Tìm kiếm
Trang chủ
Diễn đàn
An Tĩnh cổ lục
* Dấu tích Việt Thường Thị và vai trò Nghệ An trong dòng lịch sử Việt Nam
* Những điều kỳ lạ Phlanhoa đọc được trong trời đất Việt Thường
* Việt Thường phong tục
Ẩm thực Nghệ An - Hà Tĩnh
* Văn hóa ẩm thực Việt Nam
* Dưỡng sinh
* Phật giáo có nguồn gốc ở Việt Nam
Khảo cổ Nghệ Tĩnh
Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Bản sắc văn hóa Xứ Nghệ
 Từ điển tiếng Nghệ An - Hà Tĩnh
 Giai thoại Đồ Nghệ
 Kho tàng truyện dân gian Nghệ An - Hà Tĩnh
 Đó đây quê mình Nghệ - Tĩnh
Ví dặm
Góc nhìn Phlanhoa
Phòng văn chương
* Bình luận
* Phản biện các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Phlanhoa viết
Phòng thơ
* Lý thuyết học làm thơ
* Thơ về Nghệ An - Hà Tĩnh
* Thơ Phlanhoa
* Thất ngôn bát cú
Du lịch đó đây
* Khoảnh khắc cuộc sống
Ngôn ngữ không lời
Trang thông tin xã Đức La
* Phlanhoa hát
Liên hệ - Góp ý
Liên kết website
Chuyện kể về cố Bờ Ao
 
(12h: 15-12-2010)
Kho tàng truyện dân gian Hà Tĩnh


Vũ Đức Huyền quê ở làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân (thế kỷ nào chưa rõ), cha mẹ làm nghề chống đò ngang trên sông Lách. Lúc niên thiếu, ông có được cha mẹ cho đi học. Một hôm, con một chúa tàu chẳng may rơi xuống sông và được Vũ Đức Huyền cứu sống. Chúa Tàu đưa vàng bạc, lụa là đến tạ ơn, nhưng Vũ Đức Huyền không nhận, chúa Tàu phải nài nỉ mãi ông mới chịu nhận tấm lụa.

Ba tháng sau, vị chúa Tàu trở lại và mang theo một ông thấy tướng. Sau khi xem qua tướng mạo, ông thầy tướng này thấy Vũ Đức Huyền có cắp mắt rất quý, nên cho rằng sau này sẽ thành tài nhờ về nhãn lực. Chúa Tàu bèn xin với bố mẹ Huyền đưa ông về Trung Quốc để nuôi dạy, và nghề của Huyền được học là nghề thầy địa lý phong thủy.

 

Sau bảy năm học nghề, một hôm thầy lấy gạo đắp thành 100 cái huyệt, dưới mỗi huyệt có dấu một đồng tiền. Thầy giao cho Huyền 100 cái kim bảo có bao nhiêu huyệt ở đó thì tìm cắm cho kỳ hết. Ông cắm 99 cái vào đúng 99 lỗ đồng tiền, rồi nói :

 

-   Còn một huyệt nữa con xin nhường thầy!

 

Thầy của Huyền nhận định:

 

-   Như thế là nghề của ta đã được truyền sang Nam rồi đấy!

 

Và Thầy cho phép Vũ Đức Huyền trở về nước hành nghề. Trước khi về thầy dặn Huyền:

 

-   Lúc qua hồ Động Đình thì con phải nhắm con mắt lại chớ nhìn về phía Tây vì ở đó có ngọn Ế Vân Phong, hễ ai nhìn vào thì sẽ bị mù.

 

Nhưng khi thuyền vượt hồ, tò mò bụng bảo dạ: “có gì ghê gớm mà thầy phải dặn ta kỹ càng thế? hé một mắt nhìn thử coi một chút cho thỏa, nếu có mù cũng chỉ mù một bên là cùng…”. Rồi Huyền hé một mắt nhìn vào ngọn Ế Vân Phong, thì ngạc nhiên nhận ra đó là một thế đất “cửu long tranh châu” cực kỳ qúy giá, có thề phát đế vương không mấy chốc. Ông chớt hiểu ra thâm ý của thầy, bèn nghiên cứu rất cẩn thận, rồi về nhà đem mộ tổ tiên mình đến chôn ở đây.

