Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Từ điển tiếng Nghệ An - Hà Tĩnh
 Giai thoại Đồ Nghệ
 Kho tàng truyện dân gian Nghệ An - Hà Tĩnh
 Đó đây quê mình Nghệ - Tĩnh
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Giai thoại Phan Điện
 
(23h: 25-10-2010)
Lược trích từ "Kho tàng truyện dân gian Xứ Nghệ"


Phan Điện sinh năm 1874, mất năm 1945, quê xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, là một nhà nho, nhà thơ trào phúng xuất sắc của Xứ Nghệ.

Ngót nửa thế kỷ, tiếng tăm về thơ và tài ứng xử của Ông được truyền tụng không chỉ ở Xứ Nghệ mà cả xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ. Đặc biệt trong đó có những mẩu chuyện về tài nghệ dùng chữ nghĩa, mánh khóe thông minh để đã phá thói đời, đã gây nên tiếng cười đầy ý nghĩa giáo dục trong nhân gian. Dưới đây là một số câu chuyện ghi chép về Phan Điện

Phan Điện và quan Tri phủ Đức Thọ

 

Chiều hè, quan Tri phủ Đức Thọ thường ngồi xe kéo gọng đồng, bắt lính lệ kéo đi dạo quanh phủ. Dân gặp quan thì phải cúi chào kính cẩn, còn quan thì ngồi trên kiệu ưỡng bụng, mặt lạnh như tiền, không nhìn xuống. Một hôm, mới ra khỏi cổng, quan gặp một ông già cúi mình lễ phép:

 

-        Bẩm quan lớn ạ!

 

Tất nhiên là quan phớt lờ. Kiệu đi đến chỗ ngoặt, lại thấy ông già xuất hiện, cúi mình lễ phép:

 

-        Kính chào quan lớn ạ!

 

Quan vẫn không nhếch mép. Xe quan đi tiếp đến một ngã ba đông người, ông già ban nãy lại tiếp tục xuất hiện, cúi gập mình dõng dạc chào to:

 

-        Con xin kính chào quan lớn ạ!

 

Quan đã liếc thấy ông già chào mình ban nãy, nhưng vẫn không thay đổi sắc mặt lạnh lùng. Ông già quay lại phân bua với mọi người:

 

-        Thằng đếch mô chớ nỏ phải quan bay ạ! Hèn chi mà tau chào tới ba lần không mở mồm.

 

Dân khúc khích nhìn nhau cưới, quan hỏi lính:

 

-        Lão già kia là ai mà láo vậy?

-        Cái cụ Phan Điện bữa trước chào quan đó ạ!

 

Nghe vậy, quan liền giục:

 

-        Thôi, đi nhanh nhanh lên !

 

Một hôm Tri phủ Đức Thọ đi hành lạc dọc đê La Giang, dân chúng ai cũng sợ sệt cúi rạp chào quan. Riêng Cụ Phan Điện tay chống nạnh, mắt nheo nheo nhìn quan có ý diễu cợt, biết tiếng cụ Điện nên quan những muốn dằn mặt:

 

-        Tên kia ! Sao thấy quan lớn mà không chào lại đứng trơ ra mà nhìn thế?

-        Bẩm! quả là con mắt mũi có kém, sợ không phải quan mà chào lại hóa ra trông gà hóa quốc,mắc phải tội châm chọc quan thì khổ thân con ạ.

-        Cái mặt tao ai chẳng lạ gì, mà mày lại…hả! – quan nổi nóng

-        Dạ khi con đã thấy rõ ặt quan thi chẳng lạ gì cái mặt quan lớn, đàng này…

 

Biết đã mắc lỡm Phan Điện, quan đành ngậm bồ hòn làm ngọt, dịu giọng;

 

-        Thôi lần nay ta tha cho, lần sau gặp quan nhớ phải chào cho lễ phép nghe chưa.

Dạ con nhớ ạ!

 

Vài hôm sau, đám rước quan tri phủ lại đi trên đê. Bỗng nhiên một cụ già chạy vội chạy vàng từ dưới sông lên, râu tóc còn rỏ nước ròng ròng, lom khom kính cẩn:

 

-        Dạ bẩm quan lớn ạ!

