Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Từ điển tiếng Nghệ An - Hà Tĩnh
 Giai thoại Đồ Nghệ
 Kho tàng truyện dân gian Nghệ An - Hà Tĩnh
 Đó đây quê mình Nghệ - Tĩnh
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Giai thoại Phan Điện (Tiếp theo)
 
(23h: 26-10-2010)
Lược trích từ "Kho tàng truyện dân gian Xứ Nghệ"


Moa ba phu

 

Trong chuyến đi Hà nội, một hôm đi ngang qua ấp Thái Hà, thấy toán lính đang tập, Phan điện dừng lại xem, rồi bắt chước làm theo khẩu lệnh viên cai Tây. Đám lính thấy vậy bật cười làm nhốn nháo hàng ngũ. Viên cai bực mình quát mắng và nói với đám lính:

 

-        Xe toong phu (C’est un fou – đó là người điên)!

 

Phan Điện hóm hỉnh cãi lại:

-        Moa ba phu, phu lủy phe Tổng đốc (Moi pas gou, Phu lui fait Tổng đốc – Tôi không phải phu, Phu, ông ta làm tổng đốc kia).

 

Viên cai Tây đang cáu kỉnh bổng ngạc nhiên vì ông già nhà quê biết nói tiếng Tây, lại còn trả lời hóm hỉnh, chữ “fou” trong tiếng Pháp là người điên được Phan Điện giả lả hiểu sang nghĩa tiếng Việt với tên của Tổng đốc tỉnh Hà đông Hoàng  Trọng Phu.

 

Tiểu đại do chi

Dinh Hoàng Cao Khải ở ấp thái Hà có nhiều nhà cao cửa rộng. Trước cửa dinh, sát mép đường từ Hà Nội đi Hà Đông, hoàng Cao Khải cho xây một cổng lầu lớn, trên cổng khắc bốn chữ to: “Tiểu đại do chi”, ý nói quan lớn, quan nhỏ đều do cửa này mà ra. Một hôm Phan Điện đi qua, đọc mấy chữ trên xong cụ vén quần tiểu tiện ở cột bên này, lại giả quay sang cột bên kia ngồi đại tiện. Thấy thế, tên lính gác không những quát mắng đuổi đi mà còn đòi đập. Phan Điện mắng lại:

 

-        Anh ngu, không biết gì cả, xem bốn chữ trên kia kìa!

-        Bốn chữ làm sao?

-        “Tiểu đại do chi” chẳng phải là ai muốn đi tiểu tiện và đại tiện thì lại đây sao? Cụ Quận bảo thế mà anh dám chống à?

 

Tên lính đớ mặt ra, còn Phan Điện phủi quần đi thẳng.

 

 

Sĩ kiêm bách nghệ

 

Tại khoa thi năm ngọ (1918), Phan Điện cũng lều chõng đến trường thi. Đề bài văn sách ra như sau: “sĩ kiêm bách nghệ, nhất nghệ bất tri, nho giả sở sỉ” nghĩa là : Người học trò phải biết và làm được trăm nghề. Một nghề không biết là nhà nho lấy làm xấu hổ. Phan Điện không làm đúng theo đề thi, mà ngồi tạc ra một câu chuyện như sau:

 

“một hôm có một bà đầm Tây gặp một ông lớn An Nam. Bà ta hỏi ông quan lớn về cách chế tạo xe lửa, các làm đường xe lửa, cầu cống…quan lớn trả lời;

 

-        Không biết!

 

Bà ta lại hỏi cách chế tạo tàu thủy, tàu lặn, quan cũng trả lới:

 

-        Không biết!

 

Bà đàm lại hỏi ở nước An Nam có núi nào cao nhất, sông nào dài rộng nhất, đất đai ra sao…quan vẫn nói:

 

-        Không biết.

 

Bà đầm tức quá, xuỵt xuỵt mấy tiếng rồi ôm váy bỏ đi”

 

Tất nhiên là bài của Phan Điện không được chấm. Không những thế Ông còn bị phạt ba quan tiền vì tội “phỉ báng quan trường”. Sau này có người hỏi ông tại sao lại làm bài như vậy, ông trả lời:

 

-        Thi cử làm gì nữa, văn chương đâu có đánh được thằng Tây?


Để gửi ý kiến nhấp vào đây