấp khá nhiều trên bờ biển Trung Kỳ.