Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Kẻ Hạ - Việt Yên Hạ - Kỳ 2
 
(16h: 28-09-2010)
Kẻ Hạ - Việt Yên Hạ  -  Kỳ 2Bài viết của Thái Kim Đỉnh trong cuốn “Làng cổ Hà Tĩnh”
Ảnh sưu tầm từ Google



“Sáu thương nón Nghệ quai thao dịu dàng”

Nón Hạ cũng là một sản phẩm nổi tiếng. “Đại Nam nhất thống chíchép: “Nón: sản xuất ở xã Yên Đồng, huyện La sơn, nón may tinh xảo, phụ nữ cả nước đều dùng”. Trong “Yên Hội thôn chí”, cụ Bùi dương Lịch cũng viết: “Nghề làm nón lá cũng rất tinh xảo, so với những nơi khác là tốt nhất, truyền rộng ra cả nước. Những nón nhẹ, đẹp, sang thì giá đến 2000 đồng tiền (20 quan). Những nón xấu thô cũng không dưới 200 đồng (2 quan). Già, trẻ, trai, gái đều có thể làm được. Đây cũng là một nghề nhàn ở địa phương”. Như vậy là nón Hạ đã có lâu đời, có thể từ đời Lê, đến đầu thế kỷ XIX đã rất thịnh hành.

 

Nón Hạ có nhiều tên gọi: Người trong Nam, ngoài Bắc gọi là “nón Nghệ” vì sản xuất và bán ở tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

 

Sáu thương nón Nghệ quai tua dịu dàng

 

Người trong tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh gọi là “nón Thượng” vì bán ở chợ Thượng (chứ không phải sản xuất ở xã Việt Yên Thượng như nhiều sách từ trước tới nay ghi chép nhầm).

 

“Đi ra nón Thượng quai thao…”

 

Người La Sơn – Đức Thọ thì gọi là “nón bằng”, “nón Hạ” (sản xuất ở làng Yên Hội, xã Yên Toàn/ Yên Đồng, tức xã Việt Yên Hạ xưa) để phân biệt với loại nón chóp bẹt, “nón thượng” hay “nón làng Thông” (sản xuất ở các làng cửa Yên, Vạn Phúc Đông, xã Việt Yên Thượng, bờ Bắc sông La) (2)

 

Quai Thao thâm nón Hạ,

Khăn nhiễu lục thắt lưng…”

 

“Nón Hạ mà buộc quai thao,

Lưng ong thắt đáy trai nào chẳng ưa”

 

Sau “Yên Hội thôn chí”, “Đại Nam nhất thống chí” (thế kỷ XIX), “Địa chí huyện Đức Thọ” (2004), đã có khá nhiều sách báo của người Việt, người Pháp đề cập đến hoặc nghiên cứu công phu về chiếc nón này.

 

“Đại Nam quốc âm tự vi” của Huỳnh Tinh Paulus Của (1885) kể tên 16 loại nón, và “Từ điển An Nam – Pháp” (Dictionmaire annamite – Fraccais – 1893 va 1895 – 1896)” kể 29 kiểu khác nhau, trong đó có “nón giâu” (Việt Nam tự điển – Lê Văn Đức soạn sửa là “nón dâu”; “Tự điển Annam – Trung – Pháp (Dictionaire annamite – Chinois Francais) của Gustave Hue, 1937, kể 22 kiểu nón và chú thích “nòn Nghệ” = “nón giâu”.

 

Trên tạp chí “Đô thành hiếu cố” (Bulletin Des Amis du Vieux Hue – số 1 tháng 1 – 3 năm 1918, ông Hồ Đắc Hàm đã có bài khảo cứu “Nón Thượng, chiếc nón của phụ nữ Việt Nam” (Le Non thuong – chapeau des femmes Annamites) viết khá kỹ về kiểu nón này: “Tại vùng Bắc Trung Kỳ, nó được gọi là nón Nghệ…”, “trước kia nó rất được thịnh hành ở Huế, được các mệ trong giới thượng lưu ưa chuộng, nó còn phổ biến ở phía Bắc Trung Kỳ, đặc biệt là các tỉnh Bắc Kỳ…” chiếc nón được ông mô tả: “ Nón có bộ khung tre, lợp lá gồi, mặt nón phẳng và tròn, đường kính khoảng 70 cm, thành nón dày 8 cm, giữa lòng nón có cái sưa đan bằng tre, đường kính khoảng 15 cm. Cái sưa chụp lên đầu giúp chiếc nón giữ được thăng bàng”.

