Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Hôm nay có một người rũ áo quan trường…
 
(21h: 06-11-2010)
Hôm nay có một người rũ áo quan trường…Bài viết của Phlanhoa


Lúc đọc cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về Đại thi hào Nguyễn Du, tôi đã rất cảm phục đức độ của người đáng để gọi là “Đại thi hào” như người đời tôn vinh. Song rồi lại nghe trong lòng có chút ưu tư muộn phiền, khi đọc đến đoạn gần cuối. Tác giả có kể về một sự việc kỳ lạ, chưa từng có trong lịch sử loài người. Đó là chuyện trên đường đi sứ sang Trung Quốc, Nguyễn Du đã tận mắt nhìn thấy cảnh cùng cực thống khổ của nhân dân không chỉ nước Việt mới có, mà cả đất nước Trung Hoa rộng lớn cũng không khác gì; đó là cảnh quan bóc lột vơ vét của dân để ăn chơi xa hoa đàng điếm. Cần chánh học sĩ Nguyễn Du với trái tim nhân văn đầy đa cảm, đã âm thầm nảy sinh một ý nguyện kỳ khôi. Để dòng họ Nguyễn Tiên Điền, đời sau không vương tội quan tham, Nguyễn đã cùng với em trai và cháu ruột bí mật bàn nhau khai thông long mạch làng Tiên Điền, cho chảy xuống sông Lam, để mà từ đó về sau, cả một họ tộc không còn vượng được về đường quan trường nữa…

Câu chuyện tuy có chút hoang đường. Nhưng mong ước duy trì đạo đức mãi mãi cho đời sau của một vị quan thanh liêm là có thực. Ai đó từng than thở rằng tại sao nấm mồ Nguyễn Du lại chỉ “ Sè sè nấm đất  bên đàng”  như thơ của Ông, thì là chưa hiểu Ông rồi, chính Nguyễn Du muốn vậy đấy chứ!

 

Nhưng…

 

Nếu tôi cũng biết cách cầu hồn người đã khuất, như Nguyễn Du từng cầu hồn Khuất Nguyên lên để nói chuyện bên bờ sông Tương, tôi cũng sẽ làm lễ cầu hồn Nguyễn Du để được xin thưa phải trái đôi lời…

 

Đạo Khổng Tử có nói, khi đã tu thân đến đạt đạo Tam cương – Ngũ thường thì người nho sĩ phải làm quân tử, nghĩa là phải làm vua, làm tướng để “bình thiên hạ”. Nay ông đạt đạo rồi, lại những muốn dũ bỏ khăn áo để “thong dong tự tại” ?

 

Làm như vậy Ông không sợ người đời phê phán ư ?

 

Bởi vì, trước sân rồng luôn luôn cần có đủ người để bàn nghị sự, nếu vắng đi người có đủ tài đức, sẽ là cơ hội để kẻ có tài nhưng thất đức chễm chệ ngồi vào; Nếu ai mà cũng duy trì đạo đức theo kiểu rời xa chốn quan trường thì tất yếu một ngày, thiên hạ đại loạn bởi chốn ”cửa Khổng sân trình” cai trị dân không cần đạo lý. Biết làm sao đây cho tránh khỏi cảnh thiên hạ bất bình?

 

Tất bất hơn thua rồi cũng khổ

Thong dong tự tại rứa mà vui

 

Vẫn biết là thế, giới văn nghệ sĩ thường lấy câu này làm chân lý để ẩn dật với trà rượu nơi thanh vắng. Nhưng tôi cho đó chỉ đúng với kẻ sĩ, văn nhân đơn thuần, mà không đúng với người đã từng đạt đạo Khổng Tử; và tôi cũng cho rằng người đã đạt đạo Khổng Tử không có nghĩa là đã  hoàn tất việc tu thân, mà luôn luôn còn cần phải tiếp tục duy trì. Bây giờ ông là người đã đạt đạo, lại những muốn dũ bỏ áo mũ thì chữ “nghĩa” trong “ngũ thường” ông trả cho dân thế nào đây?

 

Xét cho cùng, khi truyện Kiều bị kẻ thất đức phanh phui để tâng công, nếu không bởi vua Gia Long phục tài văn chương và có niềm tin tưởng vào đức độ của ông, thì cái chết oan uổng đã đến với ông rồi. Tôi cho rằng vị vua này đã hành xử hết sức đúng đắn khi không những không nghe theo nịnh thần chặt đầu ông, mà lại lấy đó làm cớ thăng chức cho ông làm quan to hơn, dù biết tỏng trong tư tưởng ông đang muốn dũ bỏ áo quan, đó là Gia Long muốn nhấn mạnh với ông về nghĩa vụ của người đã đạt đạo Khổng Tử trước bàn dân thiên hạ (1).

 

Khuất Nguyên cũng từng thừa nhận với ông “ - Ta nhảy xuống sông là một sai lầm!”. Dù ông ta biết, hành động của ông ta được thiên hạ ca ngợi. Khuất Nguyên thấy sai lầm vì nhận ra hành động quyên sinh của mình không làm cho vua minh hơn mà nước vẫn mất. Lời khuyên của Khuất Nguyên trong cuộc nói chuyện đó không lay động đến tâm tư của ông ư? Bây giờ nơi chín suối ông có cảm thấy mình cũng sai lầm như bậc tiền bối Khuất Nguyên? (2)

 

Long mạch làng Tiên Điền hòa vào sông Lam rồi tan ra biển cả. Dòng họ Nguyễn Tiên Điền thôi vượng về đường công danh, thì chỉ làm giảm bớt đi minh quan của triều đình nước Việt mà thôi. Bây giờ hậu bối biết tìm đâu một Đại thi hào giữa đại dương bao la để làm kế nghiệp?

 

Hôm nay, có một người rũ áo từ quan, ông có muốn nói điều gì với hậu bối về sai lầm của mình không …

 

 

====== 

(1)     Đúp vào link dưới đây để xem bài Vua Gia Long xử tội Nguyễn Du “Phạm thượng” trong khi viết Truyện Kiều:

  http://vidamdodua.com/index.php?Module=Content&Action=view&id=712&Itemid=669

(2)     Đúp vào link dưới đây để xem bài Nguyễn Du cầu hồn Khuất Nguyên bên bến sông Tương:

  http://vidamdodua.com/index.php?Module=Content&Action=view&id=704&Itemid=669


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Tản mạn về cái bếp (23h: 01-11-2010)
 “Một trà, một rượu, một đàn bà…” (00h: 22-10-2010)
 Bức thư tháng mười - Phlanhoa (18h: 15-10-2010)
 Hội nghị các hộ tầng trệt - Phlanhoa (23h: 25-09-2010)
 Lời bình cho một bức tranh – Phlanhoa (20h: 11-09-2010)
 LÁ TRẦU VÀNG - Phlanhoa (22h: 17-08-2010)
 Nỗi nhớ khoai chạc - Phlanhoa (16h: 30-07-2010)
 Giặc bên ngô... (11h: 03-07-2010)