Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Từ điển tiếng Nghệ An - Hà Tĩnh
 Giai thoại Đồ Nghệ
 Kho tàng truyện dân gian Nghệ An - Hà Tĩnh
 Đó đây quê mình Nghệ - Tĩnh
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Học tiếng Nghệ Tĩnh bằng thơ lục bát - Phlanhoa
 
(17h: 27-10-2010)
Học tiếng Nghệ Tĩnh bằng thơ lục bát - Phlanhoa
Miền Trung Xứ Nghệ nắng mưa
Ai thương thương cả tiếng quê mặn mà



Con trâu quê gọi con tru

Bồ câu thì gọi bồ cu bạn à.

Bằng mà nghe gọi trâu nha

Bạn thời phải hiểu đấy là con sâu.

Cá quả gọi là cá tràu.

 Đài địu, dễ ợt là gàu cao su.

Muốn ăn trầu thì hỏi trù.

Con dâu tiếng Nghệ  gọi du ấy mà.

Con gà thì gọi con ga.

Con giun thì lại gọi ra con trùn.

Chủi - chổi, đọi - bát, mươn – bàn,

Nhởi - chơi, lười - nhác, mần – làm, cơn – cây,

Đàng – đường, nác – nước,  sân – cươi,

Ngài – người, rú - núi, ròi – ruồi, me – bê

Troi – giòi, khái – cọp, vừa – vưa,

Mọi là con muỗi nhớ chưa bạn mình?

Tráo là chim sáo bé xinh,

Bổ cấy đệt – là ngã đánh uỳnh đó nhe.

Khuỷu chân gọi cái lặc lè.

Bắp đùi gọi trắp vả nghe đừng cười.

Ót là gáy đấy bạn ơi.

Trục cúi – đầu gối, ngận – thời chồn hương.

Cõng nhau là cọng chắc nghe thường

Niêu tréch – nồi đất, cưởi là sương lạnh lùng.

Rào là tên gọi nhánh sông.

Nhông là từ gọi người chồng dấu yêu.

O – cô,  mệ -  mẹ, enh – anh,

Cậu - cụ, cụ - cố, chị mình là ả nha.

Chúng tôi thì gọi nhà choa.

Bọn bay nên hiểu nghĩa ra chúng mày.

Tra – già, lạo – lão, nây- nai,

Cấy nớ - cái đó nghe hoài sẽ quen.

Mô – đâu, rứa – vậy, mong – trôông,

Ngong – nhìn, trộôc – dốc, đèo – truông, ri – rừng,

Chộ là thấy, nỏ là không,

Bénh là bánh, nia là nong, mũ – miều.

Từ điển tiếng Nghệ còn nhiều

Năm dài tháng rộng ta theo dần dần

Trước thời phải học thuộc lòng

Sau thời âm ngữ điệu vần luyện thêm

Bựa ni họoc từng nớ đạ bạn nhen…

 

 

 

 


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Học tiếng Nghệ - Tĩnh bằng thơ lục bát (bài 3) - Phlanhoa (09h: 28-11-2010)
 Tiếng Nghệ An - Hà Tĩnh trong ca dao tục ngữ (21h: 07-11-2010)
 Giải mã bài thơ “Nghệ ngữ” (10h: 29-04-2011)
 Ca dao - Thành ngữ - Tục ngữ Nghệ An - Hà Tịnh (11h: 26-12-2010)
 Học tiếng Nghệ Tĩnh bằng thơ lục bát - Phlanhoa (23h: 23-11-2010)