 

Các sách viết sau này cũng viết về hình dáng và cách cấu tạo chiếc nón như vậy, chỉ nói rõ hơn một số chi tiết: “Thành nón đứng không khum như nón xứ Bắc”; “Nón lợp lá kè non, may bằng sợi tơ đánh rất tỉ mỉ”; “ để tạo nên cái khung nón vững chắc, giữa các vành khung kết dày đặc những vành tre vót nhỏ mọng, làm cho mặt trong nón trông như có vân, khi khung được hun khói càng trở nên óng ả. Trên mặt, người ta còn dùng chỉ tơ ngũ sắc cải hoa lá, chữ “thọ”, hoặc hình phượng ngậm bao kinh, “cái sưa” – tiếng địa phương gọi là “cái gàu”, cũng được đan rất khéo, đặt ngửa vào lòng nón, giữa đính chiếc gương tròn, khi đội có thể nghiêng soi…”. Chiếc nón làm kỳ công như vậy, nên được phụ nữ ưa chuộng. Nhưng hấp dẫn nhất là bộ quai thao. Người ta gắn vào thành nón một thẻ bạc mỏng dài khoảng 8 cm, giữa có cái khuy nhỏ để treo cái móc cũng bằng bạc, gọi là mỏ vịt để móc quai nón. Quai được tạo bằng 24 sợi dây thao tết bằng tơ đánh màu trắng, hoặc vàng, có khi màu đỏ, hai nút cuối có hai ngù thao dài cùng màu. Quai mắc vào mỏ vịt, hai bên hai ngù thao rũ xuống phất phơ, ở giữa không dính tận cằm như quai nón thường, mà vòng tận xuống thắt lưng thành một vòng cung. Do đó, khi đội lên đầu người ta phải dùng một tay giữ nón, ấy cũng là cách làm duyên “nón Hạ… quai thao…trai nào chẳng ưa”.

 

Nón quai thao chỉ đội vào dịp hội hè, đình đám, còn ngày thường, người ta chỉ đội nón chóp hoặc nón bằng loại thường, quai lụa, vải, có khi là gây gai, sợi mây.

 

Từ đầu thế kỷ XIX (có thể còn sớm hơn), đến đầu thế kỳ XX, nón Hạ (hay nón Thượng, nón Nghệ) quai thao được dùng phổ biến trong giới phụ nữ bậc trung trở lên. Đó là đồ phục trang nhất thiết phải có cho các cô dâu, cùng với bộ áo mớ ba mớ bảy, làm tăng thêm vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.

 

Từ sau những năm 30 của thế kỷ XX, nón bằng quai thao hiếm dần, rồi vắng hẳn do điều kiện sinh hoạt và quan niệm thẩm mĩ đã thay đổi. Trong cuốn “Những hiểu biết về Việt Nam – Connaissance du Viet NamParis. Imp. Nationale, 1951” hai nhà Việt Nam học người Pháp, Pie Hua (Pierre Huard) và Mô – rít Đuyrăng (Maurice Durand) đã viết khá kỹ về loại nói Nghệ và kết luật :”nón bằng hầu như đã biến mất…”

 

===========

Chú thích:

(1)    Ô y hạng là “ngõ áo đen”, lối xóm áo đen, do tích trong thành Nam Kinh (Trung Quốc) xưa, con cháu hai dòng họ Vương, Tạ đều mặc áo đen, nên ngõ vào nhà họ gọi là “ngõ áo đen”, sau dùng chỉ nhà quyền quý.

(2)    Là một loại nón chóp như ngày nay, nhưng vành cứng, lợp bằng lá kè, may bằng sợi móc rất chắc chắn, dno6ngda6n dùng để đi làm đồng.


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Kẻ Hạ - Việt Yên Hạ - Kỳ 1 (15h: 27-09-2010)
 Cửa Hội (00h: 24-09-2010)
 Núi Thiên Nhận (16h: 10-09-2010)
 LÀNG ĐÓNG THUYỀN TRƯỜNG XUÂN (11h: 07-09-2010)
 HUYỀN THOẠI DÒNG SÔNG LAM – Phlanhoa (13h: 06-09-2010)
 PHÚC GIANG THƯ VIỆN - CÁI NÔI VĂN HÓA XỨ NGHỆ (12h: 02-09-2010)
 CÁC VỊ “TIẾN SĨ VÕ” (09h: 05-09-2010)
 Kể chuyện dòng Sông La - Phlanhoa (17h: 17-08-2010)
 Huyền thoại núi Hồng Lĩnh (11h: 13-07-2010)