Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
 Phlanhoa viết
 Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
 Văn hay sưu tầm
 Thú chơi tập Kiều
 Sưu tầm để ngẫm
 Tìm hiểu về thể loại câu đối
 Láo nháo
 Thư pháp
 Tâm hồn người Việt
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
KHÔ HÉO VẮNG LẶNG VÀ CỐT CÁCH DẤU VẾT
 
(12h: 16-09-2010)
KHÔ HÉO VẮNG LẶNG VÀ CỐT CÁCH DẤU VẾTTrích trong cuốn “Triết nhân và đệ tử” của Nguyễn Văn Sâm


Có một vị khách chỉ thích sự vắng lặng. tôi nói với ông ta :

“Gầy đến như hoa mai vẫn có cốt cách,
vắng lặng đến như mặt trăng vẫn để lại dấu vết”

Thuật bình :

 

Đúng vậy, con người là động vật có sức sống, tại sao lại hủy diệt sức sống đó để trở nên khô héo vắng lặng?

 

Ý nghĩa của đời người chính là ở chỗ sống thật sự, chỉ có như thế mới thực hiện được gía trị cuộc đời mình. Nhưng ý nghĩa chân thực của cuộc sống lại ở chỗ thực hiện tính xã hội của con người. Người là người xã hội, không có xã hội cũng tức là không có loài người.

 

Tiêu chí của nhân lọai là sự hình thành xã hội. Khi một người chỉ theo đuổi cuộc sống riêng của cá nhân, thì anh ta không còn là con người nữa. Anh ta sở dĩ là con người vì anh ta sống chung với người khác.

 

Cũng chỉ có quan hệ với người khác, chúng ta mới có thể phát hiện được giá trị của chính ta. Trái lại nếu chỉ biết đến sở thích của cá nhân mình, không trò chuyện với ai thì tự nhiên cũng không có tư tưởng hành vi gì của con người nữa.

 

Từng có một đứa trẻ nọ từ bé sống với chó sói, kết quả là nó không nói được tiếng người, không đi được như người, không thể giao lưu với người. Tất cả đều giống như chó sói, không còn đặc trưng của người nữa.

 

Có thể đấy, đặc trưng của con người hình thành trong quá trình tiếp xúc, giao lưu giữa người với người, không phải chỉ cần có hình thể con người là đủ để làm người. Vì vậy, muốn trở thành một con người chân chính thì phải có giao lưu, tiếp xúc với người khác trong xã hội.

 

Đúng vậy, có người không muốn tiếp xúc với người khác trong xã hội, thấy người khác không hợp với mình, đã lánh rời đi ở ẩn, sống đơn độc một mình trong rừng xanh núi đỏ cho rằng ít quan hệ với trần thế, mắt không thấy, lòng không phiền, không tiếp xúc với tiểu nhân thì ít nhất lòng mình cũng thanh tịnh hơn.

 

Ý nghĩ đó rõ ràng là không đúng, mà ngược lại phải chấp nhận quy luật và hiện thực của thế giới khách quan. Con người là như vậy, có kẻ xấu người tốt, có người hào phóng, có kẻ hẹp hòi, có người dũng cảm, có kẻ hèn nhát, có chính nhân quân tử, có tiểu nhân thấp hèn.

 

Người có đủ loại, không hẳn mọi người đều hợp với ta, mà chúng ta không thể đòi hỏi mọi người phải vâng lời ta, phải làm những gì ta muốn. Vì vậy chúng ta phải thể tất nhân tình, chấp nhận cá tính người khác, cũng như ta muốn người khác chấp nhận ta vậy.

 

Hoa mai đương nhiên là rất gầy, nhưng nó có cốt cách của riêng nó, người xưa ca ngợi hoa mai “thịt băng xương ngọc tự nhiên thơm”*. Trong mười bài thơ vịnh mai họa thơ Dương công Tế, Tô Thức (nhà thơ lớn đời Tống) viết :

 

Băng bàn vị tiến bàn toan tử

Tuyết lĩnh tiên khan nại đống chi

Ưng tiếu xuân phong mộc thược dược

Phong cơ nhược cốt yếu nhân y

 

(Nghĩa là : Mâm băng chưa dân quả bàn toan, hãy ngắm nhìn bông mai vàng khinh giá lạnh nở trên đỉnh núi phủ tuyết. Nghĩ mà buồn cười cho hoa thược dược phải chờ có gió xuân ấm áp mới nở được, bép mập đấy nhưng mềm xương, cần phải có sự chữa trị của người).