 

Sau đó chẳng bao lâu, người Tàu xem thiên văn thấy các ngôi sao đều chầu về phía nước Nam, bèn tâu vua. Vua Tàu phát hoảng xuống chiếu cho các nhà phong thủy phải tìm cho ra nguyên nhân để phá. Người thầy của Vũ Đức Huyền chợt nhận ra mọi chuyện, chỉ có học trò của mình chứ không ai khác có thể làm được việc đảo lộn thế phong thủy này. Bèn cho con trai sang dò xét. Huyền không nghi ngờ gì hết đem kể thật sự tình mọi chuyện, người con trai của vị thầy Tàu này đã bí mật đào trộm mồ tổ của Huyền, không những thế còn bắt trộm luôn đứa con trai duy nhất của Huyền đem về Tàu mất tích.

 

Bình sinh, Vũ Đức Huyền đặt nhà, đặt huyệt cho bao người, bao nhà, nhưng lại không chuẩn bị sẵn huyệt cho bản thân. Mãi tới khí biết mình gần đất xa trời, ông mới bảo con cháu gánh mình đi tìm thế đất “nhất khuyển trục quần dương” để chôn. Đó là thế đất một con chó đuổi đàn dê, mà ông cho rằng nếu chôn ông ở đó, con cháu ông đời sau sẽ có một chức quan nho nhỏ nào đó đủ sống với đời. Nhưng giữa đường đi, ông biết không kịp nữa rồi, nên ông bảo con cháu dừng võng bên một bờ ao, ông chỉ vào một cái gò cạnh đó và nói “đó là gò huyệt thực, chôn ông vào đấy cũng được” nói xong thì ông mất, con cháu y lời chôn ông ở đó. “Huyệt thực” là thế đất có ý nghĩa được người đời cúng tế bằng trâu bò gà lợn vv…Nhân dân trong vùng quen gọi Vũ Đức Huyền là”cố Bờ Ao” từ đó.

 

Những câu chuyện ly kỳ về cố Bờ Ao…

 

Bán đất kiếm ăn

 

Làng Cổ Đạm cách làng Tả Ao không xa. Một lần đi qua làng này, cố Bờ Ao phát hiện ra một huyệt đất tốt, ông định bụng xem trong làng có nhà ai hiền lành phúc hậu sẽ dành cho huyệt đất đó . Nhưng khi vào làng gặp phải người châm chọc  ác miệng rằng:

 

-   Cái ông này cả một đời chuyên nghề bán đất kiếm ăn!

 

Cố Bờ Ao nghe trong bụng không thấy vui, ông lẩm bẩm:

 

-   Được, ông bán đất một đời, thì chúng mày cũng cả làng bán đất truyền đời cho mà xem.

 

Sau đó, khi làng này nhờ ông coi để đặt hướng đình, ông đã để cho làng này trở thành một làng hết đời này qua đời khác chuyên vắt  ấm đất, nồi đất để bán, tức là bán đất truyền đời.

 

 

Muốn được làm to làm nậy

 

Một làng nọ đã tổ chức đón rước cố Bờ Ao rất long trọng, song ông lại không cảm nhận được thành tâm của họ, bèn ướm hỏi họ muốn gì ở ông, dân làng thổ lộ ý đồ rằng:

 

-   Chúng tôi muốn ông tìm cho huyệt đất quý để đặt hướng đình, sao cho làng phát vượng, có người được làm to làm nậy, đè đầu vít cổ được thiên hạ.

 

Ông chợt hiểu và đáp lời đầy ẩn ý:

 

-   Chuyện đó không có gì khó cả

 

Nói rồi ông xoay hướng đình sao đó mà đến khi cả làng này chuyên nghề cắt tóc, lấy dáy tai, tức cũng là chuyên đè đầu vít cổ thiên hạ.

 

------

 

Còn nữa…


Để gửi ý kiến nhấp vào đây

Các tin khác:
 Văn chương thủ khoa (00h: 25-09-2010)
 Mô có phải ngoại ngữ? (10h: 13-08-2010)
 Truyện dân gian Nghệ An - Hà Tĩnh (10h: 06-07-2010)