Trích trong “Nghệ An đất phát nhân tài” của Ninh Viết Giao
Ảnh của Phlanhoa
Ngày trước, ở làng Cát Ngạn (xã Cát Văn, huyện Thanh Chương) có tục ném đá vào ngày mùng năm tháng năm âm lịch. Vào ngày ấy, dân làng sau khi cúng bái, ăn uống hoan hỉ, thì đúng giờ ngọ, rủ nhau ra bãi Rú Treo chia thành hai phe, dàn thành thế trận và dùng đá ném nhau. Hai phe này là hai thôn Thổ Sơn và Đạo Ngạn, bên nào cũng có người chỉ huy, cổ vũ hò reo. Nhân dân những làng lân cận cũng kéo đến xem. Trong lúc ném nhau, bên này tiến bên kia lui, đá ném đi nghe vù vù mà hiếm khí có người bị thương. Mà nếu lỡ có người bị thương, thậm chí trúng đá chết, bà con cũng đem về chôn cất chứ không oán thán lẫn nhau.Người ta cho rằng tục này thể hiện tinh thần thượng võ. Các cụ trong làng Cát Ngạn thì kể rằng lúc đâu đơn giản là trò chơi của trẻ con chăn trâu chăn bò, chúng kéo nhau ra Rú Treo chơi tập trận, toán giáp Đông cưỡi trâu thi nhau ném đá vào một đụn đất; toán giáp Tây cũng ngồi trên mình trâu băng qua một cánh đồi tiếp đến giáp trận, hai bên đếu tay cầm cờ lau, miệng hô hiệu lệnh, tay dùng đá họặc trái găng ném vào nhau cho đến khi có một toán thua mới thôi. Lâu dần thành tục ném đá vào giờ ngọ ngày tết đoan dương mùng năm tháng năm. Ngày ấy, các mục đồng còn mua thịt cá về làm cỗ thành tâm khấn vái linh đình, chia nhau lấy đất đắp bờ và cắm cờ lau la liệt…Sau này dân làng lập thành tục ném đá nơi đây là để tưởng nhớ vị anh hùng đã dẹp tan mười hai sứ quân, thống nhất đất nước – đó là Đinh Bộ Lĩnh, ông chính là một trong những chú mục đồng chơi trò đánh trận giả kể trên.
Tục ném đá kỳ ngộ của làng Cát Ngạn có nguồn gốc từ trò chơi trận giả của Đinh Tiên Hoàng.

|