 

Hoa mai có cốt cách, cốt cách rất thanh cao. Làm người phải như vậy, có thể gầy, nhưng gầy mấy cũng phải giữ lấy xương!

 

Cũng có nghĩa là những người đam mê sự vắng lặng kia, ít nhất cũng phải như hoa mai gầy, có xương thì mới đứng lên được.

 

Mặt trăng vắng lạnh, là đồng điệu và là niềm an ủi của những người muốn xa lánh chốn huyên náo thị thành, nó trở thành tri âm, tri kỷ của người ta từ thiên cổ. Trong bài thơ “Xuân giang hoa nguyệt dạ” Trương Nhược Hư (nhà thơ nổi tiếng đời Đường) viết :

 

Bất tri giang nguyệt đãi hà nhân,

Đãn kiến trường giang tống lưu thủy.

Giang nguyệt niên niên chỉ tương tự,

Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ

 

(Nghĩa là : Không biết trăng dưới sông kia đang chờ ai, chỉ thấy dòng trường giang đưa nước chảy. Trăng dưới sông kia năm năm đều như thế, con người đời đời vô cùng tận).

 

Mặt trăng bao giờ cũng lạnh vắng cô độc, nó đang trông chờ tri kỷ ngàn đời. Như Lý Thương Ẩn (nhà thơ nổi tiếng đời Đường) đã viết :

 

Thường Nga ưng bối thâu linh dược,

Bích hải thanh thiên dạ dạ tâm.

 

(Nghĩa là : Hằng nga có lẽ đã hối hận vì trộm thuốc thiêng của chồng mà phải trốn lên cung trăng sống cô độc một mình, có ai thấu hiểu lòng nàng đêm đêm giữa biển trời biếc xanh?)

 

Nhưng mặt trăng dù cô độc lạnh lẽo đến thế, mà vẫn lưu lại dấu vết “Mây tan trăng sáng hoa đùa bóng”, “Nghìn sông có nước nghìn sông trăng”, “Ánh trăng như nước như trời” vv…Tất cả đều nói lên rằng trăng dù sao cũng để lại cái ánh sáng đa tình của nó. Trong bài thơ “Trung thu nguyệt” Tô Thức nói :

 

Mộ vân thu tận dật thanh hàn,

Ngân Hán vô thanh chuyển ngọc bàn

Thử sinh thử dạ bất trường hảo

Minh nguyệt minh niên là xứ khan !

 

(Nghĩa là : Mây chiều vén hết không gian tràn ngập cái lành lạnh của ánh trăng, dòng sông Ngân lặng lẽ chuyển cái mâm ngọc. Kiếp này đêm này không còn mãi thì năm sau làm sao được ngắm trăng vàng).

 

Mặt trăng có cô độc đến mấy đi nữa thì nó ít nhất cũng mang lại cho nhân gian chút ánh sáng và sự dịu dàng. Thế thì con người ta sống giữa thiên nhiên trời đất, có lý do gì để không yêu mến xã hội và vũ trụ mà chúng ta đang sống trong đó.

 

Chỉ có người yêu đời, yêu người thì mới thật là yêu mình, yêu cuộc sống, thì mới thực hiện được giá trị của nhân sinh. Tất nhiên như vậy mới có thể thật sự được hưởng thụ cái diệu kỳ và hạnh phúc của cuộc sống.


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 THANH TỊNH CAO NHÃ VÀ CỞI MỞ THOẢI MÁI (12h: 09-09-2010)
 Thắc mắc về “văn minh” (12h: 08-09-2010)
 Văn hóa là gì ? (15h: 06-09-2010)
 ĐỜI SỐNG VÀ BẠN BÈ (20h: 28-08-2010)
 HÀO HOA VÀ ĐẠM BẠC (17h: 09-08-2010)
 HOA, TRÚC, NGƯỜI ĐẸP VÀ SỰ THƯỞNG NGOẠN (15h: 28-07-2010)
 Hiệt củ (22h: 06-07-2010)
 Quân tử (21h: 06-07-2010)