 

Quan thấy cụ Điện trần truồng, điên tiết quát lớn:

 

-        Thằng kia! Sao mày vô lễ thế?

-        Thưa…bẩm…

-        Thưa với bẩm cái gì, có mặc quần áo vào không!

-        Bẩm, con đang tắm dưới sông, bỗng thấy quan lớn đi qua, nhớ lời quan dặn hôm trước, con sợ chậm nên thành ra phải chạy vội…

 

Quan biết mình lại bị mắc lỡm Phan Điện, nên thúc lính đi vội.

 

Còn nữa…

Ý kiến bạn đọc:
Trần Lệ Thủy

Thầy dậy học tôi ở Bộ Môn Tai Mũi Họng trường Đại Học Y Hà Nội là ông Bùi Nghĩa con trai của Cụ BÙI BẰNG ĐOÀN kể cho tôi câu chuyện sau: Nhà cụ BÙI BẰNG ĐOÀN, ở Làng Bật, Hà Đông, rất sạch nên khách đến thường bỏ dép phía ngoài cửa; khi đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm nhà Cụ Bùi Bằng Đoàn trải thảm đỏ ra tận cửa. Cụ Phan Điện rất yêu quí cụ Bùi Bằng Đoàn nhưng lại muốn diễu cợt cái "nghi thức bỏ dép" khi bước vào nhà Cụ Đoàn. Một lần Cụ Phan Điện hẹn đến nhà cụ Đoàn để cùng chia sẻ thơ phú. Cụ Phan Điện bỏ dép từ đầu làng, lội bùn vô tư rồi cư thế tiến đến nhà cụ Bùi Bằng Đoàn. (Khi nghe câu chuyện đến đây tôi rất hồi hộp). Cụ Đoàn đã lập tức cho gia nhân trải ngay thảm đó quí ra đến cửa. Cụ Phan Điện ngoan ngoãn đi rửa chân rồi bước vào dinh thự của cụ Bùi Bằng Đoàn. Cụ Tôi già hơn cụ Bùi Bằng Đoàn nhưng họ là bạn trong thi ca và trong tình yêu tổ quốc. Trần lệ Thủy, Chắt ngoại cụ Phan Điện.

Phlanhoa phản hồi

Cám ơn bạn đã cung cấp những câu chuyện hay về cụ Phan Điện. Nếu còn dài thì Phlanhoa đề nghị bạn viết thành bài gửi cho vidamdodua.com để Phlanhoa có thể tổng hợp treo lên thành bài chính, nối tiếp câu chuyện cụ Phan Điện mà Phlanhoa đã thu thập từ các cuốn sách của Văn hoá Hà Tĩnh.

Cám ơn và chúc CN an vui.

 

Nguyễn Hoài Quân

     Tác phẩm thật hay và dí dỏm. Ước gì có nhiều kiệt sỹ như Cụ Phan Điện, Tú Xương, Nguyễn Công Hoan...để con cháu chúng ta được thưởng thức những kiệt tác trào phúng xuất sắc. Xin cảm ơn Cô chắt gái Trần Lệ Thuỷ của Cụ đã chia sẻ!

TRẦN LỆ THỦY

     Mẹ tôi là cháu gái đầu của Cụ Phan Điện, khi còn nhỏ bà đã bị quan đồn Hàng Trống bắt về tội đái bậy tại bờ hồ Hoàn Kiếm. Cụ Phan Điện phải đến nộp tiền phạt cho quan để đón cháu ngoại về. Trước mặt các quan cụ vịnh thơ sau:

Nhà nước hôm nay phạt cái "L..."

Bao nhiêu quan lớn được bữa ngon

Con dại cái mang già xin chịu

Từ rầy dậy cháu đái phải khôn.

     Chắt ngoại cụ Phan Điện Trần Lệ Thủy

Phlanhoa phản hồi:

     Cám ơn Trần Lệ Thuỷ. tư liệu của bạn cung cấp thật là tuyệt!


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Giai thoại Phan Điện (Tiếp theo) (23h: 26-10-2010)